Đà Nẵng linh hoạt triển khai mô hình dạy-học “2 trong 1″
Để tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên (HS, GV) ở vùng cam, vùng đỏ hoặc vì lý do đau, ốm… chưa thể đến trường dạy – học trực tiếp vẫn có thể tương tác như đang ở trên lớp, nhiều trường THCS trên địa bàn TP Đà Nẵng đầu tư lắp đặt thêm thiết bị để tổ chức dạy – học trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Trường THCS Cao Thắng lắp đặt trang thiết bị để tổ chức dạy-học song song vừa trực tuyến, vừa trực tiếp.
Từ trường THCS Cao Thắng
Phóng viên có mặt tại lớp 9/4 trường THCS Cao Thắng (Q.Sơn Trà) đúng lúc các em đang học tiết cuối môn Vật lý của cô Nguyễn Thị Nhung, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) dạy.
Khác 3 tiết học trực tiếp trước đó, tiết học này, HS lớp 9/4 được nghe cô giáo giảng bài qua thiết bị được kết nối với màn hình đặt cạnh bảng ghi bài giảng của GV. Không khí giờ học không vì thế mà kém phần sôi nổi. Chia sẻ cảm xúc khi được học trực tuyến dưới hình thức “2 trong 1″ này, em Ngô Thị Hồng Nhung (HS lớp 9/4) – nhà ở vùng Cam, chưa thể đến trường phấn khởi nói: “Vừa được thấy không khí lớp học, vừa được thấy thầy cô giáo giảng bài trên bục giảng, em cảm thấy như đang ngồi học trên lớp nên có khí thế học tập hơn so với học trực tuyến đơn thuần”. GVCN Nguyễn Thị Nhung nhận xét thêm: “Từ khi nhà trường triển khai việc dạy-học kết hợp 2 trong 1, tôi thấy HS có vẻ hào hứng, tiếp thu bài tích cực hơn do được tương tác nhiều hơn”.
Qua bà Nguyễn Thị Bích Ngọc- Hiệu trưởng trường THCS Cao Thắng, được biết, trước diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP nói chung, Q.Sơn Trà nói riêng, nhà trường đã chủ động lắp đặt tại mỗi lớp học một camera (hoặc webcam có độ phân giải lớn- tùy thuộc vào thiết bị màn hình được lắp đặt tại mỗi phòng học- P.V) quay về phía lớp để HS hoặc GV vì lý do nào đó không thể đến trường dạy-học trực tiếp có thể nhìn thấy rõ quang cảnh cả lớp học. Cũng theo hiệu trưởng Bích Ngọc, để đảm bảo đường truyền trong suốt quá trình dạy học, nhà trường đã kéo mạng cố định đến từng lớp học. Tuy mới triển khai nên chưa thể khẳng định hiệu quả của mô hình này như thế nào, nhưng qua khảo sát bước đầu thì thấy HS có vẻ hào hứng hơn khi học trực tuyến đơn thuần.
Video đang HOT
Ngoài trường THCS Cao Thắng, được biết, một số trường THCS trên địa bàn Q.Sơn Trà cũng bắt đầu triển khai mô hình dạy học “2 trong 1″ từ đầu tuần này. Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường, việc lắp đặt thêm thiết bị để phục vụ cho việc tổ chức mô hình song song của mỗi trường có khác nhau. Theo ông Võ Trung Minh- Trưởng Phòng GD-ĐT Q.Sơn Trà, mô hình dạy-học “2 trong 1″ này đã được một số địa phương trên cả nước triển khai thực hiện. Vì thế, Phòng đã hướng dẫn cho các trường nghiên cứu học hỏi để áp dụng nhằm tạo điều kiện cho HS vì nhiều lý do chưa thể đến trường vẫn có thể giao lưu, tương tác với thầy cô và các bạn trên lớp cũng như được hưởng không khí, cảm giác như đang trong lớp học. Việc tổ chức dạy-học song song “2 trong 1″ này được các trường THCS trên địa bàn quận thực hiện từ đầu tuần.
“Theo yêu cầu của Phòng, các trường TH và THCS nghiên cứu sử dụng nguồn kinh phí trong năm 2021 của trường mình để chủ động lắp đặt các thiết bị phục vụ việc dạy- học theo mô hình song song này. Tùy theo điều kiện và tận dụng trên thiết bị hiện có, các trường bổ sung thêm thiết bị để triển khai thực hiện mô hình dạy học này. Có trường chỉ lắp đặt mức tối thiểu, có trường thì đầu tư nhiều để triển khai cho nhiều lớp… Sau đó, các trường đánh giá hiệu quả triển khai và báo cáo cho Phòng. Trên cơ sở đó, Phòng sẽ tham mưu cho UBND Q.Sơn Trà triển khai đại trà nhân rộng nếu có hiệu quả”, ông Võ Trung Minh cho hay.
Lớp học song song hai trong một tại trường THCS Lý Thường Kiệt.
Đến nhiều trường cùng triển khai
Không riêng gì Sơn Trà, một số trường THCS ở các địa bàn khác như Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn cũng triển khai mô hình dạy-học này.
Tùy theo điều kiện mỗi trường có cách tổ chức khác nhau. Đơn cử như trường THCS Lý Thường Kiệt (một trong hai trường THCS trên địa bàn Q.Hải Châu triển khai mô hình này), chỉ bố trí mỗi khối lớp một phòng học vừa trực tiếp vừa trực tuyến, bởi số lượng HS ở vùng cam, vùng đỏ không nhiều. Chủ yếu HS chưa đến trường do cha mẹ chưa an tâm. “Do đường truyền và điều kiện về cơ sở vật chất, nên nhà trường chỉ tổ chức ở mỗi khối lớp 1 lớp học trực tiếp kết hợp trực tuyến và chỉ có 1 camera quay hướng về phía bục giảng. Tuy không thấy được khung cảnh toàn lớp, nhưng các em ở nhà vẫn nghe được các bạn phát biểu bài cũng như nghe tiếng thầy cô giảng bài và vẫn tương tác được với thầy cô, bạn bè”, bà Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng trường THCS Lý Thường Kiệt cho hay.
Tương tự Trường THCS Chu Văn An (Q. Thanh Khê) cũng bố trí mỗi khối lớp 1 phòng học kết hợp hai trong một như trường THCS Lý Thường Kiệt. “Do số HS không đến trường của mỗi khối lớp không nhiều, tầm từ 15 dưới 20 em/ khối lớp nằm rải rác ở các lớp, nên những HS này học chung thời khóa biểu. Ngoài ra, GVBM còn soạn bài giảng gửi trên kho học liệu của trường. Các em có thể vào đó để tìm hiểu thêm”-bà Lê Thị Hồng Chinh – Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An cho hay.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Phòng phụ trách Phòng GD-ĐT Q.Thanh Khê, cho biết, toàn quận có 10 trường THCS, trong đó có 4 trường tổ chức lớp dạy- học trực tuyến riêng dành cho HS khối lớp 8, 9 chưa đến trường; 6 trường còn lại kết hợp mô hình dạy học song song “2 trong 1″.
Học sinh Hà Nội giành 7 huy chương Olympic các thành phố lớn
Tại cuộc thi Olympic Quốc tế các thành phố lớn (IOM) năm 2021, đoàn học sinh thành phố Hà Nội giành một huy chương vàng và 6 huy chương bạc.
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh đoạt huy chương vàng là em Nguyễn Trí Đức ở môn Hóa học.
Sáu huy chương bạc thuộc về các em Trần Trung Kiên (môn Hóa học); Trần Đình Dũng, Nguyễn Mạnh Đức (môn Vật lý); Nguyễn Anh Quân, Nguyễn Gia Bảo (môn Tin học); Cao Thúy An (môn Toán học).
8 học sinh của đoàn Hà Nội dự thi IOM năm 2021. Ảnh: Sở GD&ĐT Hà Nội.
Ngoài ra, đoàn Hà Nội còn giành giải nhì đồng đội (đứng thứ 4 trong các thành phố có điểm cao nhất), lot top 5 thành phố xuất sắc trong cuộc thi tốc độ Bliz-contest.
Cuộc thi Olympic Quốc tế các thành phố lớn (IOM) do chính quyền Moscow, Nga, tổ chức thường niên, dành cho học sinh từ 14 đến 18 tuổi đến từ các thành phố lớn trên thế giới.
Đây là năm thứ 6 cuộc thi diễn ra và là năm thứ hai được tổ chức dưới sự ảnh hưởng của dịch Covid-19. Năm nay, thí sinh dự thi bằng hình thức trực tuyến, kết hợp đa địa điểm.
35 đội đến từ các thành phố lớn thuộc các quốc gia trên thế giới cùng tham dự. Ngoài ra, năm nay, cuộc thi tốc độ (Bliz-contest - theo thể thức thi đồng đội) còn có sự góp mặt của thêm 46 trường phổ thông khác trên thế giới và 234 trường của Moscow.
Đội tuyển Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự IOM năm 2021 gồm 8 học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Các em tranh tài ở 4 bộ môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học (mỗi môn 2 học sinh).
Tham gia cuộc thi, các học sinh phải trải qua 2 vòng thi trong 3 ngày thi chính gồm vòng 1 là ngày tham gia cuộc thi tốc độ và vòng 2 là cuộc thi chính thức.
Các câu hỏi trong đề thi mang tính hàn lâm và tính thực tế cao, tương đương cuộc thi Olympic quốc tế lớn nhất thế giới. Đội ngũ ban giám khảo gồm các nhà khoa học và giáo sư nổi tiếng từ nhiều nước trên thế giới.
Đà Nẵng "chốt" lùi thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập Sở GD&ĐT Đà Nẵng vừa có thông báo về thời gian chính thức tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 - 2022. Theo đó, kỳ thi sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17/6. Thí sinh Đà Nẵng tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2020 Lịch thi cụ...