Đại gia Hà Thành chơi trội, bao trọn vườn bưởi cổ 2.000 quả ăn Tết
Là một trong những giống bưởi cổ, thơm ngon có tiếng, bưởi đường Quế Dương ở Hoài Đức (Hà Nội) luôn được giới nhà giàu săn tìm. Có đại gia sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng bao trọn vườn bưởi cổ thụ 30-60 năm để ăn Tết.
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, các nhà vườn đã rục rịch xuất bán bưởi để kịp phục vụ thị trường cuối năm. Bên cạnh giống bưởi lai, bưởi nhập khẩu, thì giống bưởi đường ta từ thời ông bà xưa luôn được giới sành ăn săn lùng để thưởng thức và mang đi biếu.
Chẳng thế mà, cứ vào độ tháng 8 âm lịch hàng năm, chị Hà Thị Thu Hằng ở Bà Triệu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại vội tìm về những vườn bưởi cổ lâu năm ở Hoài Đức để chọn mua, đánh dấu những cây bưởi ngon nhất để ăn Tết và làm quà biếu người thân, bạn bè phương xa.
Bưởi đường Quế Dương là một giống bưởi cổ, quý hiếm, cây lâu năm lên đến 30-60 năm
Chị Hằng chia sẻ, bưởi có nhiều loại, bán ngoài chợ không thiếu nhưng để tìm được cây bưởi ngon lâu năm không phải dễ. Bưởi bây giờ lai tạo, chiết ghép, trà trộn nhiều, trồng không đúng chất đất ăn khác vị ngay. Vì thế, đích thân chị phải tìm mua tận vườn Hoài Đức mới chọn được giống bưởi đường ưng ý.
Cách đây 2 năm, trong chuyến công tác, chị được một đồng nghiệp chiêu đãi đặc sản quê hương, chị Hằng mới biết đến giống bưởi quý nức tiếng ở Hoài Đức (Hà Nội). Từ đó, chị lân la hỏi han và tìm đến một nhà vườn cổ còn giữ những cây bưởi lên đến cả nửa thế kỷ, cho chất lượng ngọt thơm không ở đâu bằng, nên chị quyết định bao trọn cả vườn.
“Vườn này toàn những cây bưởi cổ 20-50 năm, mỗi cây cho 200-300 quả/vụ nên năm nào tôi cũng mua hết cả 10 cây, khoảng 2.000 quả ăn và biếu Tết bạn bè, người thân. Giống bưởi đường Quế Dương này ngọt lịm, tan tôm, mọng nước nên ai cũng tấm tắc khen ngon, mang biếu Tết cũng ấm lòng”, chị Hằng nói.
Cũng theo chị Hằng, giá bưởi đường lên xuống tùy từng năm, tùy từng kích cỡ quả to hay nhỏ và phụ thuộc vào từng cây, dao động từ 30.000-50.000 đồng/quả nên năm nào chị cũng chi vài chục triệu để mua cả vườn.
Bưởi đường Quế Dương thu hoạch từ rằm tháng 8 âm lịch, giá dao động 30.000-50.000 đồng/quả
Tuy vậy, giống bưởi đường thường cho thu hoạch sớm, khoảng Rằm tháng 9 âm lịch. Sang tháng 10 âm quả chỉ còn lác đác ở một vài cây, vì vậy chị phải về vườn thu mua sớm. Đặc biệt, bưởi để càng lâu xuống nước ăn càng ngon nên có thể để dành ăn trong và sau Tết.
Tương tự, anh Phùng Hữu Tuệ ở Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cũng chia sẻ, nghe tiếng lành đồn xa về những cây bưởi đường cổ thơm ngon hàng chục năm ở Hoài Đức (Hà Nội), năm nào anh cũng đặt mua trước Tết 4 tháng vài cây để ăn dần, không mối buôn tranh nhau hết.
Bưởi dưới 20 năm tuổi thì nhiều, nhưng tìm được cây 30-50 năm vô cùng hiếm nên 3-4 năm nay, gia đình anh phải chi cả chục triệu đồng bao tiêu cả vườn bưởi 1.000-2.000 quả mới được ăn thỏa thích giống bưởi ngọt lịm đặc sản này.
“Tôi phải chuyển khoản đặt cọc tiền trước Tết 4-5 tháng, đến khi thu hoạch họ gọi về tận vườn cắt. Bưởi đường ở đây quả to, nặng từ 1,2-1,5kg/quả. Dù có năm bưởi đắt lên đến 50.000 đồng/quả tôi vẫn mua hết vì nhà mình ăn quen, đi biếu cũng yên tâm, thật sự đáng đồng tiền bát gạo”, anh Tuệ nói.
Video đang HOT
Giống bưởi cho quả to, thơm ngon, mọng nước
Là một trong những hộ trồng bưởi đường lâu năm ở xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội), từ hồi về làm dâu, bà Trần Thị Thu đã được thưởng thức vị ngọt đậm đà của giống bưởi đường nơi đây. Đến nay, cây lâu năm nhất là 40-60 năm tuôi, cho quả ngọt, đều nước, càng để lâu càng ngon, tuy vậy số lượng cũng không nhiều. Bà giữ cho mỗi người được thưởng thức một ít, chứ không rao bán rộng rãi.
Hiếm có là vậy nên năm nào khách VIP Hà Nội cũng đặt mua bưởi đường cổ từ đầu vụ, dù giá có cao đi chăng nữa. Mỗi cây cho 200-300 quả khách đều đến tận vườn mua chỉ mấy tuần đầu là hết.
Cũng chỉ giữ lại được vài cây bưởi đường Quế Dương cổ, ông Nguyễn Hải Bằng – hộ chuyên trồng bưởi ở Hoài Đức, thừa nhận, hiện giống bưởi đường cổ xưa không còn nhiều, cây từ 25-50 năm ngày càng hiếm. Khách muốn ăn phải về tận vườn đặt trước may ra mới có.
Năm nay, vườn nhà ông Bằng cho thu khoàng 1.000 quả bưởi đường trên 20 năm. Khách sành ăn đã bao mua hết, giờ ông chỉ còn bưởi Diễn chuẩn bị cho dịp Tết.
Theo việt nam net
Đại gia Hà thành chi chục triệu thuê ô tô riêng chở một củ sâm quý
Dành ra hơn 10 năm tìm kiếm, lặn lội vào Nam ra Bắc, anh Đào Văn Quang (Tây Hồ, Hà Nội) đã có bộ sưu tập sâm ngọc linh "khủng", trị giá hàng chục tỷ đồng.
Bắt nguồn từ quan tâm đến sức khỏe, anh Đào Văn Quang (Tây Hồ, Hà Nội) đã mua sâm ngọc linh về dùng.
Anh mua nhiều hơn để chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Lâu dần, những củ sâm ngọc linh anh mua về giữ lại dùng dần trở thành một bộ sưu tập "khủng".
Theo anh Quang, củ sâm đầu tiên anh mua được ở vùng Kon Tum, có giá hơn 10 triệu đồng. Tại thời điểm đó, củ sâm ngọc linh này thuộc loại đắt.
Sau hơn 10 năm tìm mua, hiện anh có bộ sưu tập sâm ngọc linh "khủng", số lượng sâm ngọc linh trong nhà không đếm được.
Anh cho biết khó khăn nhất trong quá trình sưu tầm chính là tài chính. Vì thời điểm đó, sâm ngọc linh giá chỉ khoảng 4 triệu đồng/kg nhưng so với thời điểm đó là cao.
Vì thế, vài năm đầu anh chỉ mua được ít, sau này khi có điều kiện, anh mới đủ tài chính để mua nhiều hơn.
Đây là củ sâm đắt nhất trong bộ sưu tập của anh. Củ sâm này anh đã mua khá lâu, tại thời điểm đó không ai dám bỏ tiền ra mua vì nó có giá vài tỷ đồng. Không ít đại gia biết đến và trả giá rất cao nhưng anh vẫn chưa bán.
Củ sâm ngọc linh này có trọng lượng 2,7kg, dài khoảng 1,3m. Với kinh nghiệm và hiểu biết về sâm, anh dự đoán củ sâm này có tuổi đời khoảng 130 năm.
Nói về sâm ngọc linh, anh cho biết giá trị của một củ sâm phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trước đây, giá trị của sâm ngọc linh chỉ phụ thuộc vào số cân nặng. Người dân Kon Tum bán theo kg và tính tiền.
Hiện nay, củ sâm ngọc linh giá trị cao lại nhờ vào hình dáng, màu sắc, độ tuổi... Những củ sâm dài, thẳng lúc nào cũng có giá cao hơn nhiều.
Đặc biệt, những củ sâm ngọc linh có lá còn tươi giá cũng được bán ra cao hơn. Những củ sâm lá héo cũng bị mất giá trị.
Lý giải về điều này, anh cho biết trước đây nhiều người bán sâm ngọc linh giả. Tức là, họ thường lấy củ tam thất, cắt hết lá đi để làm giả sâm ngọc linh, bán với giá cao. Vì theo đó, những củ sâm dài, thẳng khi ngâm vào bình sẽ khoe được hết vẻ đẹp của nó.
Cũng vì thẩm mỹ, những người chơi sâm ngọc linh đã ngâm cả cây và lá vào vừa để đẹp vừa phong thủy.
Hiện, anh có những củ sâm nặng 1-2kg trong bộ sưu tập, những củ sâm kích thước lớn như vậy rất ít xuất hiện trên thị trường.
Theo anh, giá sâm ngọc linh năm nay bị đẩy lên cao rất nhiều. Anh là người rất bạo mua sâm cũng không dám mua.
Anh Quang cũng chia sẻ hiện trong bộ sưu tập của anh nhiều củ sâm có giá hàng tỷ đồng. Không ít củ có giá trị cao, anh phải thuê một xe riêng đi vào tận Kon Tum để vận chuyển ra Hà Nội.
Vì chỉ cần héo lá hay gãy củ cũng khiến anh tốn hàng chục triệu đồng. Vì vậy, anh phải đích thân vào xem xét và mua, sau đó vận chuyển về nhà bằng những kinh nghiệm của bản thân. Mỗi lần thuê xe, tài xế, chi phí ăn uống, đi lại... như vậy anh tốn cả chục triệu đồng.
Theo dân việt
Sự thật về loại nấm được ví như kim cương, 1,4 tỷ đồng 2 kg đại gia vẫn khen rẻ Nấm truffle nổi tiếng hiếm hoi và đắt đỏ nhất thế giới. Một nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp ưu ái gọi nó là viên kim cương của nền ẩm thực. Cách đây vài năm, trong một phiên hội chợ tại New York (Mỹ), một cây nấm truffle nặng khoảng 2kg được đưa ra đấu giá. Thương gia Đài Loan đã mua...