Đà Nẵng: Tiêm vắc-xin Covid-19 cho học sinh là tự nguyện hay bắt buộc?
Một tuần trở lại đây, qua kênh nhóm lớp, giáo viên chủ nhiệm các trường tiểu học tại Đà Nẵng thông báo phụ huynh đưa con em đi tiêm vắc xin Covid-19 để đảm bảo điều kiện phòng dịch.
Trong đó, có nhiều thông báo nhấn mạnh, nếu học sinh không tiêm thì sẽ không được ở lại bán trú. Việc tiêm vắc-xin cho học sinh sẽ được tính vào thi đua của giáo viên.
Đà Nẵng tổ chức tiêm vắc xin cho học sinh THCS trong năm học 2021 – 2022
Theo phản ảnh của phụ huynh học sinh lớp 1/2 (năm học 2021 – 2022), Trường Tiểu học Lê Quang Sum (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), ngoài Giấy mời thông báo ngày, giờ, địa điểm để đưa con đi tiêm vắc-xin, giáo viên còn gửi kèm một số ghi chú của nhà trường. Theo đó, nếu học sinh không tiêm vắc-xin, nhà trường xin được từ chối không nhận học sinh ăn ở bán trú tại trường.
Cũng có giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh rằng năm học 2022 – 2023 sắp tới, những học sinh không tiêm vắc-xin sẽ không được bán trú (học 2 buổi nhưng trưa đó phải về). Nếu lớp có một em không tiêm vắc-xin cũng không được bán trú. Nhà trường chỉ tổ chức cho lớp đã hoàn thành tiêm vắc-xin. Trong thông báo này, giáo viên này cho biết: “Việc tiêm chủng của con em phụ huynh sẽ đưa vào thi đua của giáo viên. Vì sức khỏe cộng đồng, kính mong phụ huynh đưa con em đi tiêm vắc-xin”.
Trên diễn đàn Quản lý Đô thị Đà Nẵng: Tiện nghi – xanh – sạch – đẹp, rất nhiều ý kiến phụ huynh không đồng tình với kiểu nhắn tin “ép buộc” này.
Được biết, các trường học ở một số quận ở Đà Nẵng đều phải cập nhật danh sách học sinh đăng kí tiêm (mũi 1, mũi 2) và báo về quận trước 15h00 hàng ngày. Vào cuối tháng 8, các trường sẽ lập hết danh sách học sinh chưa tiêm vắc xin để gửi báo cáo. Trừ những trường hợp đặc biệt như học sinh mới bị covid, bị bệnh không tiêm được… phụ huynh cần có minh chứng rõ ràng gửi về trường, nêu rõ cụ thể ngày bị Covid và ngày hết Covid của học sinh…
Video đang HOT
Bà Trần Thị Thúy Hà, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hải Châu cho hay, thành phố giao các quận, huyện cố gắng đạt 70% tỷ lệ tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi phòng Covid-19 mũi 1 trước khi bước vào năm học mới. “Nhiệm vụ chính của các trường học hiện nay vẫn là tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của hội phụ huynh, phân công giáo viên chủ nhiệm cũ và mới cùng nhau phối hợp; chủ yếu vận động phụ huynh là chính”, bà Hà cho biết.
Về thông tin phải đạt tỉ lệ 70% học sinh tiêm vắc-xin thì mới được phép mở dịch vụ bán trú, chị Thu Hà, có con đang học một trường tiểu học tại quận Hải Châu thắc mắc những căn cứ y tế để đưa ra con số này: “Sau Tết Nguyên đán, khi học sinh tiểu học quay trở lại trường, gần như các con đều chưa tiêm vắc-xin. Và đã có học sinh nhiễm Covid-19 phải nghỉ học ở nhà. Trẻ tiêm hay không tiêm vắc-xin thì đều có nguy cơ lây nhiễm. Vậy trong phương án sắp xếp lớp, các trường có xếp riêng những học sinh đã tiêm/chưa tiêm thành một lớp hay không?”.
Hiệu trưởng một trường tiểu học nêu quan điểm rằng, giáo viên và nhà trường chỉ có thể làm công tác vận động, tuyên truyền phụ huynh đưa con đi tiêm vắc-xin được. Chưa kể là việc tuyên truyền, vận động đó phải là công việc của cơ quan y tế mới có tính thuyết phục cao.
Đại diện Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, cho đến thời điểm này, Sở không có chủ trương, văn bản nào về việc bắt buộc học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vắc-xin để được đến trường. Tuy nhiên, cần tuyên truyền, động viên phụ huynh cho học sinh trong độ tuổi này tiêm vắc xin nhằm đảm bảo sức khỏe cho các cháu trước khi đến trường và môi trường an toàn để tổ chức dịch vụ bán trú ở các trường.
Ngành GD&ĐT Đà Nẵng phấn đấu 100% học sinh, học viên từ 12 đến dưới 18 tuổi và tối thiểu 70% học sinh, học viên từ 5 đến dưới 12 tuổi có đủ điều kiện được tiêm các mũi vắc-xin cơ bản phòng Covid-19 và 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ điều kiện được tiêm các mũi vắc-xin cơ bản và tối thiểu 80% cán bộ giáo viên nhân viên có đủ điều kiện được tiêm các mũi nhắc lại vắc-xin phòng Covid-19.
Cô giáo ở Đà Nẵng tư vấn học sinh không thi vào lớp 10: Phụ huynh nói gì?
Sau khi đăng tải bài viết Cô giáo ở Đà Nẵng công khai tư vấn học sinh không thi vào lớp 10, VietTimes đã nhận được rất nhiều ý kiến của phụ huynh liên quan đến vụ việc.
Học sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT ở Đà Nẵng
Liên quan đến sự việc cô giáo Nguyễn Cao Phương Thảo (giáo viên tiếng Anh Trường THCS Nguyễn Văn Cừ, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) bày tỏ công khai việc gỡ điểm cho học sinh và tư vấn cho học sinh yếu cũng như phụ huynh các em cam kết không thi vào lớp 10 gây chú ý dư luận, VietTimes đã có cuộc trao đổi với một số phụ huynh về vấn đề này.
Anh Dương Đức Khánh (trú quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), phụ huynh từng có con là học sinh của cô Thảo
Anh Dương Đức Khánh (trú quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng): Là phụ huynh có con từng là học sinh cô Thảo nên tôi thừa nhận cô Thảo là một giáo viên tận tụy với học sinh, công tâm. Bản thân cô không bao giờ dạy thêm và dạy rất hết mình với học sinh trong giờ của cô.
Tuy nhiên, theo tôi, việc cho các em học nghề khi mới tốt nghiệp THCS là quá sớm, mới lớp 9 đã đi học nghề thì quá non nớt khi các em bước vào đời. Thay vào đó hãy tạo cơ hội để các em học hết 12 trong các trung tâm giáo dục thường xuyên. Sau khi đã đủ thể trạng, trí lực, thì các em có thể đi học nghề và làm việc.
Hơn nữa, theo tôi được biết, đa số các nhà máy, xí nghiệp đều tuyển công nhân đã phải hoàn thành chương trình THPT, nên chúng ta cần tạo điều kiện để các em có tương lai phù hợp với khả năng của mình.
Đối với vấn đề gỡ điểm, tôi cũng là phụ huynh có con là học trò của cô Thảo, nhưng tôi chưa từng được tư vấn cho con đừng thi lớp 10 cũng như việc gỡ điểm. Có thể do lực học của con tôi không yếu kém. Tuy nhiên, theo tôi, việc tư vấn học nghề như vậy vẫn có gì đó khiến quyền được tiếp tục theo học của các cháu bị ảnh hưởng.
Anh Bùi Thiện Chương (trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Anh Nguyễn Thanh Hải (trú Đà Nẵng): Tôi ủng hộ quan điểm của cô giáo. Tuy nhiên cần thực hiện phù hợp với từng hoàn cảnh của học sinh và đừng làm mất đi cơ hội của các em.
Anh Quang Thuận (trú quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho rằng: Mình rất ủng hộ quan điểm của cô giáo này. Các cháu có học lực dưới trung bình nên chọn vào các trường nghề hệ V (văn hóa Trung học chuyên nghiệp). Tại đây, các em vừa được học nghề, vừa học THPT và khi ra trường, các em vẫn có bằng nghề, vừa có bằng THPT, cơ hội nghề nghiệp vẫn có mà cơ hội theo học tiếp vẫn có thể tiếp tục.
Không nhất nhất phải thi vào thi vào lớp 10 THPT công lập để chịu thêm áp lực học tập khi các em không thể theo nổi.
Riêng đối với bệnh thành tích, anh Quang Thuận cho rằng, trước tiên cần thay đổi từ phía phụ huynh, không nên thúc em con em quá sức chỉ vì "bệnh sĩ" của mình. Đã có nhiều trường hợp thương tâm khi các cháu tìm đến cái chết khi bị ép học quá sức, nên muốn chấn chỉnh bệnh thành tích, thì trước phải quán triệt phụ huynh.
Thêm nữa, không nên đặt ra tiêu chí thành tích cho các trường năm sau phải hơn năm trước, bởi nếu vậy, các trường sẽ phải đua theo thành tích và "lùa"các em vào trong khi thực chất các em chưa đủ điều kiện.
Chị Trần Vĩnh Lợi (trú TP Đà Nẵng)
Chị Trần Vĩnh Lợi (trú ở Đà Nẵng): Bộ GD&ĐT nên xem lại chương trình học tập vì quá nhiều kiến thức, nhồi nhét quá tải, nên học sinh giỏi thì hào hứng, còn học sinh yếu thì thấy áp lực và nản, khi các em nản thì sẽ lơ là học tập. Việc tạo nên hứng thú học tập là việc của người lớn chứ không nên chỉ trích các em.
Anh Bùi Thiện Chương (trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng): Nếu các em không thể học nổi thì không thể ép và nếu ép sẽ phản tác dụng. Nên chăng, chúng ta cần định hướng nghề cho các em. Với hệ học nghề, 3 năm sau, các em vừa có thể ra nghề đi làm, vừa có thể hoàn thành chương trình 9 3 và vẫn tiếp tục học tập ở môi trường cao hơn nếu có ý chí và nghị lực.
VietTimes sẽ tiếp tục thông tin...
Chủ trường mầm non tư thục 'gồng mình' giai đoạn bình thường mới Sau hơn 1 tháng mở cửa toàn diện trường học, số trẻ ra lớp của các cơ sở giáo dục mầm non tại Đà Nẵng vẫn còn khiêm tốn. Nhiều trường mầm non tư thục tại các thành phố lớn vẫn hoạt động cầm chừng vì tỉ lệ học sinh ra lớp thấp. Ảnh minh họa Chỉ có 54% trẻ trong độ tuổi...