Đặc sản bánh trắng trong “chưa chộ đã sèm” hiếm có khó tìm ở Chợ Sa Nam, Nghệ An
Đã qua rồi cái thời “ bánh đúc trấy tro bán bò không kịp”, trải qua bao năm tháng người dân làm nghề nấu bánh đúc ở thị trấn Nam Đàn vẫn gắn bó với công việc để mưu sinh và gìn giữ một nghề truyền thống đã có từ lâu đời.
Người dân Nam Đàn thường truyền tụng câu ca: “Bánh đúc, bánh độ chưa chộ đã sèm” để nói về cái ngon của bánh đúc ở chợ Sa Nam. Bánh đúc từng là đặc sản, mang đậm chất ẩm thực vùng miền: “Sa Nam trên bến dưới đò/ Bánh đúc ba dãy thịt bò mê thiên”. Ngày nay, bà con làm nghề nấu bánh đúc quanh chợ Sa Nam không nhiều như trước, nhưng một số gia đình ở đây vẫn gắn bó với nghề truyền thống. Ảnh: Huy Thư
Để làm nên những chiếc bánh đúc phải qua nhiều công đoạn: làm khuôn, xay bột, nấu nấu bột, đổ bánh… Ngày xưa, khi nấu được bánh, người dân ở đây thường đổ bánh vào những chiếc mẹt, vào bát ăn cơm. Sau này, bà con đã cải tiến dùng mo cau cắt nhỏ, khoanh tròn, tạo thành những chiếc khuôn. Những năm qua, nhiều người lại cắt ống nhựa PV làm khuôn thay thế mo cau. Chiếc khuôn bằng ống nhựa có đường kính 8 cm dày 1,5 cm, lót lá chuối sẽ cho “xuất xưởng” những chiếc bánh đúc đều nhau. Ảnh: Huy Thư
Chị Hồ Thị Liễu (36 tuổi) ở khối Nam Bắc Sơn, thị trấn Nam Đàn cho biết, gia đình phía chồng của chị đã 3 đời làm nghề bánh đúc. Theo chị Liễu, bánh đúc làm từ bột gạo và nước vôi trong. Sau khi nấu sôi nước vôi thì đổ hỗn hợp bột gạo vào, đun đều lừa, quấy đều tay. Công đoạn nấu bánh đúc là khó nhọc nhất vì người nấu phải “ôm” nồi cả buổi và quấy bánh liên tục. Mùa đông, nấu bánh đúc thì còn đỡ chứ mùa hè thì rất nóng. Ảnh: Huy Thư
Ngày trước, bánh đúc Sa Nam được nấu trực tiếp từ gạo, sau này có cối xay, máy xay bột gắn động cơ thì nấu từ hỗn hợp bột gạo, do đó nghề nấu bánh đúc cũng đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên để nấu được 1 nồi bánh (khoảng 10kg gạo) cũng mất vài ba tiếng đồng hồ. Ảnh: Huy Thư
Khi bánh chín, phải nhắc ngay nồi xuống bếp và tiến hành múc bánh vào khuôn khi đang nóng. Gia đình chị Liễu mỗi ngày nấu khoảng 30 kg gạo, thường nấu vào lúc chập choạng và lúc rạng đông. Mỗi kg gạo có thể nấu được 20 – 25 chiếc bánh. Chị Liễu cho biết, thu nhập của nghề bánh đúc không đủ để làm giàu, nhưng cũng giúp gia đình chị ổn định cuộc sống. Ảnh: Huy Thư
Để nấu được bánh đúc ngon, theo những người làm nghề, trước hết cần phải chọn gạo chuẩn, nay bà con thường dùng gạo Khang Dân. Ngoài ra, kinh nghiệm, kỹ thuật pha chế, việc hãm lửa cũng rất quan trọng, nhất là lượng nước vôi cho mỗi nồi bánh. Một mẻ bánh ngon, chín tới, phải đảm bảo các yêu cầu “săn, mịn, đẹp màu”, bánh đông chắc, màu trắng sáng, giữ được hương vị. Ảnh: Huy Thư
Bà Trần Thị Hồng (50 tuổi) ở khối Vạn An, thị trấn Nam Đàn cho biết gia đình bố mẹ của bà ở xóm Bắc Sơn, xã Vân Diên (cũ) đã có 5 đời làm nghề nấu bánh đúc bán ở chợ Sa Nam và nhiều chợ quê trong huyện. Riêng bà, từ hồi học lớp 3 đã biết xay bột, theo mẹ nấu bánh đúc, rồi mang nghề này về nhà chồng và gắn bó suốt mấy chục năm qua. Ảnh: Huy Thư
Video đang HOT
Từ món ăn dân dã, được mua bán hằng ngày, được dùng để cúng tổ tiên vào dịp lễ tết, bánh đúc Sa Nam đã trở thành đặc sản của Nam Đàn. Ăn bánh đúc chấm tương, chấm mắm tôm, hay ăn với hến, rêu cua đều để lại ấn tượng khó quên. Ảnh: Huy Thư
Dẫu trên thị trường có nhiều thứ quà ngon, bánh lạ, nhưng bánh đúc cổ xưa, dân dã ở chợ Sa Nam vẫn được khách hàng trân trọng như một thứ đặc sản “hiếm có khó tìm”. Nhờ vậy, người dân làm nghề nấu bánh đúc ở thị trấn Nam Đàn cũng gắn bó, cũng yêu hơn nghề truyền thống. Ảnh: Huy Thư
"Mỗi người đi xe máy về quê vui lòng nhận một phong bì 500 K"
Đó là nội dung được ghi trên mỗi phong bì để trong thùng carton của gia đình chị Hiền, ở thành phố Vinh (Nghệ An) nhằm chia sẻ với bà con xứ Nghệ trên hành trình hồi hương tránh dịch.
Những người con xa quê hồi hương trong đại dịch
Trong những ngày qua, người dân Nghệ An đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh phía Nam đã chọn cách hồi hương tránh dịch. Đa phần họ là lao động phổ thông, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không có việc làm, không còn thu nhập, họ quyết định vượt hàng nghìn kilomet để về quê bằng xe máy.
Sau khi test nhanh có kết quả âm tính, chuẩn bị đầy đủ tư trang và các vật dụng thiết yếu, những lao động này liên lạc với nhau rồi tổ chức thành từng nhóm bắt đầu hành trình. Đi đến đâu mệt họ dừng lại nghỉ, không dám vào nhà dân ngủ nhờ. Có những gia đình đĩu theo con nhỏ về quê trong hành trình gian nan suốt nhiều ngày đêm.
Thùng đựng tiền của gia đình chị Hiền đặt trên xe ô tô.
Mỗi người đi xe máy từ miền Nam về quê sẽ được nhận một phong bì do gia đình chị Đinh Thu Hiền chia sẻ.
Nhằm chia sẻ, động viên những người lao động khó khăn, nhiều tổ chức, cá nhân ở Nghệ An đã chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết tại các chốt kiểm soát để kịp thời tiếp sức cho bà con. Những chuyến xe chở nước uống, sữa, bánh mì, khẩu trang... liên tục tập kết ngay đầu cầu Bến Thủy 2 - nơi có chốt kiểm soát, và cũng nơi bà con dừng lại để khai báo y tế.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, có khoảng hơn 10.000 người tỉnh này làm ăn, sinh sống tại các tỉnh phía Nam sẽ hồi hương trong thời gian tới.
"Có nhiều chốn để đi nhưng chỉ có một nơi để về!"
Trong hai ngày 30 và 31/7, tại khu vực chốt cầu Bến Thủy 2, có 3 người phụ nữ túc trực tại đây với thùng tiền ghi dòng chữ: "Mỗi người đi xe máy về quê vui lòng nhận một phong bì 500 K", để phát trực tiếp cho những người xứ Nghệ làm ăn xa quê trở về trong dịp đại dịch.
Qua tìm hiểu của phóng viên Dân trí, được biết món quà mà nhóm người này dành tặng cho những người con xa quê trở về là của chị Đinh Thu Hiền (người trong nhóm), trú tại thành phố Vinh (Nghệ An).
Mỗi phần quà mà người từ xa đi xe máy về được nhận là 500 nghìn đồng.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí , chị Đinh Thu Hiền cho biết: "Những ngày qua xem video cả đoàn người về quê bằng xe máy, vượt hàng nghìn kilomet mà lòng tôi cứ rưng rưng, không nghĩ lại có ngày hôm nay. Nặng lòng với bà con mình quá em ạ. Với gia đình chị chỉ có món quà nhỏ giúp những người đi làm ở xa về quê trong dịp này mong sao họ vượt qua khó khăn...".
Trong dịp này, chị Hiền và gia đình mình chuẩn bị 200 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng), trong hai ngày 30-31/7, rồi đứng đợi ở khu vực cầu Bến Thủy 2 để phát cho những người con xa quê trở về bằng xe máy.
"Đây là món quà nhỏ của gia đình tôi ủng hộ mỗi người một ít gọi là tiền xăng xe để họ về nhà trong dịp này", chị Hiền chia sẻ.
Còn trên trang cá nhân của mình, chị chia sẻ thêm: "Gia đình mình hiện đang ở chốt cầu Bến Thủy 2, TP Vinh, tỉnh Nghệ An chia sẻ một chút khó khăn với bà con về quê tránh dịch bằng xe máy. Bạn bè Facebook biết đoàn xe máy nào về quê thì báo cho họ về cầu Bến Thủy 2 giúp mình. Gia đình mình đứng chờ ở đây đến 12h đêm nay".
Có mặt tại chốt kiểm soát cầu Bến Thủy 2, anh Đào Ngọc Tuấn - một người dân TP Vinh chia sẻ: "Tại đây, ngoài Hội kiến trúc sư Nghệ An hỗ trợ mỗi người 500 nghìn đồng, còn có một cá nhân ở TP Vinh cũng hỗ trợ mỗi người đi xe máy 500 nghìn đồng coi như một chút lộ phí đường xa. Cách làm của họ cũng rất đáng trân trọng, người nhận cũng thấy lòng nhẹ nhõm hơn".
"Tại đây các chiến sỹ Cảnh sát giao thông cũng đang trải qua những ngày bận rộn. Vừa làm nhiệm vụ, họ vừa mang nước uống, bánh mỳ cho những người qua cầu. Tất cả đều ngời lên tình cảm yêu thương, đùm bọc, sẻ chia trong cơn khốn khó. Bằng tình cảm, chúng ta dang rộng vòng tay đón con em trở về", anh Tuấn chia sẻ thêm.
Còn anh Nguyễn Thành Chương - đại diện một nhóm thanh niên tình nguyện tại TP Vinh cũng đang thực hiện công tác hỗ trợ bà con về quê chia sẻ: "Vượt qua hơn 1.000 km, những người con vì mưu sinh phải xa xứ đã đặt chân đến mảnh đất quê hương. Nhìn họ cầm trên tay những bát cháo nóng hổi của nhóm nấu, vội ăn nhanh để kịp về địa phương, chuẩn bị vào khu cách ly mà thương.
Khi khó khăn nhất, lo lắng nhất... họ đã nghĩ trở về quê hương. Đúng là có nhiều chốn để đi nhưng chỉ có một nơi để về! Mong họ thật khỏe mạnh, cách ly an toàn để sớm về với người thân, họ hàng. Còn chúng tôi vẫn luôn đồng hành cùng họ dù chỉ là những điều rất nhỏ, nhưng tình người, tình quê luôn ấm áp những ngày dịch ngang qua".
Mới đây, trong cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phía Nam nghe báo cáo về tình hình thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã khẳng định, các địa phương cần chủ động, có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng, đưa đón công dân về địa phương chu đáo an toàn, không nên để bị động, với tinh thần cùng cộng đồng trách nhiệm.
Các tỉnh, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền người dân tuân thủ các yêu cầu phòng, chống dịch của chính quyền địa phương đang sinh sống; đồng thời, tổ chức đăng ký, thông báo công khai để người dân biết, tuyệt đối không để tình trạng: Do không tổ chức được mà người dân phải vi phạm các quy định để tìm đường về quê.
Khi trở về quê, đồng bào sẽ được chuẩn bị chu đáo từ việc đăng ký, kê khai dịch tễ, xét nghiệm, tổ chức cách ly theo quy định...
Một số hình ảnh người dân xứ Nghệ đi xe máy vượt hàng ngàn km từ miền Nam về quê được Dân trí ghi lại sáng 31/7:
Tất cả các xe máy đi từ miền Nam về qua cầu Bến Thủy 1 và 2 đều được lực lượng chức năng trực chốt hướng dẫn, ghi lại danh sách, đo thân nhiệt.
Họ sẽ được tập kết tạm thời ở khu vực chốt cầu Bến Thủy 2 để vào khai báo y tế.
Sau đó họ sẽ nghỉ ngơi tạm thời và được phát nước uống, bánh mì, sữa miễn phí.
Nhân viên y tế trực chốt cầu Bến Thủy 2 phát nước, sữa, bánh mì cho người đi xe máy từ miền Nam về quê.
Tại khu vực cầu Bến Thủy 1 và 2, sau khi làm xong các thủ tục, mỗi người đi xe máy sẽ được nhận thêm một phong bì 500 nghìn đồng từ gia đình chị Đinh Thu Hiền ở TP Vinh ủng hộ.
Tại đây, ngoài nhu yếu phẩm, những người đi xe máy được tặng miễn phí xăng để đổ dọc đường về nhà.
Anh Vừ Bá Lổ (SN 1993) chở vợ và con về quê ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Anh Lổ cho biết, do dịch bệnh phức tạp, vào Bình Dương làm ăn được hơn 3 tháng qua thì hết việc nên đành phải đi xe máy về quê.
Đến thời điểm này, số người Nghệ An làm ăn ở miền Nam đi xe máy về quê lên đến hàng trăm người.
Huy động tổng lực sẵn sàng cho cuộc hồi hương của hàng nghìn người Hơn 10.000 lao động đăng ký trở về quê tránh dịch, các địa phương ở Nghệ An đang dồn sức để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện tiếp nhận, đảm bảo công tác phòng, chống Covid-19. Dòng người Nghệ An từ các tỉnh phía Nam đổ về quê bằng phương tiện cá nhân. Họ đã phải vượt qua hơn 1.000 cây số...