Đặc sản bánh giá chợ Giồng, Tiền Giang
Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn.
Bánh giá là đặc sản của vùng Chợ Giồng, Gò Công Tây, Tiền Giang. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.
Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn.
Muốn làm bánh giá phải chuẩn bị các nguyên liệu như: bột gạo, bột năng, gan heo, giá sống, dầu ăn… Cầu kỳ hơn thì thêm óc heo quậy tan vào trong bột. Trước hết, người ta hòa bột gạo, bột năng và nước lại thành một hỗn hợp hơi sệt, muốn bánh giòn thì cho nhiều bột năng, muốn bánh dẻo thì cho nhiều bột gạo. Tôm được cắt bỏ râu, gai đến tận mắt, nếu là loại tôm bạc, tôm đất, lột bỏ vỏ rồi xẻ mỏng ra nếu là tôm càng, tôm thẻ… để khi chiên tôm mau chín. Gan lợn được xắt lát mỏng và giá sống được rửa sạch.
Bắt đầu chiên, người ta cho nhiều dầu vào chảo, ngập chiếc bánh và nổi lửa cho dầu sôi lên. Tiếp đến để giá sống, gan heo, tôm vào trong vá với số lượng tùy thích, rồi múc bột cho ngập các loại nguyên liệu này và nhúng vá vào trong chảo dầu một lát để cho bánh dính kết lại rồi rút vá không ra. Tránh để bột nhiều lần làm bánh bị dị tật không đẹp. Để tôm vào vá sau cùng trước khi múc bột, nên khi chín, hình con tôm nổi rõ trên mặt bánh trông thật đẹp mắt. Và cứ thế làm tiếp đến khi thấy trong chảo dầu đã chật bánh thì thôi. Đợi đến khi bánh chín vàng, tuần tự vớt bánh ra theo thứ tự trước sau và để trên vỉ tre hoặc vỉ kẽm gác ngang ở miệng chảo cho ráo dầu là bánh có thể ăn được.
Video đang HOT
Ăn kèm với bánh giá có bún, rau sống, rau thơm, nước mắm tỏi ớt. Rau sống, rau thơm các loai được xắt nhỏ cho vào tô, từng con bún được gỡ rời ra để lên trên. Kế đến bánh giá được xé hoặc cắt nhỏ ra xếp lên trên cùng, xong tưới nước mắm tỏi ớt cho vừa ăn. Khi ăn trộn đều bánh giá, bún, rau sống, rau thơm lại cho thấm đều nước mắm. Cái giòn béo của bột năng, bột gạo, vị ngọt của tôm, vị béo của gan heo, cái dai của giá chín, mùi thơm của rau sống cộng với vị tổng hợp cay, mặn, chua, ngọt… của nước mắm tỏi ớt quả thật là một món ăn rất khoái khẩu và hấp dẫn.
Để đáp ứng yêu cầu của những người ăn chay, người ta còn chế biến bánh giá chay bằng cách thay thế tôm, gan heo bằng đậu hũ (đậu phụ) thái mỏng, nấm rơn, nấm mèo… và khi ăn thì thay thế nước mắm bằng nước tương tỏi ớt.
Tên gọi có lẽ gọi bánh giá hay bánh vá thì cũng đều đúng cả. Nếu gọi là bánh giá vì trong nhân bánh có giá dù là bánh mặn hay bánh chay. Nếu gọi là bánh vá, bởi trước khi đưa vào chảo để chiên toàn bộ nguyên liệu đều tập trung vào chiếc vá cũng như hình dáng của chiếc bánh và chiếc bánh lớn hay nhỏ đều tùy thuộc vào chiếc vá.
Bún gỏi dà: Món đặc sản có tên gây hoang mang nhưng ăn là ghiền ở Tiền Giang
Ngoài những loại trái cây thơm ngon thì bún gỏi dà cũng là món ăn bạn nên thử nếu đến Tiền Giang du lịch.
Nhắc đến ẩm thực Tiền Giang, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món hủ tíu Mỹ Tho vốn đã quá nổi tiếng. Nhưng nếu muốn 1 lần đổi vị, hãy tìm đến món bún gỏi dà - một trong những đặc sản ít người biết khi về vùng đất miền Tây sông nước này.
Bún gỏi dà - một trong những đặc sản của Tiền Giang nhưng không phải ai cũng biết. (Ảnh minh họa)
Nghe cái tên, nhiều du khách sẽ cảm thấy hoang mang không biết đây là món bún hay món gỏi. Theo giải thích của người địa phương, món ăn này có xuất xứ từ món gỏi cuốn với các nguyên liệu đặc trưng như bún, tôm, thịt luộc, rau sống,...
Món ăn này được biến tấu từ gỏi cuốn, gồm các nguyên liệu cơ bản như tôm, thịt, rau sống. (Ảnh minh họa)
Nhưng thay vì cuốn, người Tiền Giang bỏ hết vào một cái tô và ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm của người miền Tây đã biến từ "và" thành "dà", rồi từ đó cái tên bún gỏi dà ra đời.
Do cách đọc của người miền Tây mà món này mới có tên lạ lùng đến vậy. (Ảnh minh họa)
Bún có vị khá giống với bún mắm. Nước dùng chua chua thanh thanh được nấu kèm với me. Ngày trước, người Tiền Giang ăn theo kiểu bún khô, nước lèo để riêng một chén nhỏ. Nhưng hiện tại, nhiều nơi đã biến tấu bằng cách chan trực tiếp nước lèo vào bún.
Bún gỏi dà có thể ăn theo 2 cách: bún khô hoặc bún nước. (Ảnh minh họa)
Món này ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú. Ngoài ra bát bún đầy đủ còn có cả sườn, thịt ba chỉ thái nhỏ. Khi ăn, thực khách có thể bỏ thêm rau muống, rau chuối bào và rau hẹ, những loại rau rất dễ kiếm ở Tiền Giang.
Một tô bún phiên bản đầy đủ. (Ảnh: @jinnytasty)
Không nổi tiếng với du khách như hủ tíu nhưng bún gỏi dà là món ăn quen thuộc với người dân địa phương, hội tụ đủ hương vị của miền Tây sông nước. Đừng quên thưởng thức món này nếu có dịp về Tiền Giang thăm thú.
Ghé Tiền Giang thưởng thức hủ tiếu sa tế cay "xé lưỡi", quán tồn tại hơn 30 năm vẫn 1 vị không đổi Nếu là một tín đồ của những món ăn cay thì đây sẽ là đặc sản mà bạn nên nếm thử ít nhất một lần khi tới Tiền Giang. Giữa rất nhiều đặc sản Tiền Giang được nhiều người biết tới như chả nướng, ốc gạo, bún gỏi già,... thì những tô hủ tiếu sa tế vẫn nổi bật bởi hương vị riêng...