Đặc sản “trời cho” mọc trên đá ở Việt Nam, ra suối lấy về tiền vào túi đều đều
Đây được xem là đặc sản của tự nhiên, chẳng cần trồng mà vẫn có thể kiếm tiền sau khi lấy về bán.
Nhìn qua bên ngoài, thứ màu xanh này chẳng có gì hấp dẫn vậy mà từ bao đời nay được xem là món đặc sản rất ngon.
Rêu đá là loại rêu đặc sản của vùng Tây Bắc đặc biệt là Sơn La.
Chúng nằm trên các gờ đá ở bờ suối, ở vùng nước nông từ đầu gối đến bàn chân, không mọc ở những vùng nước sâu hay nước tù đọng.
Nếu muốn lấy được rêu, người nhặt rêu phải đi dọc các khe suối có nhiều đá, khá gập ghềnh và trơn trượt. Việc nhặt rêu có thể kéo dài cả ngày trời.
Video đang HOT
Người nhặt rêu sẽ dùng dao hoặc vật sắc để tách chúng ra khỏi đá. Với rêu mọc trôi nổi trên nước thì dùng vợt xúc.
Rêu đá mọc vào mùa thu khi nước trong xanh. Sau khi nhặt về, người ta sẽ dùng chày gỗ để đập dập trên tảng đá sạch hay thớt cứng.
Tiếp đó, người nhặt rêu sẽ tìm các sạn, cát bám trên rêu rồi làm sạch trước khi bán.
Rêu có thể được chia thành 3 nhóm gồm có cui, cay và tau. Trong đó, “tau” là rêu mọc từng mảng ở ao và khe suối, còn “cay” là rêu sợi rời rạc, còn “cui” mọc thành sợi như tóc màu sẫm.
Rêu đá sau khi đưa về có thể chế biến thành canh rêu, nộm rêu và rêu nướng. Trong đó rêu nướng là món ăn được nhiều người thích nhất.
Rêu có thể bảo quản tươi. Tuy nhiên cũng có một cách khác là gác bếp để ăn dần.
Người bán thường quấn rêu thành từng bánh tròn có giá từ 20.000 đồng – 30.000 đồng/kg. Những người từ miền xuôi lên cũng rất thích mua loại rêu này về để ăn.
Không chỉ có Tây Bắc mà ở huyện Tân Sơn, Phú Thọ cũng có loại rêu đá nổi tiếng. Bà con nơi đây cho rằng, nhờ món rêu này mà có nhiều người sống trường thọ.
Đặc sản Hà Nội cuối mùa, bà nội trợ tranh thủ cấp đông để dành ăn cả năm
Bước qua mùa sấu non, Hà Nội đang vào cuối mùa sấu bánh tẻ. Để giữ hương vị đặc biệt của loại quả này khi chế biến các món ăn, nhiều bà nội trợ nhanh tay đặt mua cả chục cân để cấp đông ăn dần do đây được xem là thời điểm sấu ngon nhất.
Sấu là một loại quả đặc trưng theo mùa với người dân miền Bắc. Tuy nhiên, mùa sấu chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm). Mùa sấu non bắt đầu từ đầu tháng 5 dương lịch. Những người kỹ tính thì không thích sấu non vì,loại trái cây "bao tử" này nhỏ, vị chua chưa đủ kích thích vị giác lên đến cực đỉnh.
Sấu được xem là quả đặc sản theo mùa của người dân miền Bắc
Phải đến khi ra quả khoảng hai tháng thì những trái sấu bánh tẻ đến độ ngon nhất. Lúc này quả sấu có lớp vỏ hơi sần nhưng có cùi dày, độ chua vừa đủ và dễ dàng phối sấu với các món ăn, từ giản đơn đến cầu kỳ phức tạp. Đây cũng là thời điểm nhiều bà nội trợ thường mua sấu về tích trữ trong ngăn tủ đông để ăn dần cả năm.
Chị Vân, chủ một cửa hàng hoa quả tại Yên Nghĩa (Hà Đông - Hà Nội) cho biết cứ đến mùa sấu thì gia đình chị lại nhập thêm loại quả này về bán cho người dân trong khu vực. Thời gian đầu mùa, giá sấu luôn đứng ở mức cao từ 70.000-80.000 đồng/kg, thậm chí có người rao bán tới 100.000đ/kg nhưng không có nhiều hàng để bán.
Tiểu thương này cho hay khi sấu bánh tẻ là thời điểm thu hoạch sấu rộ nhất. Quả sấu đủ già để có thể giữ được lâu hơn. Đây cũng là lúc sấu được các chị em công sở, bà nội trợ sử dụng vào nhiều mục đích. Dù sấu bánh tẻ đang vào cuối vụ nhưng giá rất ổn định. Cửa hàng chị vẫn bán 35.000đ/kg với loại quả to chọn đều. Người dân mua bốc xô là 25.000đ/kg. Chị Vân chia sẻ thời gian này, khách thường mua ít nhất từ 2-5kg. Có người mua cả yến để về ngâm đường và bỏ tủ cấp đông.
Theo chị Vân, mọi năm tầm này mỗi kg sấu chỉ từ 15.000-20.000đ/kg nhưng năm nay mất mùa nên giá cao hơn. Dù vậy, mỗi ngày cửa hàng chị vẫn bán được từ 70 đến 100kg sấu tươi cho người dân trong khu vực.
Các đầu mối bán sấu cho biết mỗi ngày vẫn bán đều cả tạ quả
Ngoài việc được bán nhiều ở các khu chợ dân sinh, sấu bánh tẻ cũng đang được nhiều người rao bán trên các trang mạng xã hội và chợ online. Chị Tuyến ở Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết mỗi ngày gia đình chị nhập về 2-3 tạ sấu tươi từ các tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên nhưng thường hàng nhập về đến đâu là bán hết đến đó do mỗi người mua từ 5 đến 10kg để tích trữ ăn dần. Chị cho biết gia đình mình hiện đang bán 250.000 đồng/10kg sấu tươi đã nạo vỏ. Với những đơn lẻ dưới 10kg sẽ có giá 27.000đ/kg, nhà chị chỉ ship đơn hàng từ 5kg trở lên.
Theo chị Tuyến sấu là loại quả được nhiều người ưa thích. Các bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ô mai sấu, sấu chua giòn, sấu dầm chua cay, sấu dầm chua mặn, sấu ngâm mắm, sấu ngâm gừng,... Trong đó, món ăn đơn giản và dễ làm nhất là món rau muống luộc dầm sấu. Khi rau gần chín, thả thêm vào 4-5 trái sấu bánh tẻ đã gọt vỏ. Khi sấu chín mềm, dầm cùng nước rau. Chưa hết, vài quả sấu dầm với nước mắm ngon dùng để chấm rau luộc thì... tuyệt đỉnh.
Vì sắp hết mùa nên nhiều người mua cả chục cân về vừa ngâm đường và cấp đông ăn dần. Thậm chí có người mua tới 20kg để gửi biếu người thân, người thân sinh sống ở miền Nam. Những quả sấu bánh tẻ sau khi được nạo qua vỏ, rồi rửa sạch, để ráo nước trước khi chia vào các túi nhỏ, chừng dăm ba lạng, buộc kín và để vào ngăn cấp đông của tủ lạnh. Thế là các gia đình có sấu bánh tẻ ăn cả năm.
Chị em công sở khoe thành tích sau một ngày lao động vất vả
Chị Thu Nga (Hà Đông, Hà Nội) thừa nhận mua sấu tầm này trữ là chuẩn nhất vì sấu nhiều thịt, hạt bé, làm món gì cũng ngon. Theo chị Nga dù năm nay sấu mất mùa nhưng giá tầm này khoảng 25.000-30.000 đồng/kg là chấp nhận được bởi vừa được sấu ngon mà giá rẻ hơn đầu mùa rất nhiều. Chị cũng cho biết đã mua 5kg sấu về cấp đông ăn dần. Một trong những món ăn được các thành viên trong gia đình chị thích khi mùa đông đến là vịt om sấu. Theo đó, độ béo ngậy của thịt vịt khi quyện với vị chua của sấu thật không gì bằng. Bên cạnh đó thì sấu bánh tẻ đem nấu canh chua sườn, hoặc cá cũng đều là hết ý.
Ngoài cấp đông tủ lạnh, chị Tuyến còn cho biết có một cách tích trữ sấu bánh tẻ khác là hấp chín, tách bỏ hạt, lấy phần thịt sấu và nước luộc. Sau đó, bỏ tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và cho hỗn hợp này vào từng ô nhỏ của khay làm đá, để vào tủ lạnh. Mỗi lần nấu thì chỉ cần cho từ một đến hai viên là được nồi canh chua ngon tuyệt.
Đặc sản kinh dị đem về thu nhập tiền triệu cho thương lái miền Tây Ngôi chợ bán duy nhất một "đặc sản" xứ đồng ai mới nghe lần đầu cũng thấy lạ lẫm. Tuy nhiên nhờ sự "độc nhất vô nhị" mà chợ chuột Phù Dật nằm trong top 100 phiên chợ độc đáo của Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. Với người dân miền Tây thì chuột là thực phẩm...