Đà Nẵng: Tập huấn cho giáo viên sử dụng Facebook để quản học sinh
“Với phương châm “muốn bắt cọp thì phải vào rừng” trước hết các giáo viên và cán bộ của các trường cần phải trang bị cho mình những hiểu biết cũng như kĩ năng về mạng xã hội Facebook.
Thầy Trần Văn Hồng – Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Ngũ Hành Sơn cho biết: “Hiện nay, tình trạng trẻ hóa số học sinh sử dụng Facebook thực sự là một lời báo động không chỉ đối với nhà trường mà còn toàn xã hội. Nếu như trước đây, chỉ có lứa tuổi THPT mới sử dụng Facebook thì hiện nay đã lan rộng đến học sinh THCS. Mặc dù, Facebook cũng có tác động tích cực như kết nối bạn bè để chia sẻ học tập, giao lưu tình cảm… nhưng do sự nhận thức chưa chín chắn, nếu không được định hướng, giáo dục thấu đáo, các em học sinh dễ rơi vào trạng thái “ sống ảo” trên không gian mạng, gây sa sút tinh thần và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học tập, đặc biệt có trường hợp còn xảy ra tình trạng sợ hãi, hoảng loạn do bị bạn chat đe dọa. Một số học sinh quá “nghiện” Facebook đến nỗi mỗi khi lên lớp thường hay ngủ gật, không tập trung vào học tập hoặc thường xuyên cáo ốm vì không đủ sức khỏe tới trường”.
Tỉ lệ học sinh sử dụng Facebook ngày càng gia tăng.
Mặc dù nhà trường luôn quán triệt cấm học sinh đưa điện thoại tới trường nhưng vẫn có một số trường hợp cá biệt các em bỏ ngoài tai quy định này, vẫn lén đưa điện thoại vào lớp học để những lúc giờ nghỉ giải lao lại lén lút đưa ra sử dụng. Một số trường đã phát hiện được và cảnh cáo trước cờ đối với các học sinh trên. Việc trang bị điện thoại quá sớm cho học sinh cũng là một phần lỗi của các bậc phụ huynh, đặc biệt các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả trang bị cho con em mình điện thoại thông minh, vô tình tạo cơ hội cho các em học sinh này có thể chat mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong trường học.
“Mặc dù, đến thời điểm này, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn chưa có tình trạng học sinh sử dụng mạng xã hội gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, về lâu dài nếu gia đình và nhà trường không có biện pháp giám sát hữu hiệu thì hậu quả khó lường. Hẳn dư luận vẫn chưa quên vụ nữ sinh ở Hà Nội đã tự tử vì bị bạn ghép ảnh nóng rồi tung lên Facebook. Gần đây nhất, một nữ sinh cấp ba ở Đà Nẵng suýt mất mạng vì bị sỉ nhục và lăng mạ trên Facebook”, thầy Hồng dẫn chứng thêm.
Video đang HOT
Trong khi đó, đa số giáo viên trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn lại chưa bao giờ sử dụng Facebook, khiến cho việc định hướng, tuyên truyền, giáo dục cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Cô Lê Thị Thùy Trang – Tổng phụ trách đội trường THCS Trần Đại Nghĩa cho biết: “Bản thân tôi không sử dụng Facebook nên không biết hết tác hại của nó đối với người dùng cũng như thật sự lúng túng Theo thống kê sơ bộ hơn 60% học sinh tại quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) sử dụng Facebook, trong khi đó phần lớn các giáo viên lại không biết cách sử dụng… nên đã có sáng kiến tập huấn cho giáo viên sử dụng mạng xã hội này để quản lý học sinh.không biết cách định hướng học sinh sử dụng Facebook như thế nào cho hiệu quả”.
Trước thực trạng trên, Phòng GD&ĐT quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng đã tổ chức tập huấn về quản lý và sử dụng mạng xã hội cho đội ngũ giáo viên các trường trên địa bàn để trang bị cho họ những kỹ năng sử dụng mạng xã hội. Từ đó, giáo viên có cái nhìn rõ ràng hơn về lợi ích từ mạng xã hội và biết cách sử dụng cho phù hợp với bản thân.
“Với phương châm “muốn bắt cọp thì phải vào rừng” trước hết các giáo viên và cán bộ của các trường cần phải trang bị cho mình những hiểu biết cũng như kĩ năng về mạng xã hội Facebook. Trên cơ sở đó, nhà trường sẽ tăng cường việc định hướng, giáo dục, tuyên truyền việc sử dụng Facebook như là một công cụ hữu ích cho việc tra cứu thông tin, học tập và giải trí. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ tăng cường giao lưu, trao đổi, lắng nghe tâm tư tình cảm của học sinh, vận động, khuyến khích học sinh khai báo việc sử dụng các trang mạng xã hội… Có như vậy, việc giám sát và định hướng cho các em trong việc sử dụng các mạng xã hội sẽ hiệu quả hơn, ngăn chặn kịp thời những tác hại” thầy Hồng nhấn mạnh.
Để giám sát học sinh trong vấn đề sử dụng các trang mạng xã hội không phải là chuyện một sớm một chiều. Việc này cần phải có lộ trình và phương án khả thi vì vậy trong những năm tới phòng GD&ĐT quận sẽ tiếp tục kết nối với các cơ quan hữu quan trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn để tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất cho việc giáo dục, định hướng sử dụng Facebook trong học đường, thầy Hồng cho biết thêm.
Trong khi đó, thầy Nguyễn Tiến Hiệp – Phó Hiệu trưởng trường THCS Trần Đại Nghĩa cho hay: “Trước mắt, để định hướng cho học sinh trong việc sử dụng Facebook, nhà trường tổ chức tuyên tuyền dưới cờ vào những ngày thứ 2 đầu tuần và những buổi sinh hoạt lớp đầu giờ để các em hiểu và biết được cách sử dụng Facebook một cách lành mạnh cũng như ngăn ngừa những tác hại xấu của nó. Về lâu dài, chúng tôi sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Sở GD&ĐT để thành lập Ban chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng hơn đến các trường học trên địa bàn”.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng yêu cầu các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến việc con em mình sử dụng các mạng xã hội để theo dõi, kiểm tra và kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn khi các em có những biểu hiện sử dụng mạng xã hội với mục đích không trong sáng. Đồng thời, cha mẹ cần chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của con cái, giúp các em hướng đến những hoạt động lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi.
Theo Trithuc
Đưa phòng chống tham nhũng vào trường học
Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện để phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về phòng chống tham nhũng dành cho giảng viên, giáo viên các trường học, giảng dạy cho học sinh từ năm học 2013-2014.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Chỉ thị số 10 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Theo đó, Thanh tra Chính phủ sẽ rà soát, hoàn thiện, phê duyệt, phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tham nhũng dành cho giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; giáo viên các trường THPT; giảng viên, giáo viên các trường hành chính...
Nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ngoài ra, chuyên mục phòng chống tham nhũng trên trang thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ cũng phải hoàn tất, đăng tải kịp thời tài liệu, tư liệu về các vụ án tham nhũng trong và ngoài nước, kinh nghiệm của nước ngoài về phòng, chống tham nhũng phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học. Trên cơ sở tài liệu giảng dạy đã được phê duyệt và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn giáo án... và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với đặc điểm của từng nơi.
Kinh phí để thực hiện nội dung này do Bộ Tài chính đảm bảo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan có liên quan để thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ "đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo từ năm học 2013-2014" trong dự án ngân sách hàng năm.
Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Intel hợp tác với Bộ GD-ĐT đào tạo 80.000 giáo viên Ngoại ngữ Vừa qua Bộ GD-ĐT và công ty Intel Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam. Đây là điểm khởi đầu quan trọng để thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia năm 2020. Với mục đích ký kết nhằm nâng cao khả năng vận...