Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta đổi cách mua sắm đồ công nghệ
Trong bối cảnh dịch bệnh, mua sắm trực tuyến đang là lựa chọn hàng đầu của đa số khách hàng.
Bộ đôi iPad Pro và MacBook Air 2020 đã được Apple ra mắt từ ngày 18/3, tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa được trải nghiệm tận tay 2 sản phẩm mới.
Từ ngày 13/3, Táo khuyết đã đóng tất cả cửa hàng bán lẻ ngoài Trung Quốc. Microsoft, Samsung và nhiều hãng công nghệ cũng tạm đóng cửa hàng để tránh tụ tập đông người, giảm thiêu nguy cơ lây lan virus corona trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh nhiều nơi áp dụng chính sách giãn cách xã hội, thậm chí phong tỏa như hiện nay, việc ra cửa hàng mua đồ công nghệ là rất khó khăn. Một số cửa hàng vẫn mở cửa nhưng cấm khách hàng chạm tay vào sản phẩm để đảm bảo an toàn.
Mua điện thoại online theo cách mới
Mua sắm trực tuyến đã có mặt từ khá lâu, tuy nhiên cửa hàng bán lẻ với không gian đặc trưng, hình ảnh thu hút vẫn là một phần quan trọng của nhiều thương hiệu. Năm 2018, 2/3 người Mỹ lựa chọn mua điện thoại từ các cửa hàng thay vì ngồi nhà đặt online.
Bất chấp việc mua hàng online đang là xu hướng, các cửa hàng Samsung hay Apple luôn đông khách mỗi khi có sản phẩm mới. Cửa hàng Xiaomi vẫn có một lượng fan nhất định đến tham quan, trong khi Huawei đang mở rộng chuỗi cửa hàng sang Pháp sau khi đặt chân đến Barcelona, Madrid (Tây Ban Nha) và Milan (Italy).
Giá cả cũng là yếu tố quyết định khách hàng có mua online hay không. Sẽ không ai dám mua một chiếc váy hàng triệu đồng hay những chiếc smartphone, laptop đắt tiền trên mạng mà chưa trải nghiệm trước.
Thế nhưng dịch bệnh đã thay đổi mọi thứ. Các nhà phân tích dự báo doanh số smartphone tháng 2 có thể giảm 14-38% khi nhiều cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa tránh dịch.
Tại Trung Quốc, đất nước đầu tiên bùng phát virus, đã xuất hiện những hình thức mua sắm online mới giúp người dùng ngồi nhà nhưng vẫn được trải nghiệm phong cách phục vụ như tại cửa hàng.
Xiaomi mở livestream bán Mi 10 trên Douyin, khách mời là cựu CEO hãng công nghệ Smartisan, Luo Yonghao.
Vivo, một trong những hãng smartphone lớn tại Trung Quốc, cho biết khách hàng có thể đặt lịch gọi video với nhân viên bán hàng để được tư vấn trước khi mua sản phẩm.
Trong khi đó, Xiaomi thì hợp tác với Luo Yonghao, cựu CEO hãng công nghệ Smartisan nhiều tai tiếng, để livestream quảng cáo dòng sản phẩm Mi 10 trên Douyin, phiên bản Trung Quốc của TikTok. Người xem có thể mua hàng bằng cách nhấn nút mua nổi lên màn hình.
Video đang HOT
Alibaba, một trong những trang mua hàng online lớn nhất Trung Quốc sẽ có đội ngũ nhân viên kiểm tra điện thoại cũ giúp khách hàng yên tâm chọn lựa, không phải đến cửa hàng để xem trực tiếp.
Tại Hàn Quốc, một trong những tâm dịch Covid-19 nhưng đã được kiểm soát, người dùng muốn trải nghiệm sản phẩm Samsung sẽ nhận máy tại nhà, sử dụng trong 24 giờ trước khi nhân viên đến thu lại máy.
Chris Schreiner, giám đốc hãng nghiên cứu Strategy Analytics nhận định đây là những bước đi đầu tiên trong việc thay đổi thói quen mua đồ công nghệ. Tuy nhiên theo ông, áp dụng một “phòng trải nghiệm ảo” mô phỏng cửa hàng thực tế sẽ mang đến cảm giác tốt hơn.
Nhân viên bán hàng sử dụng găng tay, khách hàng đeo khẩu trang khi trải nghiệm sản phẩm tại Trung Quốc.
Công nghệ thực tế ảo là tương lai của mua sắm online
Trong thời gian qua, Apple đã áp dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) giúp người dùng “cầm” trên tay, bố trí sản phẩm lên không gian xung quanh trước khi mua. Tuy nhiên bạn vẫn chưa thể tương tác, xem sản phẩm hoạt động ra sao.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 buộc mọi người ở nhà, nhiều doanh nghiệp đã liên hệ các công ty như HTC để tổ chức buổi họp trực tuyến trong môi trường thực tế ảo (VR). Công nghệ này được xem là giải pháp giải quyết nhu cầu trải nghiệm mua sắm online ngay tại nhà.
Người dân xếp hàng trước Apple Store tại Trung Quốc khi cửa hàng chuẩn bị hoạt động lại sau dịch.
Tất nhiên, một số người vẫn muốn ra cửa hàng để cầm tận tay, kiểm tra trực tiếp thiết bị trước khi mua. Một cuộc khảo sát của Uswitch tại Anh cho thấy chỉ 36% khách hàng trên 55 tuổi muốn mua hàng trực tuyến.
Theo Schreiner, mua sắm trực tuyến hoặc quảng cáo bằng livestream phổ biến ở Trung Quốc vì người dùng tại đây thường mua hàng dựa trên tính năng và thông số kỹ thuật, trong khi đa phần khách hàng các nước phương Tây muốn có cảm giác cầm thiết bị trước khi mua.
Đó là lý do nếu muốn khuyến khích mua online, nhà sản xuất cần hỗ trợ khách hàng trải nghiệm sản phẩm tại nhà nhưng phải đảm bảo thiết bị nhận về nguyên vẹn, được vệ sinh kỹ càng.
Tuy nhiên ở thời điểm này, nhiều người vẫn chưa muốn từ bỏ sở thích mua sắm tại cửa hàng. Khi đại dịch tại Trung Quốc được kiểm soát, đa số cửa hàng đã hoạt động lại.
Một blogger công nghệ đã chia sẻ trên Weibo ảnh chụp hàng người đứng trước một Apple Store tại Trung Quốc. Có người bình luận rằng anh ta xếp hàng chỉ để chạm tay vào “chiếc iPad yêu quý”.
Phúc Thính
"Nóng" thị trường đồ công nghệ giữa tâm dịch Covd-19
Nhu cầu sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh để học và làm việc trực tuyến trong những ngày cách ly toàn xã hội tăng cao, nên dù giữa tâm dịch Covid-19, thị trường bán, cho thuê đồ công nghệ vẫn "nóng" với nhiều dịch vụ khác nhau.
"Có ai biết chỗ bán máy tính cũ giá rẻ, chỉ cho mình với. Mình cần mua để cho con học bài".
"Em nghe nó có dịch vụ cho thuê máy tính, các mẹ chỉ chỗ cho em với, em đang cần gấp ạ"
Đây là những câu hỏi quen thuộc tại nhiều hội nhóm dành cho cha mẹ phụ huynh trong những ngày gần đây. Khi cả nước đang trong những ngày thực hiện chỉ thị 16 cách ly toàn xã hội, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử tăng cao trong mỗi gia đình.
"Cứ tối đến là cả nhà tôi đều cần phải sử dụng các thiết bị công nghệ để học tập, làm việc. Cả nhà chỉ có một chiếc máy tính xách tay và 2 chiếc smartphone của bố mẹ nên bất tiện lắm. Bố mẹ thường xuyên phải nhường máy tính và điện thoại để hai con học bài. Nhưng học thời gian dài qua màn hình bé xíu của điện thoại, con luôn than mỏi mắt và không thao tác nhanh như trên máy tính". Chị Trần Thu Trang (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự.
Nhu cầu sử dụng máy tính để học tập, làm việc, giải trí tăng cao trong mùa dịch
Hai con học bài của cô giáo tại ứng dụng Zoom từ 19h đến 21h hàng ngày. Chồng chị Trang làm việc tại công ty nước ngoài, nên cần họp hành, trao đổi với đối tác. Chị Trang thì cần kiểm tra và chốt đơn hàng để giao cho khách trong ngày hôm sau. Chính vì vậy, chị Trang và ông xã đã tìm các giải pháp trang bị thêm máy tính để thuận lợi cho việc học của các con.
Dịch vụ cho thuê, bán máy tính cũ lên ngôi
Để tiết kiệm chi phí, chị Trang cũng như nhiều gia đình đã tìm đến các dịch vụ bán máy tính đã qua sử dụng hoặc cho thuê máy tính để dùng tạm trong thời gian này.
Chị Bùi Kim Oanh (phố Hoàng Văn Thái, Hà Nội) cho biết, nếu mua một chiếc máy tính để bàn mới, có cấu hình phù hợp để học và làm việc, người tiêu dùng phải chi khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng. Nhưng mua máy tính đã qua sử dụng, khoản chi phí này có thể giảm đi đáng kể. Hiện nay, các loại máy tính để bàn dao động từ 3 đến 4 triệu đồng đang là lựa chọn của nhiều phụ huynh. Máy tính bảng đời cũ, đã qua sử dụng cũng có mức giá tương đương.
Nhiều gia đình chọn mua máy tính cũ hoặc thuê máy tính để tiết kiệm chi phí
Thay vì chi vài triệu mua máy tính, anh Việt Bách (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) lại chọn dịch vụ thuê máy tính. Anh cho biết, khu phố nhà anh có rất nhiều quán chơi game. Thời điểm này, các quán game bị đóng cửa, nên chủ quán mở dịch vụ cho bà con quanh khu phố thuê máy tính về sử dụng. Những chiếc máy tính này được phục vụ chơi game nên cấu hình cao, tốc độ mạnh, RAM 1 GB, ổ cứng SSD 60 GB... nên sử dụng rất ổn.
Giá thuê của một bộ máy tính này khá mềm so với nhiều người. Giá thuê máy tính dao động từ 450.000 đồng đến 900.000 đồng/tháng (tương đương 15.000 đồng - 30.000 đồng/ngày, tùy theo máy). Thậm chí, với những loại máy cấu hình thấp, giá thuê máy tính chỉ có 10.000 đồng/ngày.
Không chỉ các hàng game, mà nhiều công ty chuyên cho thuê máy tính để tổ chức hội nghị, hội thảo cũng mở dịch vụ cho thuê máy tính, laptop để phục vụ nhu cầu học, làm việc giải trí trong mùa dịch Covid-19. Để thuê bộ máy tính, người dùng sẽ phải đặt cọc trước ít nhất 50% giá trị máy, thường vào khoảng 3-5 triệu đồng.
Thiết bị công nghệ đắt hàng
Không chỉ dịch vụ cho thuê máy tính, máy tính cũ lên ngôi, mà các thiết bị công nghệ cũng đắt hàng trong thời gian này.
Anh Thanh Dương, chủ shop bán đồ công nghệ tại Phú Thọ chia sẻ: Từ đầu mùa dịch, các thiết bị phục vụ cho nhu cầu học tập, giảng dạy của giáo viên, nhu cầu làm việc của dân công sở, hay để giải trí tăng cao.
Webcam, thiết bị livestream đắt hàng trong mùa dịch
Một số mặt hàng tiêu biểu là webcam để gắn vào máy tính, tai nghe có gắn micro, loa nghe nhạc, bộ phụ kiện livestream, đèn hỗ trợ livestream... Theo đó, giá bán của những mặt hàng này cũng tăng từ 10% đến 30%. Nhưng hiện tại, nhiều sản phẩm như webcam, loa mini đã hết hàng vì nguồn cung bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Lưu ý với người sử dụng
Máy tính, laptop, máy tính bảng, smartphone là những thiết bị không thể thiếu để kết nối với thế giới xung quanh trong những ngày cách ly toàn xã hội. Khi lựa chọn mua hay thuê thiết bị, bạn cần tìm nhà cung cấp uy tín, tham khảo kỹ giá trước khi mua.
Đặc biệt là trong tình hình hiện tại, các cửa hàng, cửa hiệu bán, cho thuê đều đã đóng cửa. Việc tìm hiểu thông tin sản phẩm, giao dịch thuê, mua đều được thực hiện online, người tiêu dùng càng phải cẩn trọng hơn.
Khi đặt dịch vụ thuê hay mua, bạn cũng cần yêu cầu người cho thuê hay người bán cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, thông tin chi tiết của sản phẩm. Nên có hợp đồng giữa hai bên để đảm bảo quyền lợi của mình nếu xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân thủ đúng các khuyến cáo giữ vệ sinh, khử khuẩn của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn khi giao nhận hàng để đề phòng sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Anh Quân
Mua sắm trực tuyến an toàn trong mùa dịch Mua sắm trực tuyến là hình thức nhiều người lựa chọn trong mùa dịch Covid-19, đặc biệt là trong 15 ngày thực hiện cách ly toàn xã hội. Mua hàng online có nhiều tiện ích, nhưng cần làm gì để tránh rủi ro và đảm bảo an toàn? Từ khi có khuyến cáo hạn chế đến những nơi đông người của Bộ Y...