Đại dịch Covid-19 làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Đẩy mạnh chiến lược thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam thập kỷ 2020 – 2030″ do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức ngày 5/11 ở Hà Nội.
Diễn đàn có sự tham gia của gần 300 đại biểu đại diện cho các cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Các đại biểu cùng thảo luận những chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường mở, đặc biệt là sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh Covid-19.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, trong những năm tới đây nền kinh tế của Việt Nam và thế giới sẽ phải chịu tác động bởi các xu thế chính trị, già hoá dân số; cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như hình thành và gia tăng tính kết nối khu vực hay chuyển dịch dữ liệu xuyên biên giới. Trong khi đó, sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân.
Đặc biệt, kể từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động nặng nề lên nền kinh tế – xã hội của toàn thế giới; trong đó có Việt Nam và làm đứt gãy một số chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ đầu ra sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này có tác động không nhỏ đến thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Mua sắm trực tuyến lên ngôi
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), khẳng định: Việt Nam rất có tiềm năng phát triển kinh tế số. Quy mô nền kinh tế số Việt Nam đứng hàng đầu Đông Nam Á và chỉ đứng sau Indonesia. Thương mại điện tử đang là cấu phần quan trọng của kinh tế số. Tốc độ tăng trưởng trên 25%, tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới.
Du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe trực tuyến… đang là xu hướng tiêu dùng công nghệ. Đây là cơ hội cho phát triển kinh tế số, là hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh Covid-19.
Diễn đàn “Đẩy mạnh chiến lược thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam thập kỷ 2020 – 2030″ ngày 5/11/ tại Hà Nội
Đánh giá tổng quan về thị trường hiện nay, bà Nguyễn Thị Bích Chung, đại diện Công ty nghiên cứu thị trường Kantar cho biết, chiến lược xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp đang có sự dịch chuyển, trong đó có sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng sau dịch Covid-19. Theo đó, người tiêu dùng đã quan tâm và sẵn sàng bỏ tiền để có những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Video đang HOT
Đồng quan điểm này, đại diện công ty Tiki miền Bắc, ông Hoàng Quốc Quyền chia sẻ thêm: Dịch Covid-19 kéo dài đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng từ truyền thống sang mua sắm online. Cùng với đó giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác cũng chủ yếu qua phương thức trực tuyến.
Cơ hội cho thương hiệu Việt
Dù thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, tuy nhiên, đến thời điểm này, thương mại điện tử vẫn chỉ khai thác chủ yếu ở thị trường thành thị. Thị trường nông thôn vẫn là mảnh đất màu mỡ với 80% dân số chưa tiếp cận với thương mại điện tử và chủ yếu vẫn sử dụng hàng giá rẻ, trôi nổi không nhãn mác, thương hiệu uy tín.
Ông Hoàng Quốc Quyền cho rằng, tới đây doanh nghiệp nên chú trọng khai thác thị trường tiềm năng này, mang đến cơ hội cho những sản phẩm thương hiệu Việt chất lượng tiếp cận được với thị trường trong nước và đây cũng là cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Cơ hội cho thương hiệu Việt tiếp cận với thị trường trong nước.
Ông Vũ Xuân Trường, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng nhấn mạnh: Việc thay đổi đầu tiên của các doanh nghiệp là tư duy thương hiệu. Hãy coi thương hiệu là vũ khí để cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy thị trường, tư duy quản trị và tư duy lãnh đạo. Mỗi cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp đều là điểm tiếp xúc thương hiệu. Tư duy tầm nhìn mới, chiến lược thương hiệu kết hợp truyền thông – hiện đại, phát huy tinh thần thương hiệu Việt.
Việc đổi mới này cũng cần phải kết hợp cùng với những kế hoạch bài bản, bước đi cụ thể, vững chắc và truyền thông hiệu quả để phát huy giá trị của thương hiệu Việt.
Giá lợn hơi lên lên xuống xuống, thịt ngoài chợ ế ẩm, tiểu thương kêu trời
Người tiêu dùng chưa kịp mừng khi vào thời điểm giữa tháng 10, giá lợn hơi đồng loạt giảm, áp sát mức 60.000 đồng/kg thì mấy ngày nay lại trên đà tăng chạm mốc 70.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi tăng lên mức đỉnh điểm khoảng 100.000 đồng/kg vào hồi tháng 5, giá lợn hơi có xu hướng giảm dần về mức 60-73.000 đồng/kg. Vào ngày 20/10, tại chợ đầu mối gia súc gia cầm Hà Nam, giá lợn hơi đẹp nhất đổ về chợ cũng chỉ 66-67.000 đồng/kg, còn lại ở mốc 57-60.000 đồng/kg, là giá thấp nhất trong vòng 1 năm qua.
Chưa kịp mừng vì giá giảm sâu từ 25-40.000 đồng/kg so với thời điểm giá lên cao nhất vào tháng 5 thì đầu tháng 11, giá lợn hơi lại tăng hơn 10 giá, lên 70-73.000 đồng/kg. Đơn cử như giá lợn hơi tại Thái Bình là 68.000 đồng/kg; tại Quảng Trị và Bình Thuận là 73.000 đồng/kg; tại Ninh Thuận, Lâm Đồng, Quảng Nam ghi nhận ở mức 74.000 đồng/kg; các tỉnh miền Nam giao dịch quanh ngưỡng 72-77.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tăng giảm thất thường khiến nhiều người dân e dè khi tái đàn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, giá thành sản xuất với người chăn nuôi heo nhỏ lẻ hiện ở mức khoảng 70.000 đồng/kg, nên giá như hiện tại là phù hợp. Còn chăn nuôi lớn tập trung giá thành sản xuất hơn 50.000 đồng/kg nhưng vẫn phải giữ giá như vậy để cân bằng cung cầu. Bởi nếu giá giảm xuống quá thấp thì hàng triệu hộ nông dân sẽ gặp khó khăn.
Giá lợn hơi tăng giảm thất thường khiến giá thịt lợn cũng được điều chỉnh giảm từ 15-25.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 5, tháng 6. Cụ thể, thịt ba chỉ dao động ở mức 140-150.000 đồng/kg, giảm 20-25.000 đồng/kg; thịt nạc thăn, thịt mông, vai giảm xuống còn 125-130.000 đồng/kg; giảm 15.000 đồng/kg; thịt chân giò 120.000 đồng/kg, giảm 25.000 đồng/kg...
Tại một số siêu thị, giá thịt lợn mặc dù có giảm từ 10-30.000 đồng/kg nhưng vẫn neo ở mức cao. Cụ thể, ba chỉ có giá 235.000 đồng/kg; bắp giò rút xương 223.000 đồng/kg; nạc dăm có giá 184.000 đồng/kg; thịt mông là 139.000 đồng/kg...
Dù giá thịt lợn có giảm nhưng người tiêu dùng vẫn hết sức thờ ơ.
Giá thịt lợn neo cao trong suốt hơn 1 năm qua khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen ăn thịt lợn trong bữa cơm hàng ngày, đồng nghĩa với việc thịt lợn ngoài chợ luôn trong tình trạng ế ẩm kể cả khi đã giảm giá.
Chị Liên, người bán thịt lợn hơn 10 năm tại chợ Mỹ Đình (Hà Nội) cho biết từ Tết đến giờ, khi giá thịt lợn luôn ở mức cao thì khách hàng mua thịt giảm đi quá nửa.
"Trước Tết 10 ngày là học sinh, sinh viên nghỉ Tết về quê, lượng khách giảm tương đối nhiều. Ra Tết thì có dịch Covid-19, ngoài mấy ngày đầu có lệnh cách ly toàn xã hội thì chúng tôi ngồi "đuổi ruồi" với nhau ở chợ cho đến tận bây giờ", chị Liên nói.
Theo chị Liên, những năm trước, trung bình mỗi quầy bán từ 1-2 con lợn/ngày nhưng suốt cả năm nay, những ngày bán được 2 con lợn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để giữ khách, giữ nghề, nhiều khi 2-3 người phải lấy chung nhau 1 con lợn rồi chia nhau bán vì ế.
Vì quá ế ẩm, nhiều khi 2-3 sạp thịt chia nhau bán 1 con lợn để bán cầm chừng, giữ khách.
Cùng chung cảnh ế ẩm, chị Mùi ở chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Hà Nội) cho hay, trước đây 2 vợ chồng chị phải dậy từ sáng sớm đi lấy thịt về, cùng đứng bán cả buổi không hết khách nhưng cả năm nay chồng chị đi làm xe ôm kiếm thêm, còn mình chị bán hàng.
"Giá thịt giảm 20-30.000 đồng/kg rồi mà người dẫn vẫn không mua. Chắc họ chuyển sang ăn thịt gà, cá, "quên" đường đến hàng thịt lợn rồi', chị Mùi bày tỏ.
Nói về giá thịt lợn, chị Mùi bức xúc: "Người tiêu dùng nghĩ giá thịt lợn ngoài chợ do chúng tôi quyết định, tự ý tăng giảm tùy ý nhưng không biết rằng chúng tôi chỉ bán thịt chứ không tự nuôi, tự mổ được. Thịt lợn do chúng tôi lấy lại của lò mổ, có khi lên đến 115-120.000 đồng/kg móc hàm, vậy thì thịt ngon chúng tôi bán từ 140-150.000 đồng/kg, cao hơn 30.000 đồng/kg thôi nhưng xương xẩu rồi mỡ màng chúng tôi phải bán lỗ 50-60.000 đồng/kg. Tính ra mỗi buổi chợ chỉ được vài đồng mà đứng mỏi nhừ người vẫn phải cố vì nghỉ lại không biết làm gì".
Thịt lợn chợ dân sinh cả năm ế ẩm do giá lợn hơi tăng giảm thất thường và vẫn neo ở mức cao.
Tuy nhiên, theo công thức tính giá thịt lợn chuẩn của một số chuyên gia là là lấy giá lợn hơi cộng thêm 15 giá thì ra giá thịt lợn trung bình bán ra thị trường. Nếu giá lợn hơi là 70.000 đồng/kg thì giá thịt ngoài chợ dao động ở mức 85-90.000 đồng/kg là hợp lý.
Thế nhưng, giá thịt lợn bán ra ở khâu cuối cùng bao giờ cũng cao hơn từ 10-15 giá so với giá chuẩn. Điều này khiến giá thịt lợn bán đến tay người mua cao hơn giá tính thịt lợn công thức đến 60.000 đồng/kg.
Thịt lợn từ khu vực chăn nuôi phải qua 4-5 khâu trung gian, từ cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, qua tay thương lái mới đến cơ sở lớn, từ đó lại được chia ra các lò mổ rồi đến tay nhà phân phối nhỏ lẻ, sau đó mới đến tay người tiêu dùng.
Lễ hội mua sắm "Niềm vui bất tận" cuối năm của Lazada: giảm tới 22 tỷ đồng Lễ hội mua sắm 11.11 Sale to nhất năm trên Lazada mở màn cho chuỗi hoạt động mang "Niềm vui bất tận" tới cho người tiêu dùng trong hai tháng cuối năm 2020. Chuỗi Lễ hội mua sắm cuối năm với chủ đề "Niềm vui bất tận", khởi đầu là Lễ hội mua sắm 11.11 - Sale To Nhất Năm, tiếp theo là...