Đà Nẵng: Trường ĐH Ngoại ngữ ra mắt chi hội hữu nghị Việt – Nhật
Ngày 1/10, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng đã ra mắt Chi hội hữu nghị Việt – Nhật tại trường cùng các chuỗi hoạt động có liên quan.
GS.TS Trần Văn Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nhật tại thành phố Đà Nẵng trao quyết định thành lập chi hội hữu nghị Việt – Nhật Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng.
Chi hội Hữu nghị Việt – Nhật tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng ra đời theo Quyết định số 27 của Hội Hữu Nghị Việt Nam – Nhật Bản tại Thành phố Đà Nẵng, nhằm đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động đối ngoại nhân dân giữa hai nước.
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản – Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng đã thiết lập thiết lập được mối hợp tác chặt chẽ và quan hệ mật thiết với các cơ quan thuộc chính phủ Nhật Bản như Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA.
Nhà trường đã xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các chính quyền địa phương như tỉnh Nagasaki, thành phố Sakai, thành phố Mimasaka, thành phố Yokohama. Thiết lập mối hợp tác chặt chẽ với hơn 200 doanh nghiệp, tổ chức Nhật Bản…
Nhân dịp ra mắt Chi hội hữu nghị Việt – Nhật, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức chuỗi hoạt động gồm Tọa đàm nguồn nhân lực ngành sản xuất công nghiệp và cuộc thi hùng biện tiếng Nhật 2022.
Tọa đàm nguồn nhân lực ngành sản xuất công nghiệp là diễn đàn để nhà tuyển dụng chia sẻ cụ thể về thực tiễn công việc, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của doanh nghiệp đối với sinh viên. Qua đó, giúp sinh viên có lộ trình học tập đúng đắn đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Video đang HOT
Những năm qua, nhờ kết nối, hợp tác với doanh nghiệp, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng có cơ hội tiếp xúc sớm với môi trường thực tế tại doanh nghiệp thông qua các hoạt động như thực tập, tham quan kiến tập, OJT (đào tạo thông qua công việc thực tế); doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia đào tạo cùng với Nhà trường…
Với Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật, sinh viên, học sinh đang theo học tiếng Nhật tại thành phố Đà Nẵng có điều kiện đánh giá năng lực ngoại ngữ đồng thời giúp các em học hỏi và trau dồi hơn nữa vốn tiếng Nhật của bản thân. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng là dịp để các em tìm hiểu thêm về đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản thông qua các hoạt động văn hóa bên lề.
Xét tuyển đại học: Ưu tiên thí sinh giỏi ngoại ngữ
Nhiều trường đại học (ĐH) ưu tiên thí sinh giỏi tiếng Anh khi xét tuyển là điều dễ nhận thấy trong những mùa tuyển sinh gần đây.
Bên cạnh các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, mùa tuyển sinh ĐH năm 2022 ghi nhận lần đầu tiên chứng chỉ tiếng Anh trong nước được các trường đưa vào để xét tuyển thẳng, tăng cơ hội cho các thí sinh.
Sinh viên tình nguyện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trợ giúp tân sinh viên làm thủ tục nhập học. Ảnh: Duy Thành.
Hàng loạt trường áp dụng
Đến 17h ngày 30/9 là thời hạn nhập học cuối cùng để thí sinh xác nhận nhập học, song nhiều trường cho biết đến thời điểm này, tỷ lệ xác nhận nhập học đã đạt trên 90%. PGS. TS Hà Lê Kim Anh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, tỷ lệ nhập học của sinh viên của nhà trường hàng năm đều đạt trên 95% và năm nay cũng không có nhiều thay đổi. Một trong những điểm mới của kỳ tuyển sinh năm nay đó là bên cạnh các phương thức xét tuyển truyền thống, đây là năm đầu tiên trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (VSTEP) để xét tuyển thẳng các thí sinh thi tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Tiếng Anh cùng các ngành ngôn ngữ khác.
Cụ thể, bà Anh cho biết, điều kiện để xét tuyển là thí sinh có chứng chỉ VSTEP do Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức riêng dành cho xét tuyển ĐH đạt trình độ từ B2 trở lên và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Tiếng Anh, kết quả bài thi VSTEP phải đạt trình độ từ C1 (bậc 5) trở lên.
Năm 2022, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của nhà trường với điểm trúng tuyển của hầu hết các ngành ở mức trên 31 điểm (thang điểm 40 với điểm chứng chỉ quy đổi nhân hệ số 2 và đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực nếu có). So với điểm chuẩn chạm trần của một số ngành hot của nhà trường khi xét tuyển bằng khối C00 như Quan hệ công chúng, Báo chí, Đông Phương học... thì phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ không có hiện tượng này.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng yêu cầu tất cả các thí sinh trúng tuyển vào các chương trình đào tạo chất lượng cao phải đạt điểm ngoại ngữ từ 6.0 trở lên hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương.
Tương tự, hàng loạt trường ĐH đã và đang sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ như ĐH Kinh tế - luật; ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), Trường ĐH Kinh tế TPHCM; Trường ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại thương...
Theo Ban tuyển sinh Trường ĐH Y Hà Nội, ở năm thứ 2 xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, nhà trường đã nhận được 160 hồ sơ cho phương thức này. Trong khi đó, năm nay nhà trường quyết định tăng gấp đôi chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này so với năm ngoái. Cụ thể, 80 trong số 400 chỉ tiêu tại cơ sở Hà Nội được tuyển bằng phương thức kết hợp và ngành Y khoa phân hiệu Thanh Hóa tuyển 110 em thì có 20 em được xét kết hợp.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, năm nay trường vẫn áp dụng phương thức xét tuyển tài năng dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những điều kiện cần còn để đỗ Trường ĐH Bách khoa, các em còn cần thêm các điều kiện khác theo quy định của nhà trường. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy có thể thấy, nếu các thí sinh có sẵn năng lực tiếng Anh thì việc học tập sẽ dễ dàng hơn do các em cần tra cứu tài liệu, tìm hiểu nhiều nội dung chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài.
"Từ năm 2023, trường sẽ áp dụng chuẩn đầu vào là điều kiện ngoại ngữ (tiếng Anh) đối với các chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh" - ông Điền cho hay.
Đẩy mạnh chứng chỉ "nội"
Việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét tuyển vào ĐH đã được các trường áp dụng trong những mùa tuyển sinh gần đây và nhận được nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có những lo ngại về sự thiệt thòi cho các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa khi điều kiện học tập, tiếp cận tiếng Anh còn hạn chế. Đặc biệt, với chi phí luyện thi, đăng ký thi còn khá đắt đỏ so với mặt bằng thu nhập chung của nhiều gia đình thì việc sở hữu một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là không khả thi với nhiều thí sinh.
Tuy nhiên, với việc đi tiên phong sử dụng chứng chỉ VSTEP trong xét tuyển vào ĐH, TS Hà Lê Kim Anh khẳng định nhà trường đã kiểm định được chất lượng của chứng chỉ này. Cụ thể, tại Trường ĐH Ngoại ngữ, trong những ngày đầu sử dụng bài thi VSTEP đã có khảo sát để đối sánh. Nếu so sánh thí sinh thi IELTS với VSTEP thì kết quả không có nhiều chênh lệch. Có em, VSTEP đạt B2 (bậc 4) nhưng thi IELTS lại đạt C1 (bậc 5).
Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm trước các trường chỉ xét chứng chỉ quốc tế còn năm nay đã có trường áp dụng chứng chỉ "nội" sẽ giúp nhiều thí sinh được tiếp cận gần hơn phương án xét tuyển này bởi chi phí của các kỳ thi này sẽ phù hợp với phần đông các gia đình Việt hơn là chứng chỉ quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề cần cân nhắc là làm sao để chứng chỉ VSTEP được quốc tế công nhận rộng rãi để những thí sinh thi và sở hữu chứng chỉ này cũng sẽ có những lợi thế tương tự với các chứng chỉ đã được công nhận rộng rãi trên thế giới nếu muốn chuyển tiếp các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.
Từ phía các trường, TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương nhận định, trong nhiều phương thức lựa chọn sinh viên của nhà trường, điểm IELTS là một yếu tố kết hợp với các tiêu chí năng lực khác chứ không phải đây là tiêu chí duy nhất đủ. Mỗi phương thức có chỉ tiêu riêng, không phải tuyển sinh 100% chỉ tiêu bằng chứng chỉ ngoại ngữ nên không có chuyện những thí sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ lấy đi hết cơ hội của bạn khác. Các thí sinh tự cạnh tranh công bằng với nhau và vẫn còn cơ hội với phương thức khác như xét điểm thi tốt nghiệp THPT hay xét điểm thi đánh giá năng lực.
Ông Phạm Quốc Khánh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT thông tin, tính đến tháng 9/2022, đã có 25 đơn vị đủ điều kiện thực hiện tổ chức thi VSTEP. Cục Quản lý chất lượng đang nghiên cứu phương án công nhận chứng chỉ VSTEP để miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Cân nhắc phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ
Tiến sĩ Lê Đông Phương - nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục ĐH (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế phản ánh mức độ nhất định về năng lực sử dụng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt. Tuy nhiên, có những ngành học không cần đòi hỏi quá cao về năng lực ngoại ngữ so với các môn khoa học khác nên nếu đồng loạt áp dụng ở tất cả các ngành sẽ dẫn tới sự bất bình đẳng giữa những người có điều kiện và người không có điều kiện. Bởi việc học, luyện thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL, IELTS... để xét tuyển ĐH không thể có ở học sinh nông thôn, miền núi.
Bên cạnh đó, cũng cần tính đến sự phù hợp với ngành học của thí sinh khi sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, tránh tình trạng sau khi nhập học sinh viên nhận thấy không phù hợp, quá trình học bị đuối và có thể bỏ học, chuyển ngành. Điều này sẽ gây lãng phí cho gia đình, xã hội.
Trường ĐH ngoài công lập phập phồng lo thiếu chỉ tiêu Theo kế hoạch tuyển sinh, trước 17 giờ ngày 17/9, các trường đại học phải công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển đợt 1 năm 2022. Nữ sinh, ảnh MH Tuy nhiên, nhiều trường dù chưa đến thời hạn công bố đã phải thông báo tuyển sinh đợt tiếp theo bằng phương thức học bạ. Lo ngại ảo cao Trường ĐH...