‘Đại án Bình Dương”: 4 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt
Ngày 21.10, TAND cấp cao tại Hà Nội đã nhận đơn kháng cáo của 4 bị cáo trong vụ ‘đại án Bình Dương’ xin giảm nhẹ hình phạt, trong đó có cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm.
Theo thông tin từ TAND cấp cao tại Hà Nội, ngoài cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm trong “đại án Bình Dương” xin kháng cáo, còn có: Trần Nguyên Vũ, cựu Tổng giám đốc Tổng công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng công ty Bình Dương); Lý Thanh Châu (cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bình Dương) và Đỗ Thị Thanh Thúy (cựu Kế toán trưởng Tổng công ty Bình Dương).
Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm tại TAND TP.Hà Nội. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Trong đơn kháng cáo, 4 bị cáo cùng đề nghị TAND cấp phúc thẩm xem xét lại hành vi phạm tội của từng bị cáo trong bối cảnh các quy định của pháp luật chưa hoàn thiện, mức độ và hậu quả gây ra đã được khắc phục. Các bị cáo cũng đề nghị TAND cấp phúc thẩm cân nhắc thêm các tình tiết giảm nhẹ như: không có động cơ vụ lợi, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, phạm tội lần đầu và thành khẩn khai báo hợp tác với CQĐT.
Trước đó, tại phiên xét xử sơ thẩm, TAND TP.Hà Nội đã tuyên án (ngày 30.8) đối với các bị cáo: Trần Thanh Liêm 7 năm tù; Lý Thanh Châu 4 năm 6 tháng tù; Đỗ Thị Thanh Thúy 2 năm 6 tháng tù, cùng về tội vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Video đang HOT
Còn bị cáo Trần Nguyên Vũ bị tuyên phạt 12 năm tù về tội vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; 11 năm tù về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là 23 năm tù.
Như Thanh Niên đã thông tin, vụ án vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Bình Dương được Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố năm 2020.
Nội dung vụ án liên quan đến khu đất 145 ha và 43 ha ở P.Hòa Phú (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) được nhà nước giao cho Tổng công ty Bình Dương thực hiện dự án.
Tuy nhiên, quá trình liên danh thực hiện dự án và cổ phần hóa Tổng công ty Bình Dương, 2 khu đất đã được chuyển cho tư nhân mà không được định giá lại, không được Tỉnh ủy Bình Dương (đơn vị chủ quản của Tổng công ty Bình Dương – PV) chấp thuận… HĐXX xác định, các bị cáo đã gây thất thoát cho nhà nước tổng số tiền trên 5.700 tỉ đồng; số tiền tham ô trên 815 tỉ đồng. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các bị cáo đã khắc phục hậu quả với tổng số tiền trên 1.000 tỉ đồng.
Xét xử 'đại án' Bình Dương: Cựu chủ tịch tỉnh Bình Dương mong được hưởng khoan hồng
Bị cáo Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thừa nhận có sai sót trong vụ án nhưng mong HĐXX đánh giá tình tiết vụ án và cho hưởng khoan hồng để có cơ hội về với gia đình, xã hội, đi trị bệnh.
Sáng 22.8, TAND TP.Hà Nội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 xét xử 28 bị cáo trong đại án kinh tế tham nhũng trao "đất vàng" cho tư nhân, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng ngân sách nhà nước xảy ra tại Tổng công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (viết tắt là Tổng công ty Bình Dương) với phần tranh luận.
Các bị cáo trong vụ án. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Tại tòa, luật sư (LS) bào chữa cho bị cáo Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đồng tình với việc truy tố thân chủ mình về tội "vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Đồng ý với bản luận tội của Viện KSND TP.Hà Nội về việc xác định thiệt hại của vụ án đã được khắc phục hoàn toàn, tài sản đã trả lại chủ sở hữu và không đề nghị các bị cáo phải khắc phục, trong đó có bị cáo Liêm.
Tuy nhiên, LS cho rằng đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị thân chủ của mình mức án từ 9 - 10 năm tù là quá nghiêm khắc, chưa đánh giá chính xác vai trò, hành vi phạm tội cũng như các tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo Liêm.
Mong được khoan hồng
Sau khi dành hơn 40 phút để nêu những luận cứ liên quan đến vụ án để HĐXX xem xét giảm nhẹ cho thân chủ mình, LS đã nêu ra hàng loạt thành tích của bị cáo Liêm đã đạt được, cũng như sự đóng góp của gia đình, ông bà, bố mẹ,... để HĐXX làm căn cứ giảm nhẹ mức hình phạt.
Theo LS, từ năm 1986 đến 2020, khi Bình Dương còn là tỉnh Sông Bé, bị cáo Liêm đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, được tặng thưởng tổng cộng 45 bằng khen, huân, huy chương, danh hiệu của Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều bộ, ngành và địa phương. LS cho rằng việc này đã phản ánh sự nỗ lực trong công tác và các đóng góp quan trọng của bị cáo Liêm trong việc xây dựng tỉnh Bình Dương.
Bị cáo Trần Thanh Liêm. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Bên cạnh đó, LS cho hay bị cáo Liêm phạm tội khi tuổi đã cao, đang phải điều trị nhiều bệnh nền nguy hiểm như đái tháo đường, tăng huyết áp,... và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho thân chủ của mình.
Được đứng lên tự bào chữa, bị cáo Trần Thanh Liêm thừa nhận có sai sót trong vụ án. Tuy nhiên, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng bản thân vô ý, không có động cơ, mục đích vụ lợi cho cá nhân, mong HĐXX xem xét tình tiết vụ án, mức độ vi phạm để mình được hưởng khoan hồng, có mức án nhẹ nhất để có cơ hội trở về với gia đình, xã hội và đi điều trị bệnh.
Trong vụ án, cơ quan tố tụng cáo buộc năm 2017, với vai trò Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, bị cáo Trần Thanh Liêm đã đồng ý để Tổng công ty Bình Dương chuyển nhượng vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc, thực chất là chuyển nhượng khu đất 43 ha đất trái quy định. Việc này gây thất thoát hơn 984 tỉ đồng tài sản nhà nước.
Cũng trong năm 2017, bị cáo Liêm ký quyết định đồng ý cho Tổng công ty Bình Dương đưa 145 ha đất từ danh mục tài sản đang dùng thành tài sản chờ thanh lý. Khu đất do đó không được đưa vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa gây thất thoát hơn 4.030 tỉ đồng.
Do vậy, bị cáo Trần Thanh Liêm phải liên đới cùng các bị cáo trong vụ án gây thất thoát tổng số tiền hơn 5.000 tỉ đồng.
Vụ đất vàng Bình Dương: Ái nữ nói không muốn cha đau lòng Con gái cựu chủ tịch Tổng công ty 3/2 nói sẽ không lập luận dài dòng, do "không muốn đào sâu" thêm sự việc, không muốn làm cha mình đau lòng... Ngày 23-8, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xử 28 bị cáo trong vụ bán rẻ đất vàng xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu tỉnh...