Đặc sản xứ Lạng: Rùa đá nhốt rọ, quả lạ vàng rực, rết độc nhốt chai
Hàng năm tại khu du lịch núi Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn) vẫn diễn ra chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn.
Tại đây, la liệt các sản vật núi rừng độc, lạ, hiếm thấy, đặc trưng của núi rừng xứ Lạng được đồng bào các dân tộc người Dao nơi đây bày bán khiến nhiều du khách tò mò, thích thú.
Phiên chợ vùng cao Mẫu Sơn không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu của bà con vùng cao nơi đỉnh mây mù này. Đặc trưng nổi bật nhất của các phiên chợ vùng cao đó là luôn rực rỡ màu sắc từ trang phục của bà con dân tộc đến những sạp thổ cẩm, chim thú muôn loài… được bày bán la liệt dưới nền đất. Dù ngày nay, các phiên chợ vùng cao không còn được như xưa, nhưng vẫn tạo sự hấp dẫn, hiếu kỳ, háo hức của du khách thời hiện đại.
Sắc màu thổ cẩm từ những bộ đồ của người Dao nơi đây luôn là nổi bật nhất trong Phiên chợ vùng cao Mẫu Sơn.
Mẫu Sơn từ xa xưa vốn đã nổi tiếng với những bài thuốc cổ truyền của người sắc tộc Dao. Vùng núi này cách thành phố Lạng Sơn 30km về phía đông, nằm trên địa bàn 3 xã: Công Sơn, Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Dân bản xứ Mẫu Sơn là người Dao, do tập quán sống và canh tác, nên rất am hiểu về núi rừng.
Cuộc sống người dân nơi đây khá biệt lập, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nơi đỉnh mây mù.
Đến chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn vào dịp lễ hội du khách sẽ thấy khung cảnh yên bình, dân dã chứ không kẻ bán người mua tấp nập, nhộn nhịp như khu chợ miền xuôi. Khu chợ đặc biệt này khiến nhiều người có cảm nhận những thứ vốn đã thuộc về ký ức, bỗng như lại trở về qua từng sạp hàng bày bán các sản phẩm nông sản, các cây thuốc… của đồng bào dân tộc Dao nơi đây.
Chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn đơn giản, người bán đặt các loại hàng hóa lên tấm bạt, người mua sẽ rất dễ dàng chọn lựa. Nơi đây như địa điểm “hội tụ” bao nhiêu thứ từ đặc sản cho đến bình dân, từ hoa lá cho đến những chú rùa người dân bắt được từ rừng sâu. Nhưng hầu như tất cả đều là “lộc trời cho”, người dân lấy được từ rừng già.
La liệt nông sản, những thứ hay, độc lạ .. thu hút sự tò mò của nhiều du khách khi tham gia chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn.
Cuộc sống người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn cao 1.000m so với mực nước biển hoàn toàn nhờ cậy vào thiên nhiên. Thức ăn lấy từ rừng, tự trồng trong vườn nhà, lúa gạo trồng trên nương rẫy. Mọi hoạt động đều khá tách biệt với thế giới bên ngoài bởi vị trí địa lý và đường sá di chuyển khó khăn. Để tồn tại giữa rừng thiêng nước độc, chống lại các loại bệnh tật, người Dao nơi đây đã chế biến những cây cỏ trong rừng thành những bài thuốc, vị thuốc có tác dụng chữa bệnh rất đặc biệt, sáng tạo và lưu truyền nhau cho đến nay.
Chị A Múi, xã Mẫu Sơn chia sẻ với PV báo điện tử Danviet.vn: “Chợ đông vui nhộn nhịp như này ở đây năm chỉ có vài lần nên lần nào tôi cũng tranh thủ vào rừng kiếm hoa lan, cây thuốc… mang lên đây bán. Ở đây hầu như ai cũng biết các loại cây thuốc của người Dao. Đó đều là những bài thuốc gia truyền học từ người lớn tuổi trong gia đình, dòng họ…
Theo chị Múi, nhiều du khách lên đây thường tìm mua các vị thuốc chữa bệnh. Họ tò mò thích thú khi thấy những con rết, con rùa đá, những loại quả lạ làm thuốc… chúng tôi hái được từ rừng”, chị Múi nói.
Video đang HOT
Những chú rùa đá được người dân bắt từ rừng sâu đem nhốt vào rọ mang ra chợ phiên Mẫu Sơn bán thu hút sự tò mò của nhiều du khách.
Chia sẻ với PV báo điện tử Danviet.vn, chị Nguyễn Thu Ngọc, khách du lịch từ Hà Nội cho biết: “Mình lên Mẫu Sơn chắc cũng phải đến 5 lần rồi nhưng mỗi chuyến đi lên đây là một trải nghiệm mới, một cảm nhận mới. Đặc biệt nhất với mình chính là không gian chợ vùng cao nơi đây, tất cả mọi thứ từ hoa, quả cho đến các vị thuốc. Nông sản của bà con người Dao tất cả đều từ tự nhiên, từ rừng già, đó là một điều riêng biệt hiếm có và điều đó cho mình nhiều cảm xúc. Đặc biệt nữa là sự dân dã, tự nhiên của cảnh đẹp cũng như sự chất phác, hiếu khách của con người nơi đây”.
Phiên chợ vùng cao Mẫu Sơn những ngày lễ nhộn nhịp, đông vui nhưng không quá ồn ào. Nơi đây không chỉ là nơi người dân du khách trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc mang đậm tình người, tình quê mộc mạc, ấm áp và chân tình.
Cùng Danviet.vn và du khách “mãn nhãn” với la liệt những đặc sản, sản vật độc, lạ từ núi rừng của người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn:
Một người Dao ở chợ phiên Mẫu Sơn cho biết: Đây là quả của cây rau ngót rừng. Quả này hiếm thấy vì đi rừng gặp nhiều cây rau ngót, tuy nhiên không phải cây nào cũng có quả. Quả rau ngót rừng có màu vàng tươi độc, lạ này được người dân giới thiệu là vị thuốc đặc biệt có thể chữa các bệnh đau đầu.
Những cây nấm linh chi màu đen và đỏ cũng được người Dao nơi đây hái được từ rừng. Trung bình giá bán của những cây nấm đặc biệt này là khoảng 2 triệu đồng/kg.
Những chú rùa đá được người dân bắt được từ rừng và đem nhốt trong những chiếc lồng tre đan trông rất sơ sài, đơn giản nhưng lạ và đẹp mắt. Giá của những chú rùa đá này là 200.000/con.
Theo như các bài thuốc của người Dao thì rết rừng ngâm rượu cũng là một loại thuốc chữa các bệnh về xương khớp rất hiệu quả.
Những khóm lan rừng bung nở hoa màu tím nhạt đẹp lung linh trong sương sớm vùng cao tại chợ phiên Mẫu Sơn. Nhiều người có đam mê về lan rừng coi đây như là điểm đến để đươc thỏa sức chiêm ngưỡng và lựa chọn những nhánh lan rừng mang về phố trưng và trồng.
Những trái dưa chuột màu vàng được người Dao nơi đây trồng trên các vạt đồi nơi đỉnh mù sương này cũng được nhiều người lựa chọn vì độ đảm bảo sạch, giòn và ngọt. Những trái dưa chuột ở Mẫu Sơn có kích thước to khác thường so với các giống dưa chuột ở miền xuôi.
Chanh rừng Mẫu Sơn nở múi căng mọng được đánh giá là vị thuốc trị ho rất tốt. Tùy từng thời điểm mà giá của loại chanh bé tin hin này có thể dao động từ 50.000-100.000/kg. Thậm chí có thời điểm hiếm giá chanh rừng này có thể lên đến 200.000/kg
Những trái đào Mẫu Sơn vốn đã rất nổi tiếng thơm ngon, tuy nhiên nhiều năm trở lại cây vườn đào trên đỉnh Mẫu Sơn đang dần bị thoái hóa nên những trái đào không còn căng mọng như những mùa đào trước đây.
Vị chua chua ngọt ngọt của những trái quất hồng bì căng mọng khiến nhiều người không thể cưỡng lại. Loại trái này được người dân trồng ở các sườn núi đá, nơi ẩm ướt hoặc hái từ rừng già .
Đây không chỉ là dịp để du khách được hòa mình ngắm cảnh mây trời Mẫu Sơn, mà du khách còn có cơ hội thưởng thức và mua làm quà những thức đặc sản của người Dao chỉ có ở nơi đỉnh mây mù này.
Theo Dân Việt
Những món ăn đặc sản không đâu có tại Phú Quốc bạn nên thử
Bên cạnh việc trải nghiệm những điểm check in tuyệt vời tại hòn đảo Phú Quốc, bạn nhớ đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản chỉ riêng có tại địa phương này nhé!
Bún Quậy Kiến Xây
Món Ăn địa phương hình thành ở Phú Quốc cuối thế Kỉ XX, mặc dù ngày nay có nhiều Thương Hiệu và rải rát một số tỉnh thành Việt Nam nhưng Bún Quậy Kiến Xây Phú Quốc vẫn là cái nôi khai sinh của Bún Quậy, có vị truyền thống và phong cách đặc trưng mà nơi khác không có được. Quán mở cả ngày , với lượng khách du lịch và địa phương đều rất đông.
Ở Phú Quốc bạn lưu ý chỉ có một quán bún quậy duy nhất đó có tên là Kiến Xây. Đến đây, bạn sẽ được dịp ngạc nhiên khi thấy cảnh tượng có một không hai: khách hàng tự làm lấy mọi thứ. Quán đông nghẹt, khách quen đều hiểu "muốn ăn thì lăn vào bếp". Gia vị làm nước chấm gồm: muối, đường, tiêu Phú Quốc, bột ngọt, ớt, tắc được để sẵn, khách tới tự động vào bếp làm nước chấm theo khẩu vị của mình. Dao thớt để xắt ớt, tắc chỉ có một, mà quanh bếp luôn có hàng chục người cầm đứng chờ, người này hối người kia xắt nhanh lên nên không khí lúc nào cũng rộn ràng, vui vẻ.
Các thực khách phải tự phục vụ khi đến thưởng thức món ăn tại đây
Công đoạn làm nước chấm đã xong, nhưng thực khách vẫn chưa thể ngồi vào bàn được đâu, bởi còn phải đứng chờ cô chủ quán làm bún nữa. Vì không có người phục vụ nên thực khách phải xếp hàng để chờ tới lượt mình, nếu không thì chẳng thể nào có được bún để ăn.
Chả tôm, chả cá sẽ được quết lên xung quanh tô, sau đó cho bún vào và chan nước lèo, quậy quậy là thành ngay tô bún "vừa thổi vừa ăn".
Và phải tận mắt chứng kiến được quá trình làm bún, bạn sẽ tự giải đáp được lý do vì sao món này được gọi là món bún quậy. Chả tôm, chả cá sẽ được quết lên xung quanh tô, sau đó cho bún vào và chan nước lèo, quậy quậy là thành ngay tô bún "vừa thổi vừa ăn". Điểm làm cho món bún quậy Kiến Xây thơm ngon là vì chả tôm và chả cá tươi ngon. Còn bún thì lại được làm ngay tại quán.
Gỏi Cá Trích
Gỏi cá trích là một trong những món ăn được nhiều du khách chọn thưởng thức khi đến Phú Quốc. Ngoài cá trích tươi sống được sơ chế sạch, xẻ đôi, bỏ xương, đặc sản này còn cần đến nhiều nguyên liệu khác như hành, ớt, chanh, dừa nạo, nước mắm, đậu phộng, các loại rau thơm, bánh tráng... Tổng hòa tất cả hương vị trên mang đến nét độc đáo cho gỏi cá trích Phú Quốc.
Địa chỉ tin dùng:
Quán Việt 261 Nguyễn Trung Trực
Nhum (Cầu Gai)
Có vẻ ngoài kỳ dị, song nhum biển là một đặc sản hấp dẫn, có giá trị dinh dưỡng cao ở Phú Quốc. Người ta có thể sử dụng nhum biển để chế biến nhiều món ngon như ăn sống với mù tạt, nước tương, nấu cháo, nướng mỡ hành... Sản vật này ở Phú Quốc có vị beo béo rất đặc biệt.
Ghẹ và hải sản khác
Nép mình dưới chân núi Hàm Ninh, làng chài Hàm Ninh là điểm đến hoang sơ, thú vị ở Phú Quốc. Tại đây, ngoài trải nghiệm, tìm hiểu cuộc sống ngư dân vùng biển đảo, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các loại hải sản hấp dẫn, trong đó có ghẹ Hàm Ninh nức tiếng từ lâu. Những con ghẹ ở đây nhỏ nhưng chắc thịt, luộc lên đỏ au, đượm nồng vị biển, khiến bạn khó lòng chối từ.
Để thưởng thức những đặc sản này, bạn có thể ghé qua nhà hàng Búp; Nhà hàng Ra Khơi; Nhà hàng Hạnh Nhung.
Các món ăn từ Nấm Tràm
Phú Quốc có rất nhiều rừng tràm, mùa khô tràm rụng lá tạo thành lớp mùn dày dưới gốc hoặc thân cây tràm khô. Đến đầu mùa mưa tháng 4-5 độ ẩm, nước mưa đầu mùa tạo điều kiện cho nấm từ đây mọc lên rất nhiều. Và một vài món từ tràm như canh nấm Tràm hay Súp Nấm tràm là món ăn khó cưởng có ở nhiều nhà hàng ở Phú Quốc. Có điều bạn cần lưu ý là nấm tràm theo mùa nên khi ăn trái mùa chỉ có nhà hàng lớn, chuyên nấm mới có.
Nhật Lâm
Theo vnmedia.vn
Cao Bằng có những đặc sản gì khiến du khách tấm tắc khen ngon? Núi rừng Cao Bằng có những đặc sản khiến du khách đến đây đều gật gù tấm tắc khen ngon. Đặc sản ngon của Cao Bằng Hỏi: Cao Bằng có những đặc sản gì khiến du khách tấm tắc khen ngon? A. Gà quay 7 vị B. Vịt quay 7 vị C. Lợn quay 7 vị D. Ngỗng quay 7 vị Đáp án:...