Đại bàng sà cánh mổ mù mắt thằn lằn khổng lồ
Con đại bàng dang rộng cánh đang từ từ thưởng thức bữa ăn của mình sau khi hạ gục một con thằn lằn khổng lồ Nam Phi.
Đại bàng Martial sà cánh mổ mù mắt thằn lằn khổng lồ
Đại bàng Martial là một trong những loài lớn nhất trong số các loài đại bàng châu Phi nhưng chắc chắn việc chúa tể bầu trời có thể săn thành công một con thằn lằn khổng lồ dưới mặt đất chưa bao giờ là việc dễ dàng.
Rodney Nombekana, 43 tuổi, là hướng dẫn viên chụp ảnh và thám hiểm, nổi tiếng với những chuyến đi săn động vật hoang dã.
Lần này, anh có may mắn chứng kiến và ghi lại toàn bộ cuộc đi săn của đại bàng Martial bên trong Vườn Quốc gia Kruger.
Con đại bàng Martial lao như tên bắn từ trên cây xuống mặt đất, dùng móng vuốt sắc nhọn ghì chặt con mồi cho đến khi tắc thở.
Đại bàng khi săn thằn lằn khổng lồ chưa bao giờ là dễ dàng.
Rodney Nombekana chia sẻ: “Tôi đang lái xe đi săn đến Ngotso, gần trại Satara để tìm kiếm những con sư tử đầy kiêu hãnh hay những con báo đang ẩn trú đâu đó. Thực tế là chúng tôi đã tìm thấy một trong những con sư tử đực Ngotso nhưng nó chỉ có một mình vì vậy chúng tôi đã ngồi đó quan sát một lúc. Trevor, một người bạn của tôi, người cũng đang có mặt tại đó đã phát hiện con đại bàng Martial lớn. Thật không thể tin được, tôi chưa từng trông thấy cuộc chiến như vậy trước đó”.
Đại bàng Martial là một loài đại bàng rất lớn, với tổng chiều dài 78-96 cm, trọng lượng cơ thể khoảng 3-6,2 kg. Sải cánh dài dang rộng có kích thước đến 188-260 cm. Chúng là động vật ăn thịt đỉnh, ở trên cùng của chuỗi thức ăn. Trong tình trạng khỏe mạnh, chúng không có kẻ thù tự nhiên. Đáng chú ý, đại bàng có thể phát hiện con mồi từ khoảng cách 3 đến 5 km.
Rodney Nombekana cùng bạn bè theo dõi cuộc chiến trong khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó anh phục vụ bữa sáng cho đoàn khách của mình rồi đưa họ đến điểm dã ngoại Timbavati yêu thích.
Một lúc sau, Rodney Nombekana trở về và bất ngờ khi thấy con đại bàng vẫn kiên trì tấn công hạ gục con thằn lằn. Tổng cộng mất khoảng 5 giờ thì thằn lằn bỏ cuộc, không tìm cách chạy thoát khỏi móng vuốt của đại bàng nữa. Cuối cùng, đại bàng dũng mãnh tận hưởng bữa ăn của mình.
Rodney Nombekana chia sẻ: “Rừng hoang luôn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ, bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ có cơ hội chứng kiến cảnh tượng thiên nhiên độc đáo và chỉ khi bạn nghĩ rằng bản thân sẽ trông thấy, điều mới lạ sẽ xuất hiện. Do đó, hãy đi và tận hưởng thiên nhiên”.
Sếu đầu đỏ phản đòn 'cực gắt' khiến đại bàng bỏ chạy thoát thân
Sau một hồi hứng chịu những cú đá chí mạng của sếu đầu đỏ Nhật Bản cực hiếm, đại bàng không còn cách nào khác ngoài hoảng hốt bỏ chạy.
Đại bàng vốn được xem là "chúa tể bầu trời" đứng đầu trong các loài chim, dường như không có đối thủ. Thế nhưng, cũng có lúc đại bàng chịu cảnh thất bại ê chề và phải mau chóng bỏ chạy khỏi...chính con mồi của mình.
Nhiếp ảnh gia đã ghi lại được những khoảnh khắc thú vị trong cuộc đụng độ giữa đại bàng và sếu đầu đỏ tại thành phố Kushiro thuộc tỉnh Hokkaido, Nhật Bản.
Sếu đầu đỏ Nhật Bản là loài hạc hiếm thứ hai thế giới và có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng sở hữu đôi chân dài sẵn sàng đánh trả lại kẻ thù cùng đôi cánh lớn bay lượn chẳng kém loài chim nào.
Mục tiêu trong chuyến đi săn lần này của chúa tể bầu trời xanh là đàn sếu đầu đỏ đang lang thang trên tuyết.
Đại bàng sà xuống thấp với mục đích tấn công con mồi nhưng một trong số những con sếu đã nhanh chóng phát hiện sự xuất hiện của kẻ đi săn.
Không hề tỏ ra sợ hãi, sếu đầu đỏ tận dụng đôi chân dài phản đòn "cực gắt", đá đại bàng một cú đau khiến kẻ đi săn ngã xuống dưới nền tuyết.
Đại bàng từ kẻ nắm quyền giờ đây bất ngờ bị đưa về thế hạ phong.
Cuộc chiến gay cấn của đại bàng và sếu đầu đỏ có thể nhìn thấy trước kết quả khi sếu liên tục giữ ưu thế, tấn công kẻ đi săn không ngừng nghỉ.
Sau một hồi hứng chịu những cú đá chí mạng của sếu đầu đỏ Nhật Bản, đại bàng không còn cách nào khác ngoài hoảng hốt lấy đà bỏ chạy.
Hai con vật không ngừng "cà khịa" nhau ngay cả khi trận chiến đã gần kết thúc.
Sếu đầu đỏ Nhật Bản có tên khoa học Grus japonensis, là loài hạc nặng nhất trên thế giới (chiều cao: 140 cm và cân nặng khoảng 7.7-10 kg). Loài hạc này thường di cư tới Xibia và thường là tại phía bắc Mông Cổ vào mùa thu và đông để sinh sản.
Trong tự nhiên, sếu đầu đỏ chỉ đẻ hai quả trứng 1 lứa và thường thì chỉ 1 trong hai là có thể sống sót.
Hiện nay theo ước tính chỉ còn có khoảng 1500 con Sếu Nhật Bản cư trú trong thiên nhiên hoang dã, với khoảng 1000 con sống tại Trung Quốc, đây là một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng nhất trên thế giới.
Cận cảnh đôi sếu đỉnh đầu đỏ quý mà vườn thú Hà Nội muốn nhân giống | LĐTV
Hổ mang cực độc tan xác thảm hại dưới vuốt "chúa tể trời xanh" Vốn xưng vương xưng bá trong thế giới bò sát, rắn hổ mang chúa không hề sợ hãi chạy trốn mà sẵn sàng nghênh chiến đại bàng "chúa tể bầu trời". Cuộc đụng độ gay cấn giữa đại bàng "chúa tể trời xanh" và rắn hổ mang chúa được nhiếp ảnh gia hoang dã Karthik Ramamurthy ghi lại tại vùng hoang dã thuộc...