Đặc sản Phú Thọ ăn một lần là nhớ mãi
Đặc sản Phú Thọ là những món ăn rất lạ nhưng ngon miệng vô cùng và chỉ có ở Phú Thọ mới có mà thôi.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món ăn đặc sản Phú Thọ qua bài viết sau nhé!
Đặc sản Phú Thọ ăn một lần là nhớ mãi
Đặc sản Phú Thọ ăn một lần là nhớ mãi:
Thịt chua Thanh Sơn là một đặc sản của người Mường vùng Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ.
Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng.
Nó vừa có vị ngọt vừa thơm lại vừa miệng, thường ăn thịt kèm với các loại lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm… chấm với tương ớt.
Cọ ỏm:
Cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ.
Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5 – 10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn.
Video đang HOT
Người khéo léo sẽ nấu được mẻ cọ có màu nâu sậm, sau khi ỏm xong, nồi cọ có một lớp váng giống như váng mỡ nổi quanh nồi.
Bưởi Đoan Hùng:
Ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất.
Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất sẽ khiến người ăn cảm nhận vị bưởi đang tan vào tận ruột gan, da thịt.
Bánh tai:
Sở dĩ có tên là bánh tai vì hình dáng chiếc bánh khi hoàn thành rất giống với tai.
Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị.
Rau sắn:
Món ăn này được lấy từ những ngọn của cây sắn xanh mướt trồng trên những núi đồi bạt ngàn.
Mỗi mùa sắn đến, người ta thường chọn lá nếp của cây sắn trắng, không già quá mà cũng không non quá đem về rửa sạch, vò kỹ với muối.
Lá sắn muối có thể nấu được rất nhiều món ăn ngon: Lá sắn muối xào với mỡ lợn, lá sắn muối kho cùng tép hay lá sắn muối nấu canh chua đầu cá.
Rêu đá:
Rêu được người Mường lấy về từ suối, trên các mỏm đá, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ.
Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt.
Món xáo chuối là một món ăn dân dã song lại rất sang. Nó xuất hiện trong những bữa tiệc cưới, khao họ, đám giỗ,…
Xáo chuối ăn ngon nhất khi còn nóng, có mùi thơm lừng từ riềng tỏa ra, vị ngọt của tương, chuối, xương và của tiết lợn.
Cơm trắng gạo tẻ ngon nấu vừa chín tới, rồi ăn với trám kho cá còn hơi nóng là ngon tuyệt.
Đây là một bữa ăn thật đơn giản, dân dã mà không kém phần ngon miệng, để lại nhiều ấn tượng khó quên.
Về Phú Thọ thưởng thức thịt chua của người Mường
Là món ăn truyền thống của người Mường tại Phú Thọ trong những dịp lễ, Tết, thịt chua được một số người dân ở thị trấn Thanh Sơn học hỏi và phát triển thành đặc sản của tỉnh nhà Phú Thọ.
Theo đó, người Mường sử dụng thịt heo lửng, giống heo Mường thuần chủng cho chất lượng thịt săn chắc, ít mỡ, để làm thịt chua. Ngay ở cách sơ chế thịt, họ cũng rất kỳ công khi dùng rơm lúa nếp nương thui cho thịt gần chín tới. Tiếp đến, chọn những vùng thịt ngon như ba chỉ, thịt mông, nạc vai hay thăn rồi đem thái lát mỏng, ướp với hỗn hợp gia vị và trộn cùng ít thính.
Gia vị thính nghe qua thì đơn giản nhưng lại lắm nhiêu khê. Cụ thể, thính của thịt chua nơi đây được rang từ hỗn hợp bột bắp, bột gạo, bột đậu xanh. Và khi rang phải thật khéo để thành phẩm bột thính vàng thơm, chín đều, không bị khét.
Sau đó, người Mường sẽ dùng những ống nứa to, lót lá ổi hay lá sung bên trong rồi cho thịt đã ướp vào. Tiếp đến, dùng lá ổi phủ lên mặt thịt rồi đậy chặt nắp ống. Sau khoảng một tuần treo ở nơi khô ráo là có thể sử dụng thịt chua.
Ngày nay, các hộ dân ở Thanh Sơn đã đơn giản hóa công đoạn để mang thịt chua đến gần gũi hơn với những người yêu thích ẩm thực vùng miền. Cụ thể, sau khi chọn được phần thịt heo tươi, người ta sẽ lọc thịt và bì để riêng. Tiếp đến, đem ướp gia vị và trộn chúng lại với nhau trong một thau lớn. Phần đáy thau được lót sẵn lá ổi, lá sung để thịt thấm gia vị và dậy mùi hơn. Cũng sau khoảng một tuần, khi thịt gần chín thì có thể đóng hộp mang đi bán.
Dù là theo phương pháp người Mường hay người dân Thanh Sơn thì nguyên liệu ăn kèm cũng là những loại rau như lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm cùng chén tương ớt. Khi thưởng thức, chỉ việc cho thịt ra đĩa, gắp thêm ít rau và chấm kèm tương ớt là đã có sự trải nghiệm thú vị về món ăn đặc sản này.
Có dịp trải nghiệm thịt chua, người viết khá là thú vị khi vị chua từ thịt lên men, vị ngọt từ thính hòa quyện cùng vị thanh mát của rau. Điểm nhẹ thêm vào đó là chút cay nhẹ từ tương ớt. Như vậy đã là đủ trọn vị cho một bữa họp mặt bên bạn bè, người thân.
Có dịp về thăm quê hương đất Tổ, vừa ngắm nhìn những đồi chè bạt ngàn, vừa thưởng thức thịt chua Thanh Sơn thì quả thật không có gì thú vị bằng.
Xáo chuối Lâm Thao - Món ăn mang hương vị quê hương Trong tâm hồn người Việt, món ăn truyền thống như một phần không thể tách rời. Khi xa quê, chính hương vị ấy lại khiến lòng người thổn thức, vương vấn. Đối với người vùng quê Lâm Thao, Phú Thọ, có lẽ điều làm họ nhớ nhất về ẩm thực quê hương là món xáo chuối - món ăn dân dã, quen thuộc...