Đặc sản Sơn La trọn bộ từ A đến Z những món ăn siêu hấp dẫn nhất
Nghe đến Sơn La chắc hẳn nhiều người đã cảm thấy thích thú với những núi đồi trùng điệp, con suối xanh trong cùng với nền văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống.
Bên cạnh điểm nhấn là cao nguyên Mộc Châu rộng tới 1.600ha đồng cỏ ngập sắc hương thì bạn còn bị mê hoặc bởi những cánh đồng tam giác mạch, hoa cải vàng, vườn dâu tây trĩu quả…Sơn La nói chung hay Mộc Châu nói riêng luôn hứa hẹn mang tới những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Nếu có cơ hội đến đây thì mọi người đừng bỏ qua đặc sản Sơn La đầy đủ và hấp dẫn dưới đây nhé!
Món ngon đặc sản Sơn La
Đặc sản Sơn La có vô số các loại thực phẩm từ cây trái sai quả đến cả chè, sữa…đảm bảo cho mọi người thoải mái lựa chọn.
Với khí hậu ôn hòa, mát mẻ cùng với núi cao trên 1.000m, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất nổi tiếng với nguồn sữa chất lượng của cả nước. Nếu có đến đây thì bạn đừng quên mang đặc sản Sơn La là sữa về nhé.
Quy mô sữa Mộc Châu cũng rất lớn với trên 25.000 con, liên kết chặt chẽ với gần 600 hộ nông dân và được sản xuất theo quy trình VietGAP sạch sẽ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Sữa Mộc Châu trở thành biểu tượng cho sự thuần khiết mát lành, tự nhiên và được người tiêu dùng nhiều năm bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Bên cạnh sữa tươi, bạn có thể mua cả sữa chua nếp cẩm Mộc Châu, bơ Mộc Châu hay bánh sữa nhé.
Chè Mộc Châu
Tuy ra đời từ lâu nhưng mãi đến năm 1958 thì chè Mộc Châu mới trở thành cây trồng chủ lực và được đưa vào trồng thử nghiệm tại cao nguyên ở khu vực 66. Sau gần 60 năm thì cây chè Mộc Châu cũng là đặc sản Sơn La hấp dẫn nếu bạn muốn tìm kiếm một món quà về cho các ông, các bà hay bậc phụ huynh thích uống chè nhé.
Hiện nay, tổng diện tích chè của Mộc Châu rộng tới 3.000ha với sản lượng chè búp khoảng trên 23.000 tấn. Chè ở đây nổi tiếng nhất là chè tuyết san chiếm tới 2.500ha trên 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ. Sau 8 năm sản xuất thì chè tuyết san đã có mặt thị trường nước ngoài và còn được Cục sở hữu trí tuệ đăng ký sản phẩm.
Nếu đang tìm kiếm một loại đặc sản Sơn La mà được nhiều người yêu thích thì chắc chắn xoài Yên Châu luôn nằm trong Top đầu. Đây là loài xoài bản địa duy nhất của miền Bắc Việt Nam nằm trong các danh mục cần giữ gìn và phát trển của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc.
Hiện nay xoài Yên Châu được trồng trên 600ha với sản lượng trung bình khoảng 500 tấn/năm. Có nhiều giống xoài khác nhau như: muồng gút, mắc trai, muồng ngu…và nổi bật với 2 giống xoài tròn (Muồng kẻo) và xoài Hôi (Muồng khăm) bởi vị ngọt thơm siêu hấp dẫn.
Tỏi cô đơn Phù Yên
Nghe tên tỏi cô đơn Phù Yên có vẻ khá độc đáo đúng không nào. Đây cũng là một trong những đặc sản Sơn La có khả năng chữa được nhiều bệnh. Sở dĩ gọi là tỏi cô đơn bởi tỏi ở đây chỉ có 1 tép nhỏ bằng ngón tay út.
Theo người dân chia sẻ thì giống tỏi tía ở Phù Yên chỉ trồng trên đất cát ở đây thì mới thành tỏi cô đơn, còn mang đi chỗ khác đều không được. Cũng bởi giá trị dinh dưỡng cao, lại hiếm nên có khi giá tỏi tăng cao từ 300.000- 500.000 đồng/kg.
Khoai sọ Thuận Châu
Khoai sọ Thuận Châu hay có tên khác là khoai sọ Cụ Cang cũng rất nổi tiếng với hương vị thơm ngon, ngọt bùi tự nhiên. Chỉ cần nấu canh trong vài phút là bạn đã cảm nhận rõ mùi thơm lan tỏa khắp không gian. Nếu muốn tìm kiếm một loại đặc sản Sơn La “khác biệt” thì đừng bỏ qua khoai sọ Thuận Châu nhé.
Khoai sọ Cụ Cang là tên gọi ghép từ 2 bản Cụ và bản Cang của xã Chiềng Ly- Thuận Châu- nơi trồng ra giống khoai sọ nổi tiếng này. Vì được trồng trên vùng có khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt nên khi ăn bạn cảm nhận rõ vị ngon mới lạ khác hẳn so với vùng khác.
Video đang HOT
Nhãn Sông Mã
Nhãn không chỉ nổi tiếng ở Hưng yên mà bên cạnh dòng sông Mã cũng mọc lên những cây nhãn với vị ngọt đậm tự nhiên. Nhãn sông Mã là một trong những vùng trồng cây lớn hàng đầu của miền Bắc và thậm chí còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay toàn huyện có tới hơn 4.000 ha nhãn với năng suất khoảng 6 tấn/ha. Ngoài nhãn tươi sông Mã là đặc sản Sơn La nổi tiếng thì bạn cũng dễ dàng mua ngay được những túi long nhãn siêu hấp dẫn.
Chè Tà Xùa Bắc Yên
Nhắc đến chè ở Sơn La thì còn một địa điểm khác bạn có thể tìm mua cũng rất ngon, đó là chè Tà Xùa Bắc Yên. Xã Tà Xùa nằm ở độ cao 2.300m so với mực nước biển, những cây chè cũng đã hơn 200 năm tuổi với mây núi phủ quanh năm nên có vị ngon khác biệt. Mỗi khi hái lá, người dân phải trèo lên cây cao, hái từng búp trà non bỏ vào gùi. Vì là cây cổ thụ nên hái mất nhiều công sức và năng suất không cao. Khi chế biến cũng khá kỳ công bởi được mọi người tự sao tay mà không cần máy móc.
Na Mai Sơn
Na Mai Sơn hiện nay có diện tích tới hơn 140ha và được sản xuất chuẩn theo quy trình VietGap với sản lượng khoảng hơn 1.400 quả/vụ. Đây cũng là một trong những đặc sản Sơn La hấp dẫn với quả vừa phải, tròn đều, ít hạt và đặc biệt thịt quả màu trắng ngà, dai, vị ngọt đậm cùng mùi thơm dịu tự nhiên. Thường mùa na ở Mai Sơn bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến tháng 10 hằng năm nên bạn tranh thủ lên đây chơi vào thời gian này nhé.
Đến với vùng đất bao la của trời đất thì chắc chắn không thể thiếu các món ngon Sơn La ăn hoài mà vẫn thấy thích nhé.
Nhắc đến các món ngon Sơn La thì chắc chắn bạn không thể quên xôi ngũ sắc quá ngon và đẹp mắt. Gạo nếp được chọn là gạo Mường Chanh hoặc Mường Tấc, đem ngâm với nước lá cây “Khảu Cắm” tạo thành đủ các màu: tím, đỏ, trắng, vàng, xanh tượng trưng cho âm dương ngũ hành và tinh thần đoàn kết của các dân tộc anh em. Món xôi ngũ sắc hấp dẫn du khách với hương vị đặc trưng vừa dẻo, vừa thơm cùng màu sắc lung linh.
Đến Sơn La mà chưa thử thịt trâu gác bếp thì thật là thiếu sót. Để làm món ngon Sơn La độc đáo này, người dân phải chọn thịt ở bắp, ít gân và thớ thịt đều, đẹp. Sau đó lọc bỏ gân, thái miếng dài từ 15cm, rộng 7- 8cm, dày từ 2- 3cm và đem ướp gia vị. Phần gia vị cũng đủ loại từ muối, đường, mì chính, tỏi, sả và đặc biệt là mắc khén chỉ có ở nơi đây. Đem giã nhỏ tất cả rồi ướp vào thịt từ 2-3 tiếng cho thấm. Sau đó mới đem xiên thịt phơi nắng hoặc gác bếp. Khi ăn, bạn đem nướng trên than hồng cho thơm và thưởng thức ngay để cảm nhận rõ vị cay của ớt, vị ngọt của thịt và nhất là mùi ngai ngái của khói bếp nữa nhé.
Gỏi cá
Để thết đãi khách quý, đồng bào dân tộc Thái thường chế biến món gỏi cá. Người Thái có câu: “Xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi”, nghĩa là “Thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi”. Hiện nay, món gỏi cá được nhiều người chế biến và có mặt ở các thực đơn trong nhà hàng cũng rất hấp dẫn.
Cơm lam
Cơm lam cũng là món ngon Sơn La đặc trưng được chế biến từ gạo nếp nương, ngâm ủ qua đêm rồi cho vào từng ống tre gọi là may khâu (Lam Pa Ngà), thêm chút nước vừa đủ rồi nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong, cho lên bếp đốt củi đun đến khi ống nứa cháy sém.
Sau khi bạn tách từng phần cật thì chỉ còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng cây cơm trắng nõn quá thơm và hấp dẫn. Khi thưởng thức, bạn có thể chấm muối hoặc vừng, chẩm chéo…cũng rất đậm đà nhé.
Nghe cái tên Pa pỉnh tộp chắc hẳn bạn đã thấy độc đáo đúng không nào. Món ngon Sơn La này được chế biến từ cá với các loại gia vị là: mắc khén, xả, gừng, ớt tươi, rau thơm, hành tươi…Ban đầu họ chọn có chép, trắm hoặc cá trôi nặng từ 200-400g. Sau đó mổ dọc sống lưng, để nguyên nội tạng, bỏ mật và nhồi vào bụng cá cùng với các loại gia vị trên. Đợi khi gia vị đã ngấm đều, bạn cho cá vào híp (đoạn tre tươi kẹp chặt cá) rồi nướng trên than củi hồng. Món cá nướng vàng thơm lan tỏa với gia vị cua cay đặc trưng phải gọi là ngất ngây luôn nhé. Ăn cá với chút cơm xôi dẻo dẻo nữa thì đúng chuẩn hương vị nơi đây.
Nậm Pịa
Nậm Pịa cũng là món ăn rất lạ được làm từ tiết bò hoặc tiết dê để đông cùng với dạ dày, đuôi, cuống tim và không thể thiếu 1 thứ nước sền sệt từ ruột non của con bò gọi là “pịa”.
Người ta chọn đoạn ruột non để lấy pịa, ninh xương và các nguyên liệu trên để lấy nước. Sau đó thì cho pịa vào, cho thêm chút mật bò vào pịa. Phần ruột non sau khi lấy phải buộc chặt 2 đầu, sau đó cắt khúc và trộn cùng với mắc khén, rau thơm, tỏi, ớt…rồi đun sôi lên. Món ăn này đun trên bếp đến khi sền sệt, ăn kèm với rau chuối và bạc hà thì quá hấp dẫn. Có thể lúc đầu bạn chưa quen nên chưa dám ăn nhưng đến lúc biết rồi thì sẽ thích nhé.
Cháo mắc nhung
Cháo mác nhung cũng là món ngon Sơn La là bạn không thể bỏ qua. Món ăn này chế biến từ loại quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị đắng ngọt cay cay.
Sau mùa gặt, quả mắc nhung trên nương bắt đầu chín mọng. Bà con đem về rửa sạch, thêm gừng với gạo tấm, tưới ít nước, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng hoặc đồ xôi chỉ 30 phút. Vậy là bạn đã có món ăn sền sệt, hơi đắng, thêm chút cay mới lạ lắm nhé.
Gỏi da trâu
Nghe đến gỏi da trâu nhiều người vẫn chưa tưởng tượng được hương vị của chúng ra sao và chế biến thế nào. Thực ra để làm món này cũng khá kì công nhưng thành quả cuối cùng lại vô cùng ngọt ngào. Bạn sẽ được thấy những miếng da trâu có màu vàng nhạt, trong trong, đến lúc cắn thì giòn giòn sần sật quyện với chút chua chua của măng, thêm gia vị mới lạ như rau thơm, mắc khén, mùi ta, lạc giã nhỏ…Thay vì dùng chanh hay giấm, người dân nơi đây lại ngâm măng chua tươi, thêm nước suối và các loại gia vị khác. Lúc đó trộn chung với gỏi da trâu mới chuẩn vị.
Có thể nói vùng đất Sơn La sở hữu vô số những địa điểm nổi tiếng, trong đó bao gồm cả đặc sản và nhiều món ngon hấp dẫn. Dù lên đây nhiều lần nhưng chúng tôi chắc chắn rằng bạn vẫn muốn đi hoài mà không thấy chán. Gợi ý những món ăn ngon sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian nấu nướng. Bạn không phải vắt óc căng thẳng nghĩ xem “Hôm nay ăn gì” hay “Tối nay ăn gì”. Chúc các chị em thành công!
Đặc sản Tuyên Quang chinh phục mọi khách mê ẩm thực
Miên đât gai đep khiên hut hôn du khach ca vi nhưng mon my vi tuyêt vơi. Đăc san Tuyên Quang nôi tiêng phai kê đên thit lơn đen, banh trưng kiên...
Thịt lợn đen: Lợn đen được bà con người dân tộc tại các xã trên địa bàn huyện Na Hang, chăn thả tự nhiên, không sử dụng tăng trọng, lợn có trọng lượng từ 40 - 55kg .
Thịt lợn đen nổi tiếng với vị thịt thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn... Từ lợn đen, người Nà Hang đã chế biến thành những món ăn độc đáo như: Thịt lợn nướng riềng mẻ, thịt lợn nướng ngũ vị hương, thịt lợn xào lăn...
Lạp xưởng Suối Khoáng: Lạp xưởng thực chất là thịt lợn đen nhồi vào lòng của thịt lợn đen rồi phơi ra nắng và treo lên gác bếp. Nhờ đó mon đăc san Tuyên Quang nay có thể bảo quản được quanh năm. Đây là phương thức độc đáo của lạp xưởng độc đáo của đồng bào dân tộc vùng cao giúp có thực phẩm dự trữ lâu dài trong nhà đồng thời tạo ra một món đặc sản ngon với hương vị rất đặc biệt.
Ngô nếp Soi Lâm. Ngô nếp Soi Lâm bắp nhỏ, bẹ mỏng, lõi nhỏ đặc, ngô luộc lên hạt trong và bóng, ăn rất dẻo mang vị ngọt thanh không khác gì thứ ngô nếp nương của đồng bào vùng cao. Đây là ngô nếp ta, ngô giống do bà con tự bảo quản. Tương truyền rằng, ngô nếp được trồng ở Soi Lâm từng được chọn làm quà tiến vua. Bây giờ ngô nếp Soi Lâm vẫn nức lòng thực khách.
Bánh nếp nhân trứng kiến. Đến với những ngôi nhà sàn người Tày, ban se đươc thưởng thức bánh nếp nhân trứng kiến, mon đăc san Tuyên Quang đôc đao. Nếm từng miếng nhỏ để cảm nhận mùi vị thơm ngon của nếp, vị ngậy béo của nhân trứng kiến quyện lẫn hành và thì là. Tuy nhiên cũng có người vì nhạy cảm, thì có thể bị dị ứng khi ăn món bánh này giống như người bị dị ứng khi uống rượu ong.
Bánh cuốn cha viên. Chả được làm từ thịt lợn địa phương, giống lợn thơm ngon và chắc thịt. Sau khi băm nhỏ, thịt sẽ được trộn với nấm hương và mộc nhĩ vùng cao, tiếp đến được nắm thành viên nhỏ, rán chín ăn kèm với bánh cuốn. Nếu ai đó đã có dịp thử các món bánh cuốn ở những vùng miền khác nhau sẽ thấy được sự khác biệt trong nước chấm của bánh cuốn Tuyên Quang.
Rượu ngô Na Hang. Rượu ngô Na Hang không chỉ dễ "say như điếu" bởi chất ngô ngọt lử mà còn bởi công thức gây men đặc biệt từ lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp... Chỉ cần một nhấp rượu đăc san Tuyên Quang nay, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể.
Cam sành Hàm Yên. Cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cho vị ngọt mát. Đây là loại cam có giá trị dinh dưỡng cao: hàm lượng đường trên 10%; hàm lượng vitamin C từ 40 - 90 mg/100g cam tươi. Ngoài ra, cam sành Hàm Yên còn có thành phần axit hữu cơ, axit có hoạt tính sinh học cao, các chất khoáng và dầu thơm tốt cho sức khỏe con người.
Gỏi cá bỗng sông Lô. Cá bỗng để chế biến món gỏi phải là cá nuôi được 1,5-2 năm, trọng lượng đạt 2,5-3kg, thịt chắc. Gỏi cá Tuyên Quang không dùng thính gạo mà dùng chính xương cá băm nhỏ rang vàng, cán mịn rồi trộn đều với lạc rang giã rối, ăn cùng những lát cá thái mỏng kèm theo gia vị, rau thơm và các loại lá rừng nước sốt gia vị sánh ngọt hấp dẫn, thích thú vô cùng.
Cơm lam Phú Lâm. Ai đã từng thưởng thức cơm lam nơi đây sẽ không bao giờ quên được hương vị dẻo thơm của nếp. Hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của nước ống tre, vị thanh thanh lá chuối, mùi của khói bếp lửa thật quyến rũ. Cơm lam có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon mà không bị hỏng, và có thể ăn cùng với nhiều thức ăn khác.
Thịt trâu gác bếp. Một đặc sản lừng danh Tuyên Quang khác là thịt trâu gác bếp. Thịt trâu ở vùng núi Tuyên Quang nổi tiếng là sạch và ngọt thịt. Khi trâu được mổ, lấy nguyên thịt nạc, dần cho mềm và ướp với tỏi, ớt, gừng, sả và những gia vị khác, sấy trên than củi hoặc hun khói trên gác bếp. Khi ăn, có thể cuốn thịt trâu khô với lá rau cải, chấm thêm với ma-gi, mù tạt, uống với bia.
Mắm cá ruộng Chiêm Hóa. Đây vừa là món ăn truyền thống, cũng vừa là một vị thuốc độc đáo của đồng bào dân tộc Tày từ bao đời nay. Để có hũ mắm cá thơm ngon tuyệt hảo, bà con dân tộc Tày nơi đây đã phải mất đúng 13 tháng trời: Nuôi cá ở ruộng 3 tháng, ủ men làm mắm 10 tháng. Hương vị đặc trưng của thứ đặc sản này khiến cho ai đã từng một lần thưởng thức sẽ khó quên.
Bánh gai Chiêm Hóa. Muốn có chiếc bánh thơm ngon, phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm, sau đó để ráo nước và xay thành bột. Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái nhỏ, đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay nhuyễn, trộn với bột và mật mía làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp với lá chuối khô, tạo nên hương vị rất đặc trưng.
Măng khô. Măng là món quà hương rừng tinh tuý của mảnh đất miền núi. Từ măng nứa, măng tre, măng mai... có thể chế biến thành nhiều món như măng xào, măng cuốn, măng nhồi thịt, măng đắng luộc chấm mẻ... Món nào cũng có hương vị riêng, đậm đà, khó quên. Măng còn để ngâm chua, xào cùng thịt trâu, một món ăn rất đặc biệt của đồng bào dân tộc vùng núi cao.
Xôi ngũ sắc. Xôi ngũ sắc (5 màu, gồm trắng, xanh, đen, đỏ, vàng) được làm để dâng tế thần linh. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Tày, đây là biểu tượng của "ngũ hành", tượng trưng cho kim, mộc, thủy, hỏa, thổ - 5 yếu tố vật chất tạo ra sự sống.
Bánh khảo. Là món bánh truyền thống của đồng bào Tày trong dịp Tết Nguyên đán. Bánh khảo làm rất công phu, nên trước Tết khoảng nửa tháng, chị em trong các gia đình người Tày lại cùng nhau làm bánh.
Ẩm thực Sơn La: 5 món ngon nhất định phải thử dù chỉ một lần Sơn La là một trong những tỉnh miền núi phía bắc có nền ẩm thực phong phú. Ngoài thưởng thức vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, ẩm thực Sơn La mang đến cho thực khách những nhớ thương khó lòng mà quên được. VeXeRe.com sẽ giới thiệu 5 món ngon nhất định bạn phải thử khi đến với Sơn La dù chỉ...