Đặc sản mùa thu vào cuối vụ nhiều chị em săn lùng mua tích trữ, làm quà
Đang là cuối vụ nhưng loại đặc sản mùa thu này được nhiều chị em săn lùng mua tích trữ, làm quà. Không chỉ là món ăn vặt, hương vị thơm, dẻo của đặc sản còn là nguyên liệu cho nhiều món ăn.
Một đặc sản không còn xa lạ của mùa thu chính là cốm. Cứ đến thời điểm mùa thu hoạch của cốm là khắp các con phố Hà Nội hay trên các trang mạng lại bắt đầu có các tiểu thương bán cốm, bánh cốm. Một năm mùa cốm có 2 vụ. Vụ mùa thường bắt đầu vào mùa mưa tức tầm khoảng tháng 5 – 6 và kết thúc cuối mùa mưa vào khoảng tháng 10 – 11. Còn vụ chiêm bắt đầu vào khoảng tháng 1 và kết thúc tháng 4, tháng 5.
Thế nhưng, theo kinh nghiệm của người làm cốm lâu năm này thì cốm mùa thu thường có chất lượng ngon hơn. Hạt cốm cũng dẻo, mềm và ngon, vị đậm đà hơn. Cốm không bị cứng, mất đi vị dẻo.
Dù là cuối vụ, cốm được nhiều chị em vẫn săn lùng mua tích trữ, làm quà.
Chị Vân Anh cho biết: ” Nhà mình vừa bán cốm ở ngoài phố vừa bán online. Khách hàng mua cốm chủ yếu là các chị em phụ nữ. Nhiều chị em đặt mua 1 – 2kg cốm để mang về quê hay làm quà cho người thân, bạn bè“.
Giá bán cốm non vào 170.000 – 230.000 đồng/kg, cốm bánh tẻ giá 140.000 đồng/kg. Riêng gạo cốm đồ được chị bán giá 130.000 đồng/kg. Vì bán nhiều loại cốm như vậy nên cốm nhà chị luôn đắt khách đặt mua. Song cốm non vẫn được nhiều khách ưa chuộng hơn hẳn vì lúc này hạt cốm mẩy hơn, mình dày và ăn bùi hơn khi lúa đã chín được đôi phần.
Ngoài thưởng thức cốm tươi, khách mua cốm còn có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn như: bánh cốm, cốm xào và chè cốm, xôi cốm. Tùy theo sở thích của mỗi người mà có nhiều cách chế biến món ăn từ cốm. Cũng chính bởi vậy mà dù ở cuối vụ, nhiều chị em vẫn săn lùng mua tích trữ, làm quà.
Video đang HOT
Mỗi ngày nhà chị Vân Anh bán được cả vài chục kg cốm. ” Bán được nhiều nhất là cốm non đầu mùa. Bởi nhiều người tò mò muốn ăn cốm thời điểm này. Tuy nhiên đợt cốm cuối vụ này nhiều nhà lại đặt mua để dự trữ làm nguyên liệu chế biến các món ăn” – chị Vân Anh cho hay.
Những gói cốm hút chân không được nhiều người mua để tích trữ. Ảnh TG
Mấy ngày nay, chị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) cũng nhờ đặt mua cốm cuối vụ chuyển từ Tuyên Quang xuống để dùng và làm quà biếu cho bà con ở trong Nam. “Mình đặt mua mấy kg cốm để tặng mỗi nhà nhà vài lạng coi như thứ quà bình dị mùa thu ngoài Bắc gửi vào. Mọi người trong đó thích lắm. Mình thích cốm vùng cao vì ăn dẻo, có mùi thơm của lúa nếp được trồng từ các ruộng bậc thang” – chị Ngọc chia sẻ.
Để chọn cốm theo kinh nghiệm nên chọn cốm có màu xanh nhẹ, hơi ngả vàng một chút. Mọi người không nên chọn mua cốm màu xanh đậm, tươi vì đẹp mã nhưng lại dễ bị nhuộm phẩm màu. Ngoài ra, chú ý đến hình dáng của hạt cốm. Chọn những hạt lúa nếp mỏng, dẻo nhưng chắc và ăn thử thấy cốm hơi dai, bùi bùi và thơm mát thì đó chính là cốm ngon.
Ngọt ngào, tinh khiết bánh cốm Hàng Than
Từ lâu, bánh cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương. Nghề bánh cốm làm quanh năm nhưng bận rộn nhất vào mùa cưới.
Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, các cửa hàng phải hoạt động hết công suất mới đủ phục vụ. Những cửa hiệu bánh cốm nổi tiếng như Nguyên Ninh, An Ninh, Nguyên Hưng... luôn đặt chữ tín lên hàng đầu để giữ gìn thương hiệu, bản sắc riêng cho sản phẩm của mình.
Từ lâu, bánh cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương.
Nghề bánh cốm làm quanh năm nhưng bận rộn nhất vào mùa cưới. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, các cửa hàng phải hoạt động hết công suất mới đủ phục vụ. Những cửa hiệu bánh cốm nổi tiếng như Nguyên Ninh, An Ninh, Nguyên Hưng... luôn đặt chữ tín lên hàng đầu để giữ gìn thương hiệu, bản sắc riêng cho sản phẩm của mình.
Bà Thuần chủ cửa hiệu Nguyên Ninh (11 Hàng Than) cho biết để giữ gìn được uy tín cho cửa hàng, bản thân người làm bánh cốm phải có cái tâm, cẩn thận từng ly, từng tý chứ không thể làm theo kiểu "khuất mắt trông coi được". Sản phẩm của cửa hàng Nguyên Ninh đảm bảo tinh khiết không có chất phụ gia, chất bảo quản, hạn sử dụng trong vòng 3 ngày.
Theo quan niệm của gia đình, việc giữ chữ tín và tinh khiết cho những chiếc bánh cũng là giữ tinh khiết cho ngày lễ hội, ngày cưới của các cặp vợ chồng. Chính vì những suy nghĩ như vậy, cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh không bao giờ chạy theo lợi nhuận mà mà quên vấn đề chất lượng, ngay cả đối với khách hàng, cửa hàng cũng không bán lấy được mà khuyên những người đi chặng đường xa, dài ngày không nên mua bánh dễ bị hỏng.
Uy tín bánh cốm Nguyên Ninh đã được khẳng định qua 6 đời làm bánh cốm. Cửa hàng số 11 Hàng Than không lúc nào vắng khách. Gian hàng không phô trương, người bán hàng chỉ cần nhanh tay xếp bánh đưa cho khách bởi trên quầy có sẵn bảng giá và cả thông báo: "Đề nghị quý khách không đổi hoặc trả lại hàng. Xin cảm ơn!".
Để có một chiếc bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh, phải chọn những hạt cốm được làm từ hạt thóc nếp Thái Bình, là loại hạt cốm già và loại 1; đậu làm nhân cũng phải chọn những hạt mẩy đều, đem ngâm nước cho nở hết, bóc vỏ, đồ lên rồi giã nhuyễn trộn lẫn với dừa, đường kính trắng.
Hạt cốm được ướp rồi đem xào trên chảo nóng khoảng 2 giờ đồng hồ, đến khi những hạt nếp quyện lại và vẫn giữ được màu xanh. Trong cốm trộn một ít dừa và đường kính, ở giữa là nhân đỗ, sau đó bánh được gói bằng giấy nilông và bọc hộp giấy. Bánh của Nguyên Ninh có vị dịu ngọt từ ngoài và đậm dần vào trong nhân, có vị dẻo thơm của cốm và ngọt bùi của đỗ xanh.
Nghề làm bánh cốm ở phố Hàng Than nay cũng khác xưa nhiều. Trước năm 1989, cả phố Hàng Than chỉ có vài nhà làm bánh cốm, giờ đây đã có tới gần 50 cửa hàng.
Trước đây, xào bánh cốm bằng tay, đun bằng than củi bây giờ việc xào cốm đã được thay bằng máy và đun bằng bếp ga. Theo các chủ cửa hàng, có như thế mới đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, nguyên liệu, cách thức làm bánh cốm vẫn không thay đổi.
Chủ cửa hàng bánh An Ninh, số 43 Hàng Than cho biết, hiện nay, 99% số cửa hàng bánh cốm ở Hàng Than đều sử dụng công nghệ bằng máy do thợ làm, chủ cửa hàng chỉ giám sát, hướng dẫn.
Nguyên liệu làm bánh cốm do một làng nghề ở Thái Bình cung cấp cho cả phố, chỉ một số ít làm theo đơn đặt hàng là lấy cốm khô nguyên liệu. Giá loại cốm khô nguyên liệu này khoảng 150.000 đồng/kg trong khi cốm Thái Bình vài chục ngàn/kg.
Anh Lê Xuân Thủy, chủ cửa hàng bánh cốm Nguyên Hưng, số 79 Hàng Than cho biết, mặc dù giao cho thợ làm bánh nhưng anh phải thường xuyên theo sát, khâu kỹ thuật do 2 vợ chồng đảm nhận. Bánh đạt tiêu chuẩn phải mịn màng, thơm, tinh khiết, để lâu, không mốc, không chua. Muốn vậy, cửa hàng phải ký lưỡng ngay từ khâu chọn cốm, quy trình sản xuất luôn đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh...
Bánh của Nguyên Hưng để được 5 ngày, giá từ 3.000-5.000 đồng/chiếc. Mùa hè cửa hàng chỉ làm bán trong ngày, mùa đông để lâu hơn. Do không phải thuê cửa hàng, nghề làm bánh cốm đã tạo việc làm thường xuyên cho vợ chồng, con cái, mang lại sung túc cho gia đình.
Hầu hết các cửa hàng trên phố Hàng Than đều duy trì được lượng khách hàng quen, ngoài ra phục vụ cho nhu cầu khách du lịch và lễ hội, cưới xin, ma chay...
Bánh cốm Hàng Than đã tạo cho Hà Nội một hương sắc riêng mà người có công sáng tạo ra loại bánh cốm độc đáo này vào năm 1865 không ai khác là cụ tổ Nguyễn Duy của dòng họ với hàng bánh cốm Nguyên Ninh ở số nhà 11 phố Hàng Than.
Trải qua 144 năm với vô vàn biến thiên của lịch sử, bánh cốm Nguyên Ninh vẫn vẹn nguyên như ngày đầu, là khởi nguồn sáng tạo và duy trì phát triển nghề bánh cốm gia truyền trên phố Hàng Than. Đây chính là một món quà quý báu của Thủ đô đang hướng đến 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.
Bánh cốm Nguyên Ninh - Hà Nội Bánh cốm Nguyên Ninh là thứ bánh ăn hỏi ngày cưới, thay cho cánh thiếp báo hỉ. Ngày Tết, chiếc bánh cốm Nguyên Ninh góp phần tô điểm thêm cho mâm cỗ, trên bàn thờ tổ tiên. Thưở xa xưa ấy cách đây hơn trăm năm, chị cả Ái làng Yên Ninh mỗi ngày đội một thúng bánh cốm chỉ dăm bảy chục...