Đặc sản núi đá Xứ Lạng về Thủ đô, giá đắt gấp đôi vẫn được ưa chuộng
Dù giá Na dai Đồng Bành đắt gấp đôi na dai thường nhưng loại quả này khi xuống núi từ Lạng Sơn về Hà Nội vẫn được nhiều chị em ưa chuộng đặt mua.
Những ngày đầu tháng 8, facebook của chị Trần Thị Thủy, 35 tuổi ở Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội liên tục rao bán loại na dai Đồng Bành thơm ngon, ngọt đậm. Ngay khi rao bán, loại na đặc biệt này đã thu hút đông đảo khách quen vào đặt hàng.
Theo tiểu thương bán hoa quả online này, na dai Đồng Bành có thương hiệu tốt như vậy vì chúng được trồng trên núi đá cao. Để hái được na, người dân phải leo lên núi mất hàng giờ đồng hồ. Hơn nữa, những cây na sau khi trồng khoảng 3 năm mới cho thu hoạch vụ đầu tiên.
Những quả na được đặc sản của Lạng Sơn
Na Đồng Bành được đóng gói chuẩn bị chuyển về Hà Nội
Chị Thủy cho biết, na dai Đồng Bành thường bắt đầu thu hoạch từ đầu từ tháng 6 đến hết tháng 9 dương lịch. Năm nay, do thời tiết nên mùa na đến trễ hơn một chút. Để mua được na dai Đồng Bành đưa về Hà Nội, chị Thủy phải nhờ người quen đặt mua của các hộ gia đình trồng na ở thị trấn Chi Lăng và những xã dọc theo Quốc lộ 1A.
“Chi Lăng là huyện miền núi với địa hình núi đá, nhưng được thiên nhiên ưu ái cho thời tiết và đất đai thuận lợi cho cây na phát triển. Do đó, nơi đây luôn cho những trái na đạt chất lượng. Na Đồng Bành vì thế mà nhìn cái là nhận ra liền vì chúng có đặc trưng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy. Khi chín cho vị ngọt sắc, ít hạt, hương thơm rất đặc trưng mà không vùng nào có được”, tiểu thương giới thiệu về na Đồng Bành.
Chị Thủy khẳng định, na Đồng Bành Lạng Sơn được trồng trên vách núi đá cao. Để hái được, người dân nơi đây phải chế tạo ra những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi. Quả na hái xong sẽ được tập kết ngay tại chân núi. Các hộ gia đình sẽ phân loại na theo kích cỡ, đóng vào thùng xốp có lót lá, giấy báo cẩn thận. Sau đó, na được chất lên xe tải để chuyển đi Hà Nội hoặc các tỉnh miền Bắc.
Na Đồng Bành có múi dầy, trắng phau
Khi chín, na có màu trắng mắt hồng
Do đặc trương của loại quả này là chín rất nhanh, có khi chỉ vài giờ đã chín mềm. Thế nên, khi vận chuyển về Hà Nội phải được hái lúc na già và vận chuyển trên đường cực kỳ cẩn thận ngay trong ngày mới không bị chín hoặc dập nát.
Video đang HOT
Người phụ nữ này cho rằng, vì được trồng hoàn toàn tự nhiên trên núi đá nên na dai Đồng Bành không có bất cứ chất kích thích, hóa chất ủ chín nào, an toàn cho khách sử dụng.
Hiện na dai Đồng Bành có nhiều mức giá khác nhau tùy kích cỡ quả. Loại 4 quả 1kg có giá 70.000 đồng. Loại 5 quả 1kg giá 60.000 đồng. Loại 6-7 quả 1kg giá 50.000 đồng. Loại na dai Đồng Bành này lúc nào cũng giữ giá và cao hơn na thường.
Khi ăn, thịt của chúng rất dày, thơm nức, ngọt dịu và hấp dẫn. Chính bởi thế loại na này mới được coi là đặc sản nức tiếng của Lạng Sơn.
Người dân phải trèo núi, lội suối hái na
Na được chuyển bằng ròng rọc xuống núi
Tiểu thương này tiết lộ, một tuần chị có khoảng 3 chuyến na dai Đồng Bành từ Lạng Sơn về Hà Nội, mỗi chuyến khoảng 2-3 tạ. Song về chuyến nào, chị Thủy bán hết chuyến ấy.
“Dân sành ai cũng biết loại na dai Đồng Bành nổi tiếng thơm ngon thế nào nên khi về Hà Nội bán rất chạy. Loại na này tuy đắt hơn na thường nhưng quả to, ngon ngọt hơn hẳn. Đầu mùa giá có thể đắt đỏ chút, khi vào chính vụ giá na trong khoảng 50.000 đồng/kg.
Đặc biệt, để chọn được những trái na dai Đồng Bành “chuẩn xịn”, chị Thủy lưu ý khách mua chú ý những điểm sau: “Khi chọn loại na trồng trên núi này, khách mua nên chọn những quả có vỏ mỏng, da xanh non, cuống nhỏ, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống. Đây là những quả chín cây, ăn ngọt và thơm. Tuyệt đối không chọn những quả na quá mềm hoặc có nhiều vết thâm ngoài vỏ, những trái na nứt nẻ, có dấu hiệu bị chảy nước. Rất có thể đó là những trái na non hoặc na chín ép, bị ủng ăn không ngon”.
Đặc sản rau rừng đổ bộ về Thủ đô, giá chát vẫn cháy hàng
Các loại rau rừng đặc sản nay xuất hiện nhiều ở Hà Nội với giá từ 50.000 đồng/kg, có loại hơn 100.000 đồng/kg vẫn cháy hàng.
Rau bò khai, một loại rau rừng được bán ở vỉa hè Hà Nội với giá 50.000 đồng/kg
Trên tuyến đường Trần Thái Tông (Hà Nội) xuất hiện vài điểm bán rau bò khai Tây Bắc. Anh Minh, người bán rau này trên đường Trần Thái Tông cho hay, anh mới bán rau bò khai được nửa tháng nay. Công việc chính của anh là bán giày dép nhưng thấy rau rừng được nhiều người ưa chuộng nên mới đây anh nhập rau về bán.
Rau bò khai được bó thành từng bó, mỗi bó 1kg
Theo anh Minh, rau bò khai là rau mọc tự nhiên ở núi rừng. Khách mua rau chủ yếu là các bà nội trợ. Rau bò khai được bó thành từng bó 1kg, giá bán 50.000 đồng/bó. Do trời nắng nóng, sợ rau héo nên anh chỉ bày 1 bó để khách đi đường biết, còn lại cho vào bóng râm,tưới nước để rau giữ được độ tươi.
có giá bán 50.000 đồng/bó
"Rau bò khai có ở nhiều vùng núi cao phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn...Mỗi ngày tôi nhập khoảng 20kg rau, bán hết trong buổi sáng", anh Minh cho hay.
Theo anh Minh, rau bò khai có thể chế biến thành nhiều món như xào, luộc, nấu canh.... nhưng ngon nhất vẫn là món rau bò khai xào tỏi. Khách mua rau về chỉ cần tước qua, bỏ đi phần già, vò, rửa kỹ để bớt mùi khai là có thể chế biến được.
Theo người bán, rau bò khai là rau rừng tự nhiên, được hái ở vùng Tây Bắc.
Đang bán rau rừng tại chợ Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Luyến cho biết, rau bò khai được chị lấy từ Lạng Sơn, giá bán 60.000 đồng/kg. Tuỳ thuộc hôm có rau nhiều hay ít, chị thường nhập từ 20-30kg rau bò khai. Mùa nào thức đó, chị còn bán các loại rau rừng khác như rau ngót rừng (rau sắng), rau dớn, cải mèo, mầm đá, bí thơm... Mặc dù có giá không hề rẻ nhưng các loại rau rừng lại rất đắt hàng.
"Rau bò khai 60.000 đồng/kg chưa phải là đắt. Như rau ngót rừng, đầu mùa tôi bán 130.000 đồng/kg, nay giá rẻ hơn dao động từ 80.000-90.000 đồng/kg, ấy thế nhưng không có mà bán. Hôm nào nhiều thì tôi lấy được 5kg còn có hôm chỉ được 2kg. Sáng sớm nay mới bày ra đã có người lấy sạch", chị Luyến nói.
Dù có giá không hề rẻ, đặc sản rau rừng vẫn hút khách
Chị Luyến cho biết, rau ngót rừng hay còn gọi là rau sắng là rau đặc sản, rau sạch, không những bổ dưỡng mà ăn rất ngon. Rau ngót rừng ngày càng khan hiếm nên giá đắt, nhiều người có tiền cũng không mua được.
Từ tháng 3 đến tháng 8 là thời điểm rau rừng sinh trưởng tốt nhất. Khi tiết trời se lạnh là hết mùa rau bò khai, rau ngót rừng, lúc đó chị lại chuyển sang bán các loại rau cải mèo, ngồng cải...
Theo chị Luyến, mấy năm gần đây, rau rừng được các bà nội trợ tìm mua nhiều, sẵn sàng bỏ vài trăm nghìn để mua rau rừng về ăn bởi rau rừng vừa sạch vừa lạ miệng.
Tại chợ, rau bò khai được bán với giá 60.000 đồng/kg
Mua hai mớ rau bò khai, chị Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nhà chị ai cũng nghiện rau bò khai nên chị vẫn thường mua rau này về ăn. Trước đây, hiếm có nơi bán nhưng giờ có thể mua tại các cửa hàng thực phẩm sạch hoặc mua ở chợ.
Trước nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nay có nhiều cửa hàng chuyên bán lẻ và cung cấp rau rừng đặc sản cho các nhà hàng, quán ăn. Giá bán của các loại rau rừng này cao gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp 10 lần các loại rau thông thường ở chợ.
Tại một cửa hàng ở đường Giải Phóng, Hà Nội, rau kim cương đang được bán với giá 150.000 đồng/kg, rau càng cua 90.000 đồng/kg, rau ngót rừng 90.000 đồng/kg, rau lủi 65.000 đồng/kg, rau tầm bóp 50.000 đồng/kg, rau bò khai 60.000 đồng/kg, rau dớn 45.000 đồng/kg....
Đặc sản Hà Nội cuối mùa, bà nội trợ tranh thủ cấp đông để dành ăn cả năm Bước qua mùa sấu non, Hà Nội đang vào cuối mùa sấu bánh tẻ. Để giữ hương vị đặc biệt của loại quả này khi chế biến các món ăn, nhiều bà nội trợ nhanh tay đặt mua cả chục cân để cấp đông ăn dần do đây được xem là thời điểm sấu ngon nhất. Sấu là một loại quả đặc trưng...