Đá quý giả thật phân biệt như thế nào?
Cùng với Kim Cương, Đá Quý cũng là đồ trang sức hay vật báu có giá trị cực kỳ lớn trên thị trường hiện nay.
Những viên Đá Quý được dùng làm vật trang trí đồng thời cũng được coi là món quà thể hiện tấm lòng thành kính nhất của người tặng với người nhận. Vậy làm sao bạn có thể chọn lựa được những hòn đá quý thật mà đảm bảo 100% về tiêu chuẩn. Một số thông tin sau đây hy vọng rằng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan hơn về cách phân biệt đá quý Thật Giả nhé!
Có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm Thật Giả. Có quan điểm cho rằng Đá Giả là đá bị cung cấp thông tin sai so với bản chất của đá Thật. Ví dụ viên đá nhân tạo CZ rẻ bèo, gán mác miễn phí cho khách hàng, có cửa hàng lớn ở Hà Nội quảng cáo là kim cương nhân tạo, sale off 50% vẫn còn vài trăm ngàn 1 viên, thì đó là đá giả. Hoặc viên Ruby đã xử lý phủ thủy tinh, mà cửa hàng lại nói với khách hàng là Ruby tự nhiên hoàn toàn, đó cũng là đá Giả. Ngược lại, bán đá nhân tạo, nhưng nói chính xác với khách đó là đá nhân tạo để khách tự quyết định thì vẫn Oke. Nên như vậy cũng không thể coi là mua phải đá Giả được.
Một viên đá quý ruby thiên nhiên, khá bự, trong vắt, chưa qua xử lý, quả rất hiếm và đẹp. Nhiều người sẵn lòng bỏ vài nghìn USD cho nó. Nhưng nếu trong lòng đá có những đường vân thì sao? Nếu một mặt đá bị nứt hay xước thì sao? Hay đá ruby lại có màu đỏ tối đục ngầu thì sao? Khi đó đá sẽ bị mất đi 1 phần lớn giá trị. Có thể chỉ còn bán được cho rất ít người hơn, giá chỉ còn vài trăm USD. Chủ sở hữu viên đá sẽ rất đau đớn và anh ta sẵn sàng làm tất cả để viên đá trở nên đẹp hơn. Thế là ngành xử lý đá quý ra đời.
Từ trái sang: Garnet – Topaz – Aquamarine – Opal “thật” của thương hiệu uy tín Bảo Tín Minh Châu
Các loại đá có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ chiếu tia bức xạ hủy tạp, đốt cải thiện độ trong, “đắp” thủy tinh không màu ở các mặt trầy xước. Về cơ bản các cách trên đều không thể qua được con mắt của các chuyên viên giám định đá quý. Do đó, các bản giám định đá quý đều có ghi rõ viên đá được xử lý ra sao. Tuy nhiên, điều cốt yếu quyết định giá trị đá quý đó là sự chấp nhận của chúng ta là như thế nào?
Có thể nói, việc xử lý đá quý là một điều rất nên làm. Nó giúp đá đẹp hơn, giúp người dùng đẹp hơn. Có người từng nói rằng: “Nếu đá quý mà không xử lý thì giống cô gái không trang điểm”. Thiếu đi sự chấp nhận của xã hội với ngành xử lý đá quý, thế giới đá quý sẽ gần như chỉ dành cho những người có mức sống khủng – như ông hoàng bà chúa thời xưa. Các “cô gái” đá quý chưa xử lý sẽ bị ế chồng.
Từ trái sang: Ruby – Citrine – Amethyst – Sapphire – Topaz – Ngọc trai nhân tạo
Tuy vậy, việc xử lý cũng cần có mức độ. Đặc biệt là với xử lý màu. Người ta thấy rằng giá trị của agate và thạch anh trắng quá nhỏ so với thạch anh tím, họ có thể dùng mực tím đổ lên nền đá agate rồi biến nó thành một “khối thạch anh tím đặc biệt quý hiếm”. Hay một loại sơn có khả năng thẩm thấu vào đá, biến một khối thạch anh pha lê thiên nhiên thành thạch anh “7 sắc cầu vồng”.
Tuy nhiên kiểu xử lý này rất rất dễ nhận ra, chỉ cần bạn ráng nhìn kỹ và tư duy 1 chút.
Thứ nhất, màu sắc đậm ngay bề mặt chứ không phải đều hay đậm từ trong ra. Thứ hai, các kẽ đá có màu rất rất đậm. Thứ ba, màu sắc đá trông rất không giống những màu đá thật khác.
Đây là những điểm khác biệt cơ bản về Đá Quý Thật và Giả vậy cách nhận biết chúng ra sao? Mời các bạn theo dõi tiếp cách nhận biết Đá Quý Thật Giả qua những thông tin dưới đây nhé!
Video đang HOT
Quan sát hình dáng bên ngoài viên đá
Nếu quan sát một viên đá tự nhiên nếu không phải đá trang sức thì gần như chắc chắn sẽ có vết như rạn, nứt, vân, tạp chất trong lòng đá, có thể quan sát được bằng mắt thường. Ngoại trừ thạch anh trắng, thạch anh khói, obsidian là những loại đá sạch trơn và có giá thành rất rẻ, còn lại các loại đá khác đều có thể nhận biết bằng cách này. Những chiếc vòng tay hay linh vật phong thủy mà trong vắt không một chút gợn, màu sắc rực rỡ xanh đỏ tím vàng thì nhìn chung đều là hàng dởm. Bằng cách này bạn đã loại đi được kha khá những thứ đá vớ vẩn rẻ tiền.
Nhưng dù sao những người làm Nhái Đá Quý cũng không hề đơn giản như bạn nghĩ. Họ cũng biết dùng những mánh khóe nghề nghiệp để làm giả những viên Đá Quý y như Thật mà có thể mắt thường bạn không thể nào phát hiện ra được. Lúc này bạn sẽ cần những cách phân biệt kỹ hơn.
Tránh kiểm tra Đá Quý bằng cách đốt lửa, dùng hóa chất,…
Được hỏi thì có nhiều người nói rằng có thể thử bằng cách đốt đá quý. Nhưng hãy nhớ rằng, hiện nay có rất nhiều cơ sở làm Giả Đá Quý bằng nhựa chịu nhiệt cho nên bạn khó lòng nào mà phân biệt được nhé! Hơn thế nữa, bạn đốt những viên đá quý Thật bằng lửa thì tới mức độ nào đó, viên đá sẽ nở ra không nằm trong lòng kiểm soát nữa, vậy nên bạn không nên sử dụng biện pháp này để nhận biết Đá Quý Thật Giả, kẻ đang từ lợn lành thành lơn què nhé!
Có một số người dùng hóa chất trong Acquy nhỏ lên viên đá quý xem có sủi bọt không để nhận biết viên đá Thật. Nhưng hầu hết các đá quý Giả đều có độ bền hóa học rất cao, không phản ứng với hóa chất. Ngược lại, một số đá mỹ nghệ tự nhiên có công thức hóa học là muối lại phản ứng rất mạnh, nhỏ hóa chất như axit, bazơ lên sẽ làm đá bị sùi và hỏng hết bề mặt. Bởi vậy cách thử này chẳng nói lên được điều gì cả.
Phân biệt giữa đá thật và bột đá ép keo (1 kiểu đá giả rất phổ biến trên thị trường đá phong thủy). 2 loại này khác hẳn nhau về phương pháp chế tác. Đá thật người thợ phải dùng mũi tạc để chạm khắc trên bề mặt đá, bởi vậy đường nét sẽ không thể hoàn hảo, mà có chỗ không đều, không sắc sảo, và không bao giờ có 2 bức giống nhau. Ngược lại, với bột đá thì người ta lấy đá phế phẩm nghiền nát, trộn với keo, màu nhuộm và ép lại bằng khuôn. Thành phẩm sẽ có chất rất mịn màng, bóng mướt, nhiều màu sắc, đường nét cực kỳ sắc sảo chính xác, và cả ngàn bức đều giống nhau y hệt.
Kiểm tra độ cứng của Đá Quý
Bổ sung thêm cho các bạn một cách nữa để phân biệt, đó là thử độ cứng. Hầu hết các loại đá dởm trên thị trường đều có độ cứng bằng hoặc thấp hơn thủy tinh. Do vậy nếu bạn có một miếng thủy tinh sắc, hãy thử rạch lên bề mặt đá xem đá có bị xước hay không. Nếu có thì hãy cảnh giác. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng cho những loại đá đeo trên người, không dùng cho các loại đá mềm làm đồ mỹ nghệ, bạn đừng rạch thử kẻo hỏng đồ tội nghiệp người ta nha.
Kiểm tra đá quý bằng máy
Bây giờ trên thị trường có rất nhiều thiết bị nhận biết được hàng Thật Giả. Bạn chỉ cần đem viên đá quý mình mua đi đến các trung tâm hay các địa chỉ kiểm tra xem các thông tin về đá như là chủng loại đá này là gì? Đây là đá tự nhiên hay nhân tạo? Đã qua xử lý hay chưa? Hình dáng, kích thước và khối lượng của viên đá ra làm sao có đúng với những thông tin mới đầu bạn mua hay không? Những công việc này đều đã có máy kiểm tra giúp bạn hết và bạn cũng có thể tin tưởng hoàn toàn 100%.
Tìm những cơ sở uy tín bán Đá Quý
Đây là cách thức vừa an toàn lại vô cùng tiện lợi cho bạn bởi có như vậy bạn sẽ nhận được viên Đá Quý Thật từ những người bán hàng có tâm. Bạn có thể hỏi vặn vẹo họ một vài câu như là nguồn gốc đá là gì, đá này đẹp ở đâu, đá này có quý hiếm hay không,… Nếu họ trả lời ngắt ngứ chứng tỏ rằng họ vẫn chưa phải dân chuyên nghề, cũng chỉ là mót từ người nọ người kia để bày ra kinh doanh thu lợi mà thôi. Hãy cẩn trọng với những đối tượng đó nhé!
Với những thông tin như vậy, hy vọng rằng bạn có thể mua được những viên Đá Quý Thật đẹp, hợp với giá tiền mà bạn đưa ra ngay từ ban đầu nhé!
Theo nguồn tổng hợp
Phân biệt đá quý Thật giả
Thực ra khái niệm đá quý giả - thật; hay đá thiên nhiên - qua xử lý - nhân tạo thường có nhiều cách hiểu khác nhau.
Trong ngành khoa học nghiên cứu về đá quý, khái niệm đá giả được xem là khi đặt tên cho một loại đá không đúng với bản chất đá đó. Ví dụ đá Cubic Zirconia (CZ) hay pha lê, thủy tinh nếu được ai đó đặt tên là kim cương thì đó là đá kim cương "giả". Cũng tương tự vậy, ai đặt tên 1 viên kim cương là pha lê thì đó là pha lê "giả".
Thứ nhất, bạn nên có những hiểu biết nhất định ít nhất về giá về loại đá bạn muốn mua. có những loại đá giá trị rất bình thường như thạch anh trắng hay hồng, ám khói, caxêđôn hay thiên thạch. Bình thường ở đây nghĩa là bạn có thể bỏ ra một khoản tiền nhỏ mà vẫn có thể sở hữu vài kg đá. Ở Việt Nam các loại đá này rất nhiều. Hiển nhiên những khối đá đó hình dáng đẹp sẽ có giá trị cao hơn. Các loại đá mắc tiền nhất gồm ruby, topal, saphire, emerald.
Các loại đá nhân tạo có giá trị cực kỳ rẻ. Nếu bạn mua mặt dây chuyền, thì 90% giá trị ở công người chế tạo nghĩ ra mẫu đó, công thợ bạc, thợ inox làm khoen và tạo kiểu, và lượng kim loại tạo nên viên đá. 1 viên đá nhân tạo đẹp lung linh đủ màu sắc chỉ có giá từ 20k-100k.
Từ trái sang: Thạch anh - Emerald - Citrine - Sapphire "thật" của thương hiệu uy tín Bảo Tín Minh Châu
Thứ hai, bạn cần yêu cầu người bán phải có chứng nhận kiểm định của sản phẩm bạn mua, hay của một sản phẩm tương tự. Tôi thấy ở TP HCM có 3 trung tâm giám định đá quý lớn là RGG -rexco, đường Nguyễn Trung Ngạn; SBJ và PNJ - Đường Nam Kỳ khởi nghĩa. Các trung tâm này đều rất uy tín.
Mỗi sản phẩm khi kiểm định sẽ mang 1 mã số nhất định. Khi bạn đưa mã số này đến các trung tâm họ sẽ cho bạn thêm các thông tin về đá quý, ví dụ màu sắc, độ trong, kiểu cắt,... và những phương pháp giám định được áp dụng. Do đó, nếu bạn thấy tất cả các sản phẩm của người bán đều mang cùng 1 mã số, thì rõ ràng họ đã dùng công nghệ làm giả vỉ ép kiểm định.
Thứ ba, bạn cần quan sát tỉ mỉ bằng mắt thường cho sản phẩm không được kiểm định. đá quý thiên nhiên luôn có những đường vân - đường gãy - tạp chất dù ít hay nhiều. Đôi khi các tạp chất hay đường vân chỉ được phát hiện dưới kính lúp có độ phóng đại cao. Do đó nếu bạn không thấy thì cũng đừng trách người bán vội nhé. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, nhiều loại đá nhân tạo cũng có vân, tạp... Nói chung, theo kinh nghiệm của tôi cách này có thể giúp bạn nhận biết 80% chính xác.
Có nhiều người nhận biết đá quý bằng cách áp đá lên mặt, nếu cảm thấy mát thì đó là thiên nhiên. Cách này đã xưa rồi và hiện nay nhiều loại đá nhân tạo khác đặt lên má cũng mát lắm.
Từ trái sang: Peridot - Ruby - Ngọc trai - Kim cương "thật" của thương hiệu uy tín Bảo Tín Minh Châu
Thứ tư, hãy tìm hiểu sâu hơn về người bán. nếu họ là một cửa hàng lớn, hay một công ty, áp lực doanh số đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực chăm sóc khách hàng. Chăm sóc ở đây có thể là động viên khách mua hàng với những thông tin kém chính xác. Đôi khi những tiệm quy mô nhỏ, hay chỉ đơn giản là một người làm ở một công ty chuyên gia công đá quý có thể bán cho bạn những viên đá thật với giá bất ngờ.
* Quả là một thiếu sót lớn khi chia sẽ các bạn về các cách phân biệt đá quý giả mà không nói rõ về các sự khác biệt giữa đá thật và giả. Sự khác biệt này vốn dĩ "rõ như ban ngày" nhưng thực tế lại không hề đơn giản như thế.
Một viên đá quý ruby thiên nhiên, khá bự, trong vắt, chưa qua xử lý, quả rất hiếm và đẹp. Nhiều người sẵn lòng bỏ vài nghìn USD cho nó. Nhưng nếu trong lòng đá có những đường vân thì sao? Nếu một mặt đá bị nứt hay xước thì sao? Hay đá ruby lại có màu đỏ tối đục ngầu thì sao? Khi đó đá sẽ bị mất đi 1 phần lớn giá trị. Có thể chỉ còn bán được cho rất ít người hơn, giá chỉ còn vài trăm USD. Chủ sở hữu viên đá sẽ rất đau đớn và anh ta sẵn sàng làm tất cả để viên đá trở nên đẹp hơn. Thế là ngành xử lý đá quý ra đời.
Từ trái sang: Garnet - Topaz - Aquamarine - Opal "thật" của thương hiệu uy tín Bảo Tín Minh Châu
Các loại đá có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ chiếu tia bức xạ hủy tạp, đốt cải thiện độ trong, "đắp" thủy tinh không màu ở các mặt trầy xước. Về cơ bản các cách trên đều không thể qua được con mắt của các chuyên viên giám định đá quý. Do đó, các bản giám định đá quý đều có ghi rõ viên đá được xử lý ra sao. Tuy nhiên, điều cốt yếu quyết định giá trị đá quý đó là sự chấp nhận của chúng ta là như thế nào?
Có thể nói, việc xử lý đá quý là một điều rất nên làm. Nó giúp đá đẹp hơn, giúp người dùng đẹp hơn. Có người từng nói rằng: "Nếu đá quý mà không xử lý thì giống cô gái không trang điểm". Thiếu đi sự chấp nhận của xã hội với ngành xử lý đá quý, thế giới đá quý sẽ gần như chỉ dành cho những người có mức sống khủng - như ông hoàng bà chúa thời xưa. Các "cô gái" đá quý chưa xử lý sẽ bị ế chồng.
Từ trái sang: Ruby - Citrine - Amethyst - Sapphire - Topaz - Ngọc trai nhân tạo
Tuy vậy, việc xử lý cũng cần có mức độ. Đặc biệt là với xử lý màu. Người ta thấy rằng giá trị của agate và thạch anh trắng quá nhỏ so với thạch anh tím, họ có thể dùng mực tím đổ lên nền đá agate rồi biến nó thành một "khối thạch anh tím đặc biệt quý hiếm". Hay một loại sơn có khả năng thẩm thấu vào đá, biến một khối thạch anh pha lê thiên nhiên thành thạch anh "7 sắc cầu vồng".
Tuy nhiên kiểu xử lý này rất rất dễ nhận ra, chỉ cần bạn ráng nhìn kỹ và tư duy 1 chút.
Thứ nhất, màu sắc đậm ngay bề mặt chứ không phải đều hay đậm từ trong ra. Thứ hai, các kẽ đá có màu rất rất đậm. Thứ ba, màu sắc đá trông rất không giống những màu đá thật khác.
Thạch Anh qua xử lý
Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc nói riêng và quý khách hàng nói chung có thể nắm rõ hơn những kiến thức cần biết khi lựa chọn đá quý để có thể mua được những viên đá quý ưng ý với giá thành phù hợp và chất lượng tương xứng nhất.
Theo nguồn tổng hợp
Túi xách mua online và cách phân biệt thật giả Mua sắm online ngày nay càng trở nên phổ biến hơn khi công nghệ phát triển. Hơn thế nữa là việc mua sắm online ngày càng được ưu chuộng hơn bởi sự tiện lợi và nhanh gọn của nó. Bạn đang phân vân không biết có nên mua túi xách online hay không, liệu rằng chất liệu làm nên chiếc túi đó có...