Đặc phái viên của ông Trump về Ukraine sẽ định hình lại quan hệ với Mỹ thế nào?
Với kinh nghiệm quân sự lâu năm, Tướng Keith Kellogg hứa hẹn sẽ mang đến một hướng đi mới trong quan hệ với Kiev giữa xung đột Nga – Ukraine leo thang.
Giao tranh giữa các lực lượng Nga và Ukraine ở miền Đông Ukraine. Ảnh: Sputnik
Theo tờ Kiev Post ngày 6/12, Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm làm đặc phái viên về Ukraine, đang thu hút sự chú ý từ cả giới chính trị và quân sự. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong quân đội và các vị trí an ninh quốc gia, ông được kỳ vọng sẽ định hình lại quan hệ giữa Mỹ và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện tại.
Tướng Keith Kellogg, 80 tuổi, là một cựu chiến binh dày dạn kinh nghiệm. Ông này từng phục vụ trong Sư đoàn Dù 101 trong Chiến tranh Việt Nam và tham gia các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Panama và Iraq. Ông cũng là Chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời chính quyền Trump đầu tiên. Sự hiểu biết sâu sắc của ông về tình hình quân sự tại Ukraine khiến ông trở thành một lựa chọn cho vai trò này.
Việc Tổng thống đắc cử Trump chọn Tướng Kellogg làm đặc phái viên được nhiều chuyên gia hoan nghênh. Steven Moore, chiến lược gia đảng Cộng hòa Mỹ, cho biết: “Tôi rất phấn khởi trước sự lựa chọn Tướng Kellogg của Tổng thống đắc cử Trump. Ông ấy khá quen thuộc với tình hình ở tiền tuyến”.
Tướng Kellogg đã từng công khai quan điểm rằng việc đàm phán với Nga là cần thiết nhưng không thể diễn ra nếu Moskva “không chịu trách nhiệm về hành động của mình”. Ông này nhấn mạnh rằng “con đường duy nhất để Ukraine đạt được an ninh là đánh bại Nga trên chiến trường”. Điều này cho thấy ông Kellogg có thể sẽ thúc đẩy một chiến lược mạnh mẽ hơn nhằm hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào tháng 11 năm nay, ông Kellogg cho rằng chừng nào các hành động đối đầu còn tiếp diễn, sự hỗ trợ về quân sự và chính trị của Mỹ cho Ukraine cần phải được tăng cường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kế hoạch của ông cũng bao gồm việc kêu gọi Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Điều này có thể dẫn đến những nhượng bộ mà Kiev chưa sẵn sàng chấp nhận, ví dụ như việc từ bỏ hy vọng gia nhập NATO.
Trên cơ sở đó, việc Tướng Kellogg được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Mỹ về Ukraine cũng đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức mà Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Trong khi ông Kellogg đề xuất rằng viện trợ quân sự từ Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc Ukraine tham gia đàm phán hòa bình, điều này có thể khiến Kiev gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn lực cần thiết để đối đầu với Nga.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng, viện trợ cho Ukraine có thể bị cắt giảm nếu nước này không chấp nhận các điều kiện do Washington đưa ra. Điều đó sẽ đặt ra một thách thức lớn cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Iran kêu gọi ông Trump thay đổi chính sách 'sức ép tối đa'
Iran đã thúc giục ổng thống đắc cử Donald Trump xem xét lại chính sách "gây sức ép tối đa" mà ông đã theo đuổi đối với Tehran trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Ông Donald Trump phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ, ngày 18/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin AFP, ngày 9/11, Phó Tổng thống Iran, Mohammad Javad Zarif đã thúc giục Tổng thống đắc cử Donald Trump xem xét lại chính sách "gây sức ép tối đa" mà ông đã theo đuổi đối với Tehran trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
"Ông Trump phải chứng minh rằng ông không theo đuổi những chính sách sai lầm trong quá khứ", Phó Tổng thống Iran phụ trách các vấn đề chiến lược, Mohammad Javad Zarif, nói với các phóng viên.
Ông Zarif, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng giữ chức bộ trưởng ngoại giao Iran, đã giúp ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc phương Tây, bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị phá vỡ vào năm 2018 sau khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận dưới thời ông Trump. Sau đó, nhà lãnh đạo Mỹ đã áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Đáp lại, Tehran hủy bỏ các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hạt nhân và kể từ đó đã làm giàu uranium lên tới mức 60%, chỉ thấp hơn 30% so với cấp độ hạt nhân. Iran đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc của các nước phương Tây rằng họ đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.
Hãng tin AFP đưa tin, Phó Tổng thống Zarif cũng cho rằng, cách tiếp cận chính trị của ông Trump đối với Iran đã dẫn đến sự gia tăng mức độ làm giàu uranium.
"Ông ấy hẳn đã nhận ra rằng chính sách gây sức ép tối đa mà ông khởi xướng đã khiến mức độ làm giàu của Iran tăng từ 3,5% lên 60%", ông Zarif nói. "Là một người biết tính toán, ông Trump nên tính lại bài toán và xem xét những ưu điểm, nhược điểm của chính sách này là gì và liệu ông ấy có muốn tiếp tục hay thay đổi chính sách có hại này không", Phó Tổng thống Zarif nói thêm.
Trước đó, hôm 7/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, Esmaeil Baghaei cho biết ông hy vọng cuộc trở lại Nhà Trắng của tổng thống đắc cử Mỹ sẽ cho phép Washington "sửa đổi những cách tiếp cận sai lầm trong quá khứ".
Ngày 5/11, ông Trump nói với các phóng viên rằng ông "không muốn gây tổn hại cho Iran".
"Các điều khoản của tôi rất dễ dàng. Họ không thể có vũ khí hạt nhân. Tôi muốn họ trở thành một quốc gia rất thành công", ông nói sau khi bỏ phiếu.
Tờ Wall Street Journal (WSJ) hôm 8/11 dẫn các nguồn tin cho biết, Tổng thống đắc cử Trump đang cân nhắc việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Iran, nhằm làm suy yếu khả năng hỗ trợ của nước này đối với các tổ chức như Hamas và Hezbollah.
Kế hoạch này được xem như một phiên bản nâng cấp của chiến lược "gây sức ép tối đa" mà ông Trump đã áp dụng trong nhiệm kỳ đầu.
Theo WSJ, lần này, sự quyết liệt có thể sẽ càng gia tăng do các cáo buộc cho rằng Tehran từng lên kế hoạch ám sát ông và các cố vấn an ninh hàng đầu sau khi ông rời nhiệm sở.
Ông Trump từ lâu nổi tiếng với lập trường cứng rắn đối với Iran. Trong nhiệm kỳ đầu, ông đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 - một thỏa thuận nhằm kiểm soát chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. Ông cho rằng thỏa thuận này chưa đủ mạnh để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran và đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt về dầu mỏ, thương mại và tài chính.
Năm 2020, ông Trump ra lệnh ám sát tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds của Iran, làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.
Cũng theo WSJ, nhóm của ông Trump đã lên kế hoạch giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Iran, bao gồm giám sát chặt chẽ các cảng biển và truy quét các thương nhân nước ngoài giao dịch với Iran.
Một cựu quan chức Nhà Trắng cho biết, ông Trump cũng sẽ tăng cường cô lập Iran về tài chính và ngoại giao, đồng thời khai thác các điểm yếu nội bộ của Tehran.
Những động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Đông đang chìm trong xung đột. Israel đang phải đối đầu với Hamas tại Dải Gaza và Hezbollah tại Liban - hai tổ chức được Iran hậu thuẫn.
Phản ứng của ông Trump trước việc Tổng thống Biden ân xá cho con trai Ngày 1/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã phản ứng trước việc Tổng thống Joe Biden ban hành lệnh ân xá cho con trai Hunter Biden khỏi án tù, khi gọi đây là "sai lầm về công lý". Ông Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida. Ảnh: REUTERS/TTXVN Trong bài đăng...