Đại cử tri – những người trực tiếp bầu tổng thống Mỹ

Theo dõi VGT trên

Dân Mỹ không trực tiếp bầu tổng thống, mà “ủy quyền” cho 538 đại cử tri, những người trực tiếp chọn ứng viên theo kết quả phiếu phổ thông của bang.

Khoảng 156 triệu cử tri Mỹ ngày 3/11 sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống giữa hai ứng viên, Joe Biden của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa, theo ước tính của Catalist. Tuy nhiên, chiếc ghế tổng thống Mỹ không tự động thuộc về người giành quá bán số phiếu phổ thông này, mà được định đoạt trong một cuộc họp diễn ra vào ngày 14/12.

Đó là cuộc họp của Cử tri đoàn, với tổng cộng 538 đại cử tri, diễn ra tại tòa thị chính, văn phòng bầu cử, văn phòng thư ký bang của 50 bang trên khắp nước Mỹ. Số lượng đại cử tri của mỗi bang được phân bổ dựa trên quy mô dân số của bang đó, tương ứng số đại diện họ có trong 435 ghế hạ viện và 100 ghế thượng viện. Ba đại cử tri còn lại đến từ thủ đô Washington.

California là bang đông dân nhất nước Mỹ nên cũng có số lượng phiếu đại cử tri lớn nhất là 55. Một số bang khác có nhiều đại cử tri như Florida, Pensynvania, Ohio với trên 20 phiếu.

Đại cử tri - những người trực tiếp bầu tổng thống Mỹ - Hình 1

Một đại cử tri (áo đỏ) bỏ phiếu bầu tổng thống ở Pennsylvania tháng 12/2016. Ảnh: Reuters.

Người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng là người giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri trong cuộc bỏ phiếu ngày 14/12. Tuy nhiên, các đại cử tri này không được bỏ phiếu bầu tổng thống theo ý thích của mình, mà phải tuân theo cam kết nghiêm ngặt được đưa ra trong quá trình lựa chọn đại cử tri.

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử, ủy ban các đảng ở mỗi bang sẽ đề cử đại cử tri đại diện cho đảng của mình. Thông thường, đại cử tri là những người cống hiến tận tụy cho đảng, có thể là các nhà hoạt động, lãnh đạo đảng, quan chức dân cử của bang và thậm chí là những người có quan hệ cá nhân hoặc chính trị với ứng viên tổng thống. Kết quả cuối cùng là mỗi ứng viên tổng thống sẽ có một danh sách đại cử tri tiềm năng ủng hộ mình tại mỗi bang.

Vào ngày bầu cử 3/11, ứng viên giành chiến thắng số phiếu phổ thông ở bang nào thì các đại cử tri tiềm năng ủng hộ ứng viên đó sẽ trở thành đại cử tri chính thức của bang. Về cơ bản, các đảng chọn những người trung thành với đảng làm đại cử tri để đảm bảo họ sẽ bầu đúng theo kết quả bỏ phiếu phổ thông.

Tại hầu hết các bang, các đại cử tri bỏ phiếu theo thể thức “được ăn cả, ngã về không”, tức là ứng viên nào thắng phiếu phổ thông sẽ nhận được tất cả phiếu đại cử tri của bang đó. Chẳng hạn, nếu Trump thắng về phiếu phổ thông ở bang Florida, ông sẽ giành được toàn bộ 29 phiếu đại cử tri của bang này.

Bang Maine và Nebraska là hai trường hợp ngoại lệ. Họ phân bổ đại cử tri theo tỷ lệ: ứng viên chiến thắng toàn bang nhận được hai phiếu đại cử tri, trong khi người chiến thắng tại từng hạt bầu cử (có thể là người chiến thắng toàn bang, cũng có thể là ứng viên khác) sẽ nhận được một phiếu đại cử tri. Hệ thống này cho phép các đại cử tri tại Maine và Nebraska có thể được phân bổ cho nhiều hơn một ứng viên tổng thống.

Với hệ thống như vậy, ứng viên chỉ có thể đảm bảo chiến thắng khi giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri mà không nhất thiết phải giành được đa số phiếu phổ thông.

Video đang HOT

Năm 2000, George W. Bush nhận được 50,4 triệu phiếu phổ thông, ít hơn khoảng 500.000 phiếu so với đối thủ đảng Dân chủ Al Gore. Tuy nhiên, ông Bush giành chiến thắng ở những bang có số đại cử tri cao, giúp ông thu về 271 phiếu đại cử tri và trở thành tổng thống Mỹ.

Trong mùa bầu cử năm 2016, Hillary Clinton giành được nhiều hơn Trump gần ba triệu phiếu phổ thông, nhưng chỉ giành được 227 phiếu đại cử tri, trong khi Trump giành được 304 phiếu.

Lý do Mỹ định đoạt kết quả bầu tổng thống bằng hệ thống đại cử tri mà không dựa trên phiếu phổ thông bắt nguồn từ yếu tố lịch sử. Khi nước Mỹ giành độc lập, chiến dịch vận động và bỏ phiếu đồng loạt ở quy mô quốc gia gần như là điều không thể do khả năng truyền đạt thông tin thời đó còn thô sơ, cũng như sự ngờ vực giữa các bang, đảng phái và cả mối lo ngại về phổ thông đầu phiếu.

Những người soạn ra Hiến pháp năm 1787 của nước Mỹ bác bỏ cả hai cách thức bầu tổng thống là thông qua quốc hội (do chia rẽ quyền lực) lẫn qua cách bầu trực tiếp của cử tri (do lo ngại người dân sẽ chỉ bầu cho ứng viên người địa phương và các bang lớn sẽ nắm vai trò thống trị).

Một yếu tố khác là các bang miền nam nước Mỹ rất ủng hộ hệ thống bầu tổng thống qua đại cử tri. Những nô lệ tại khu vực này không có quyền bỏ phiếu nhưng được tính bằng 3/5 người thường khi thống kê quy mô dân số của mỗi bang.

Vào thời hiện đại, hình thức bỏ phiếu cử tri đoàn được coi là cách vẫn phản ánh lá phiếu phổ thông nhưng cũng đảm bảo các bang nhỏ không chịu thiệt thòi trong việc bầu chọn lãnh đạo mới của đất nước.

Ví dụ, bang lớn nhất California chiếm 12,03% dân số nước Mỹ, nhưng cử tri đoàn gồm 55 đại cử tri của họ chỉ chiếm 10,22% số đại cử tri trên cả nước. Trong khi bang Wyoming có dân cư thưa thớt chỉ chiếm 0,18% dân số nước Mỹ nhưng họ có 3 phiếu đại cử tri, chiếm 0,56% tổng số đại cử tri Mỹ. Hệ thống đại cử tri cũng đồng nghĩa với việc một ứng viên muốn chiến thắng phải nhận được sự ủng hộ của các lá phiếu trên phạm vi cả nước chứ không chỉ tập trung ở những bang đông dân.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng Mỹ nên chuyển sang hình thức tính phiếu phổ thông để ghi nhận nguyện vọng của từng người dân. Mặt trái của hệ thống bầu theo đại cử tri là tại nhiều bang, kết quả nghiêng về ứng viên nào đã được trù tính từ trước vì những bang này có truyền thống nghiêng về một trong hai chính đảng. Yếu tố này có thể khiến cử tri tại bang đó không mặn mà đi bỏ phiếu và không thu hút các ứng viên tới vận động tranh cử tại những bang được cho là đã “an bài”.

Trong phiên họp cử tri đoàn sau bầu cử, đại cử tri thường bỏ phiếu theo kết quả phiếu phổ thông của bang mình đại diện, nhưng cũng có những người không làm vậy. Họ được gọi là “đại cử tri bất tuân”, dù trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Thực tế, không có quy định nào trong hiến pháp hay luật liên bang Mỹ bắt buộc đại cử tri phải bầu đúng theo kết quả bỏ phiếu phổ thông. Dù vậy, 29 bang và thủ đô Washington ra quy định riêng để ngăn chặn đại cử tri bất tuân, khiến họ có thể bị truy tố hoặc phạt tiề.n nếu bỏ phiếu cho ứng viên trái với phiếu phổ thông của bang.

Lịch sử hiện đại Mỹ chưa từng ghi nhận trường hợp hai ứng viên hòa nhau về phiếu đại cử tri, nhưng giới chuyên gia cho rằng kịch bản cả hai ứng viên cùng đạt 269 phiếu không phải là không khả thi. Trong trường hợp này, Hạ viện sẽ là cơ quan định đoạt người chiến thắng.

Nhưng thay vì bỏ phiếu với tư cách là 435 thành viên riêng lẻ, mỗi nhóm nghị sĩ của một bang chỉ có một phiếu duy nhất, nghĩa là đảng nào chiếm đa số trong nhóm hạ nghị sĩ của bang thì lá phiếu bang đó sẽ thuộc về ứng viên của họ.

Thượng viện sẽ quyết định phó tổng thống, với mỗi thượng nghị sĩ bỏ một phiếu. Nếu Hạ viện không quyết định được Tổng thống trước trưa 20/1, phó tổng thống đắc cử sẽ giữ vai trò quyền tổng thống cho đến khi thế bế tắc bị phá vỡ, theo Tu chính án thứ 20. Trong trường hợp Thượng viện cũng không quyết định được tân phó tổng thống trước 20/1, chủ tịch hạ viện sẽ đảm nhận vai trò điều hành đất nước cho đến khi hai người quyền lực nhất đất nước được ấn định.

Với cấu trúc hiện tại của quốc hội Mỹ, nếu kịch bản hòa phiếu đại cử tri xảy ra, Trump gần như chắc chắn sẽ chiến thắng. Mặc dù phe Dân chủ chiếm đa số tại Hạ viện về số nghị sĩ, số bang mà phe Cộng hòa đại diện trong quốc hội lớn hơn, chiếm 26 trong số 50 bang. Đảng Cộng hòa cũng chiếm đa số tại Thượng viện.

“Mỗi nhóm cử tri của một bang được bỏ một phiếu bầu tổng thống duy nhất. Điều đó có nghĩa là California, bang có 53 nghị sĩ (đảng Dân chủ chiếm thế áp đảo 46 – 7 so với đảng Cộng hòa), cũng có quyền lực tương tự như Wyoming, bang có một nghị sĩ Cộng hòa duy nhất”, Kyle Kondik, chuyên gia từ Trung tâm Chính trị thuộc Đại học Virginia, giải thích.

Miếng dán mang niềm tự hào của cử tri Mỹ

Những miếng dán mang dòng chữ "I Voted" lâu nay vẫn được coi như biểu tượng cho niềm tự hào của cử tri Mỹ trong ngày bầu cử.

Tại nhiều địa phương ở Mỹ, các cử tri thường được dán nhãn "I Voted" ("Tôi đã bỏ phiếu") sau khi rời địa điểm bầu cử. Những người đeo miếng dán hay huy hiệu mang dòng chữ "I Voted" thường được nhận thức ăn, đồ uống miễn phí cùng nhiều ưu đãi khác từ các doanh nghiệp.

Không ai biết tấm huy hiệu "I Voted" mang niềm tự hào của cử tri Mỹ này xuất hiện từ bao giờ. Ai là người sáng tạo ra nó cũng vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Miếng dán mang niềm tự hào của cử tri Mỹ - Hình 1

Miếng dán "I Voted Today" được phân phát trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ năm 2018 ở khu vực bờ biển Ponte Vedra, Florida. Ảnh: Reuters.

Theo một số chuyên gia, miếng dán "I Voted" được sản xuất vào đầu những năm 1980. Một bài viết trên tờ Miami Herald số ra ngày 29/10/1982 có nhắc tới biểu tượng này khi đưa tin về việc những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ ở Fort Lauderdale khuyến mại cho các khách hàng đeo chúng như thế nào.

Hiệp hội các Nhà môi giới bất động sản Phoenix cho biết họ bắt đầu phân phát những miếng dán, huy hiệu "I Voted" ở Phoenix và hạt Maricopa vào năm 1985. Trong khi đó, công ty National Campaign Supply ở Florida lại khẳng định họ mở bán các nhãn dán "I Voted" lần đầu vào năm 1986.

Janet Boudreau, người từng vận hành một công ty cung cấp các sản phẩm liên quan đến bầu cử, đã tự thiết kế một mẫu miếng dán "I Voted" với biểu tượng cờ Mỹ bay trong gió vào năm 1987. Lúc bấy giờ, vì thấy bất ngờ trước việc quá nhiều người Mỹ không biết đến ngày bầu cử nên bà muốn làm gì đó để thay đổi tình hình.

"Tôi muốn họ nhìn thấy mọi người xung quanh mang nhãn dán 'I Voted' và nghĩ 'Ồ, mình cũng nên làm như thế'", Boudreau chia sẻ.

Theo các nhà khoa học chính trị, bản thân miếng dán không khiến người dân Mỹ đi bầu. Việc nó tượng trưng cho nỗ lực đem lại cảm giác về một cộng đồng bầu cử đầy nhiệt huyết mới là động lực thúc đẩy các cử tri.

Richard Bensel, giáo sư nghiên cứu về bộ máy chính phủ tại Đại học Cornell, cho hay hệ thống bầu cử Mỹ thế kỷ XIX rất mang tính mở. Những người đàn ông được giao phó trách nhiệm sẽ tới các địa điểm bầu cử để thu thập phiếu bầu từ các chuyên viên thuộc mỗi đảng rồi phân phát cho cử tri. Sau đó, cử tri sẽ giao những tấm phiếu mà họ lựa chọn cho một trọng tài bầu cử. Người này có có nhiệm vụ mang từng lá phiếu bỏ vào hòm.

Bởi các lá phiếu mang mã màu nên những người đại diện, nếu muốn, có thể biết ai đã bỏ phiếu và bầu cho ai.

"Một miếng dán 'I Voted' khi ấy không mang nhiều ý nghĩa", Bensel cho hay. "Bất kỳ ai liên quan hay quan tâm đều có thể xem lá phiếu của bạn".

Thời bấy giờ, ngày bầu cử là một sự kiện trọng đại. Đàn ông để râu và ăn mặc chỉnh tề để thể hiện rằng họ đã đủ tuổ.i đi bỏ phiếu, theo Jon Grinspan, chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị tại Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Mỹ thuộc Viện Smithsonian, cho biết. Rượu được mở liên tục tại các địa điểm bỏ phiếu, tạo nên một bầu không khí cuồng nhiệt.

Sau khi hình thức bỏ phiếu kín ra đời vào cuối thế kỷ XIX, việc đi bỏ phiếu trở nên đơn điệu hơn. Đây là lý do vì sao tỷ lệ đi bầu vào thế kỷ XX giảm sút, giáo sư khoa học chính trị Donald P. Green từ Đại học Columbia, đán.h giá.

Sau nhiều năm, một số hạt ngừng đặt hàng các nhãn dán "I Voted" vì thiếu ngân sách. Cơ quan quản lý hạt Santa Clara cho biết điều này giúp tiết kiệm 90.000 USD ngân sách hồi năm 2012.

Một số hạt khác cũng không đặt hàng biểu tượng để ngăn cử tri dán chúng lên các điểm công cộng. Tuy nhiên, huy hiệu hay những miếng dán "I Voted" vẫn có giá trị nhắc nhở mọi người tham gia bỏ phiếu.

Theo một số nghiên cứu, con người có xu hướng hành động chủ động hơn nếu họ biết rằng ai đó có thể chú ý tới mình. Các nhà kinh tế học tại Đại học California-Berkeley, Đại học Chicago và Đại học Harvard mới đây phát hiện ra rằng "bảo với người khác họ sẽ được hỏi về phiếu bầu sẽ khiến người ta muốn đi bầu hơn".

Tương tự, theo ông Costas Panagopoulos, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Fordham, khi những cử tri được cảm ơn tại một cuộc bỏ phiếu, họ sẽ có xu hướng tiếp tục đi bỏ phiếu trong tương lai.

Tranh luận tổng thống Mỹ có tác động như thế nào? 27 45 đời tổng thống Mỹ 24 Quá trình voi và lừa trở thành biểu tượng hai đảng ở Mỹ Sàn đấu bản lĩnh của ứng viên tổng thống Mỹ 14 Cử tri dao động - 'thế lực' định đoạt bầu cử Mỹ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?
17:40:26 03/10/2024
Vợ ông Trump ủng hộ quyền phá thai
09:29:44 04/10/2024
Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine
17:36:13 03/10/2024
Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
10:03:43 04/10/2024

Tin đang nóng

MC Thanh Bạch đã chia tay "bà trùm" Thúy Nga dù làm đám cưới 10 lần, U70 tu sửa nhan sắc, sống bí ẩn?
20:25:58 04/10/2024
HOT: Hoa hậu Đặng Thu Thảo chính thức xác nhận sinh con thứ 3, khung ảnh nhóc tỳ cực phẩm gây sốt!
21:20:34 04/10/2024
Bức ảnh làm dấy tin hẹn hò của "Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ" với Ảnh đế kém 7 tuổ.i
19:55:31 04/10/2024
Người thầy nhận nuôi 22 bé ở Làng Nủ: Giờ tôi là người "ham sống" nhất!
17:41:12 04/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh lộ ảnh HD gây lú, còn bị tình cũ và em gái bắt tay hạ bệ?
21:32:34 04/10/2024
BB Trần: "Tôi làm sai nên không có quyền bắt người ta tha lỗi cho mình"
20:21:42 04/10/2024
Chơi gameshow, Trường Giang b.ị ch.ê quá tự tin, co.i thườn.g đàn em
21:17:04 04/10/2024
Cầu thủ U23 Việt Nam từng là đồng đội của Quang Hải, Văn Hậu cưới vợ, cô dâu xúng xính khoe "vàng đeo trĩu cổ"
19:23:02 04/10/2024

Tin mới nhất

FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp

22:04:04 04/10/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 4/10 cho biết đã truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp, liên quan đến việc họ bị bắt gặp có ý đồ tiếp cận khu quân sự Mỹ.

Tân Thủ tướng Ishiba ưu tiên giảm gánh nặng tiêu dùng và hỗ trợ vùng thiên tai

21:34:00 04/10/2024
Dự kiến sau cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng này, Nội các sẽ nhanh chóng trình Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung cho tài khóa 2024 (tính đến hết tháng 3/2025), nhằm hỗ trợ nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp kin...

Triều Tiên không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấ.n côn.g

21:32:28 04/10/2024
Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa lực lượng hải quân hai nước. Lâu nay, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, coi đây là nguy cơ đối với an ninh của nước này.

Đài Loan khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Krathon

21:30:14 04/10/2024
Thống kê cho thấy ít nhất 2 người đã thiệ.t mạn.g, 1 người mất tích và hơn 600 người bị thương do bão Krathon. Hiện hơn 100.000 ngôi nhà vẫn đang phải chịu cảnh mất điện.

Căng thẳng tại Trung Đông: IMF cảnh báo nguy cơ lớn đối với kinh tế toàn cầu

21:22:36 04/10/2024
IMF dự kiến cập nhật các dự báo kinh tế cho tất cả các quốc gia và nền kinh tế toàn cầu vào cuối tháng 10, khi tổ chức này cùng Ngân hàng Thế giới tổ chức các cuộc họp mùa Thu tại Washington (Mỹ).

WB kích hoạt ứng phó khẩn cấp hỗ trợ Liban

21:20:59 04/10/2024
Tuyên bố ngày 4/10 của tổ chức này nêu rõ: WB đang kích hoạt các kế hoạch ứng phó khẩn cấp để có thể tái sử dụng các nguồn lực trong danh mục đầu tư nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của người dân Liban .

Trên 5 triệu người ở Tây và Trung Phi chịu ảnh hưởng do lũ lụt

21:15:18 04/10/2024
Văn phòng này cho biết thêm hơn 1.000 người đã thiệ.t mạn.g và ít nhất 740.000 người đã phải di dời. Ngoài ra, hàng trăm nghìn ngôi nhà, hơn 100 trường học và hàng chục cơ sở y tế đã bị hư hại. Gần 500.000 mẫu đất nông nghiệp đã bị ảnh hư...

Sau thông báo phát tiề.n cho người dân, Trung Quốc có cú hích kích cầu mới

20:55:43 04/10/2024
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi suất đối với các khoản vay thế chấp mua nhà nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Nối lại thi công tòa nhà cao nhất thế giới sau 7 năm đóng băng

20:53:13 04/10/2024
Việc thi công Tháp Jeddah vẫn duy trì sau những vụ bắt giữ này, tuy nhiên, bị đóng băng vào đầu năm 2018. Đại dịch COVID-19 cũng kéo dài thêm thời gian trì hoãn thi công Tháp Jeddah.

WHO cấp phép xét nghiệm chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp

20:51:20 04/10/2024
Hiện WHO đã nhận được 3 hồ sơ xin đán.h giá EUL bổ sung và các cuộc thảo luận đang được tiến hành với các nhà sản xuất IVD bệnh đậu mùa khỉ để đảm bảo có nhiều lựa chọn chẩn đoán chất lượng hơn.

Tổng tư lệnh Ukraine lệnh phòng thủ chặt toàn chiến tuyến miền đông sau khi Vuhledar thất thủ

20:45:56 04/10/2024
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/10 cũng thông tin, các đơn vị của Nhóm chiến đấu Vostok đã giành quyền kiểm soát khu định cư Vuhledar (mà Nga gọi là Ugledar).

Ông chủ Facebook trở thành người giàu thứ hai thế giới

20:21:04 04/10/2024
Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Meta, ông Mark Zuckerberg, đã vượt qua ông Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Gil Lê biết Xoài Non bị nó.i xấ.u công khai, có hành động đạt tới 10.000 điểm EQ

Netizen

23:46:26 04/10/2024
Mới đây, Xoài Non lại có một drama từ trên trời rơi xuống khi cô bị chêcông khai giữa buổi livestream vì nhân viên (bên phía nhãn hàng) quên tắt mic.

1 Anh Trai bị dân mạng tràn vào trang cá nhân vì Negav

Sao việt

23:45:23 04/10/2024
Những ngày qua, không chỉ Negav bị chỉ trích dữ dội mà một vài cái tên còn bị lôi vào cuộc. Mới đây, thêm một Anh Trai bất ngờ bận rộn vì chuỗi scandal của Negav, đó chính là Quang Hùng MasterD.

Đại hội Kpop chúc mừng 2NE1 tái hợp: YG Family tề tựu, riêng BLACKPINK "tàng hình"

Nhạc quốc tế

23:37:48 04/10/2024
Nhóm nữ huyền thoại trở lại, 2NE1 được cả Kpop ăn mừng. Tại show diễn, nhiều nhóm nhạc, đồng nghiệp thân thiết gửi video chúc mừng 2NE1 tái hợp.

Nam rapper từng bị VTV lên án lại "ngựa quen đường cũ": Ca khúc mới bị chỉ trích phả.n cả.m nhưng vẫn lọt top trending

Nhạc việt

23:32:59 04/10/2024
Ngay sau khi lên sóng, bài rap thu về hàng trăm nghìn lượt xem, lọt top #10 xu hướng âm nhạc trên YouTube và cũng kéo theo nhiều cảnh báo nóng .

Rộ tin Baifern Pimchanok có tình mới hậu chia tay Nine Naphat, nhà trai b.ị ghé.t vì từng "bắt cá 2 tay"

Hậu trường phim

23:05:48 04/10/2024
Thời gian gần đây, Baifern và Jespipat Tilapornputt bỗng rộ lên nghi vấn phim giả tình thật khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Phim thất bại ê chề vì lỗ 900 tỷ, nữ chính đẹp hàng đầu showbiz nhưng diễn như trò hề

Phim châu á

23:00:53 04/10/2024
Xuất Nhập Bình An lỗ trắng 250 triệu NDT (gần 900 tỷ đồng) tiề.n vốn sản xuất. Con số này có thể cao hơn nếu tính thêm chi phí marketing.

Vụ 'Hội khăn giấy ướt': Negav có thể bị kiện, bồi thường 30 triệu vì điều này!

Xã hội

22:26:36 04/10/2024
Bên cạnh phát ngôn thiếu chuẩn mực, Negav còn gây phẫn nộ khi thành lập group với hàng ngàn thành viên chỉ để bàn vấn đề nhạy cảm. Theo luật sư, 1 hành động anh làm trong nhóm là vi phạm pháp luật.

B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy

Tin nổi bật

22:04:58 04/10/2024
Ngày 4.10, Công an xã Lê Minh Xuân, Công an xã Tân Nhựt (H.Bình Chánh, TP.HCM) đã tiếp nhận tin báo của người dân về vụ việc b.é tra.i 9 tuổ.i và b.é gá.i 5 tuổ.i mất liên lạc với gia đình nhiều ngày nhưng chưa tìm thấy.

Trước khi ung thư đến, tay chân thường có 4 dấu hiệu này

Sức khỏe

22:04:40 04/10/2024
Ngày nay, mặc dù y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng căn bệnh này vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe con người.

Bị cáo Trương Mỹ Lan: 'Đừng lo tôi trở mặt'

Pháp luật

22:04:28 04/10/2024
Tự bào chữa, bà Trương Mỹ Lan khẳng định vẫn đứng ra chịu trách nhiệm khắc phục cho các trái chủ. Đừng lo tôi trở mặt, tôi hứa là sẽ làm, tôi vẫn khắc phục thiệt hại cho các trái chủ , bị cáo này nói.

Độc lạ món mì trà sữa trân châu bắp bò không phải ai cũng dám thử

Ẩm thực

21:37:47 04/10/2024
Vào ngày 27/9 vừa qua, một chuỗi trà sữa và mì Đài Loan tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi trình làng một món ăn siêu độc lạ với tên gọi Mì trà sữa trân châu bắp bò .