Da trâu thối – món ăn khoái khấu của đồng bào Tây Bắc đánh thức vị giác cực mạnh
Món da trâu thối của người Thái vùng Tây Bắc khiến nhiều người không dám thử, thậm chí e ngại việc đến gần.
Da trâu thối hay còn gọi là năng min, một món ăn đặc trưng của người Thái. Da của con trâu sau khi lọc ra vẫn giữ nguyên phần lông, đem gói vào lá chuối và ủ trong vòng khoảng hai ngày.
Da trâu thối (năng min) được người Thái chế biến thành những món ăn cầu kỳ. Ảnh minh họa
Vào mùa hè, nhiệt độ cao có thể làm da trâu nhanh “thối” hơn, trong khi đó, vào mùa đông, nhiệt độ thấp, người ta phải ủ thêm nhiều ngày mới có thể lấy ra chế biến.
Sau một thời gian ủ, da trâu bốc mùi đem rửa sạch thì lông sẽ rụng hết. Sau đó, người ta đem miếng da đi phơi, rồi dùng nấu canh bon, hoa chuối hoặc nướng tùy sở thích.
Với đồng bào bản địa, đây là một đặc sản có vị thơm ngon đặc trưng. Tuy nhiên, với nhiều người miền xuối, chưa nói đến việc ăn thử, chỉ nghe đến cái tên của món ăn và ngửi mùi, nhiều người sẽ phải suy nghĩ lại trước khi có ý định thưởng thức.
Video đang HOT
Đây là món ăn đặc trưng của người vùng cao Tây Bắc- Ảnh minh họa
Được biết, ngoài da trâu thối, đồng bào vùng cao Tây Bắc cũng nổi tiếng với món da trâu gác bếp. Qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân tộc, những miếng da trâu dai, cứng lại có vị giòn, đậm đà rất ngon.
Để chế biến nên món ăn ngon từ da trâu gác bếp thì quả thực là một kỳ công. Da trâu được ngâm nước nhiều giờ, đến khi mềm thì đem thái thành từng miếng nhỏ. Tiếp đến, da trâu được ướp với các loại gia vị như: Ớt, sả, muối, mì chính và mắc khén rồi chế biến thành canh hoặc nộm da trâu, da trâu muối,…
Theo Doisongphapluat
Ẩm thực truyền thống của người Thái Tây Bắc
Nền văn hóa của dân tộc Thái vùng Tây Bắc được biết tới nhiều với chiếc khăn Piêu và điệu múa xòe, nhảy sạp trong lễ hội hoa ban truyền thống. Ít ai biết rằng người Thái còn có những món ăn truyền thống mà ai đã từng được thưởng thức một lần đều sẽ nhớ mãi...
Với những món ăn được chế biến công phu, độc đáo, ẩm thực truyền thống của dân tộc Thái vùng Tây Bắc được xem là cách truyền tải hữu hiệu nhất nét văn hóa của dân tộc.
Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Thịt trâu, thịt bò, cá, gà được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ và cẩn thận. Gia vị để ướp là hạt "mắc khén" (một dạng hạt tiêu rừng), ớt, tỏi, gừng, muối...
Khi chế biến các món ăn, người Thái hoàn toàn không sử dụng dầu mỡ
Một nét độc đáo trong các món ăn của dân tộc Thái là khi chế biến những món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng dầu mỡ và rất chú trọng tới việc điều phối các vị đắng - cay - mặn - chát. Những vị này được phối hợp hài hòa khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác ngấy, ngán khi ăn những món nướng, luộc, hấp, hun khói,....
Món ăn "pà pỉng tộp" (cá nướng)
Khi thưởng thức những món nướng của người Thái sẽ thấy vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng. Các món hấp, món luộc có hương thơm đặc biệt cùng vị ngon ngọt.
Những món ăn độc đáo của người Thái như pà pỉng tộp (cá nướng), khảu lam (cơm lam), nhứa mù khủa (thịt lợn hấp), nhứa giảng (thịt trâu hun khói),... được làm rất công phu khiến người ăn nhớ mãi không quên. Từng món ăn như chứa đựng cả tấm lòng của người Thái gửi gắm vào đó.
Món nhứa giảng (thịt trâu hun khói) dành đãi khách quý
Chỉ riêng cách chế biến món măng của người Thái cũng thật đặc biệt và cầu kỳ. Để có được một bát nước cốt măng chua, họ sẽ ngâm măng vài ba năm để lọc lấy vị ngon lành, chua dịu nhất khi ăn cùng những món ăn khác. Những ai đã từng lên vùng Tây Bắc, khi vào những ngôi nhà của người Thái, đều dễ dàng nhận thấy gia đình nào cũng có sẵn vài chum măng muối chua dành để dùng dần.
Món "cáy pỉng" (gà nướng). Những món nướng được tẩm ướp gia vị rất kỹ lưỡng nêncó hương vị độc đáo, ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Mùa nào thức nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật được miền đất Tây Bắc hoang sơ và hào phóng ban phát cho như: Nhộng ong, cá suối, măng lay, măng đắng, măng ngọt, cải ngồng...
Phương pháp chế biến món ăn của người Thái chỉ dựa vào kinh nghiệm, được lưu giữ từ đời này qua đời khác, không có trường lớp nào truyền dạy.
Gạo nếp nương ngâm với một loại cây rừng hàng giờ đồng hồ rồi đồ chín sẽ cho ra món xôi tím rất lạ mắt.
Những phương pháp chế biến món ăn của người Thái hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ ngàn xưa để lại và được lưu giữ từ đời này qua đời khác chứ hoàn toàn không có bất cứ trường lớp nào truyền dạy. Chính điều này đã khiến cho những món ăn của người Thái không thể lẫn với bất kỳ dân tộc nào khác.
Theo Amthuc365
Cá ngừ bào sợi Nhật Bản - Cứng như khúc gỗ nhưng hương vị tuyệt vời Người Nhật dùng cá ngừ tươi lên men khiến con cá cứng như một khúc gỗ, nhưng khi mang bào sợi lại có màu hồng nhạt đẹp mắt và là nguyên liệu cho nhiều món ăn đặc trưng của Nhật Bản. Cá ngừ bào sợi hay còn gọi là Katsuobushi, là một món ăn hấp dẫn và cũng là nguyên liệu đặc trưng...