Đà Nẵng linh hoạt kiểm tra học học kỳ I đối với học sinh tiểu học
Tại Đà Nẵng, học sinh khối tiểu học do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục thành phố đã linh hoạt cho phép các trường tự xây dựng phương án tổ chức kiểm tra, không cứng nhắc theo khung kế hoạch năm học mà vẫn đảm bảo an toàn, khách quan.
Trải qua thời gian dài học trực tuyến, việc đánh giá đúng thực lực của mỗi học sinh ở thành phố Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, mỗi trường có lịch và phương án kiểm tra cuối học kỳ I linh hoạt để đạt kết quả tốt. Tại Trường tiểu học Ngô Sĩ Liên, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, các giáo viên đã tổ chức họp với phụ huynh trước khi kiểm tra học kỳ cho học sinh. Giáo viên đề nghị phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất về trang thiết bị, đường truyền và không can thiệp vào bài làm của các con.
Học sinh tiểu học tại Đà Nẵng thi học kỳ bằng hình thức trực tuyến do dịch còn phức tạp.
Thầy Nguyễn Văn Lịch, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường cũng có 2 phương án thi là trực tuyến và phương án thứ 2 là phát bài cho học sinh tới trường nhận về làm. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh khối lớp 4 và lớp 5 thi bằng hình thức trực tuyến và cũng đạt kết quả”.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, việc đánh giá học sinh là cả quá trình kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, trong đó đánh giá thường xuyên là quan trọng. Vì vậy bài kiểm tra học kỳ 1 chỉ là một điều kiện, không quyết định hoàn toàn đánh giá cuối năm đối với học sinh.
Video đang HOT
Ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cho biết, Sở chỉ đạo các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra theo quy định, lưu ý không kiểm tra các nội dung đã được giảm tải: “Nếu như qua quá trình làm bài mà thấy kết quả làm bài của học sinh có sự khác biệt, điểm quá thấp, quá cao so với đánh giá thường xuyên của thầy cô thì giáo viên có thể đề xuất kiểm tra lại bằng hình thức phù hợp để giáo viên có thể đánh giá khách quan nhất”./.
Mở cửa trường, siết chặt phòng dịch
Ngày đầu đến trường của học sinh từ khối 7 tại TP HCM, các trường vừa siết chặt quy định phòng chống dịch vừa ráo riết tổ chức ôn tập cho học sinh để thi kiểm tra cuối học kỳ I
Trong ngày đầu (4-1) quay trở lại trường học tập trực tiếp sau hơn 4 tháng học trực tuyến, học sinh (HS) tại TP HCM đều háo hức. Ghi nhận từ các trường THCS, THPT, tỉ lệ HS lớp 7, 8, 10, 11 đến trường khá cao. Trong khi đó, ở khối 9 và 12, số HS đến trường vẫn tiếp tục ổn định.
Tăng cường giám thị, nhân viên y tế
Ghi nhận trong ngày đầu HS khối 7, 8, 10, 11 chính thức quay trở lại trường, HS đều vui mừng được gặp lại thầy cô và bạn bè. Em Trương Tuấn Bảo, lớp 11D4 Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), cho biết em đã chờ đợi ngày được quay trở lại trường học từ rất lâu. "HS chúng em đã được tiêm vắc-xin và cũng biết được những quy định về phòng chống dịch nên đến trường khá thoải mái" - Bảo chia sẻ. Trong khi đó, một số trường ngoài công lập tổ chức bán trú và nội trú còn thực hiện test nhanh cho HS trước khi quay trở lại trường.
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, cho biết trường sắp xếp thời khóa biểu buổi sáng cho 50% số HS toàn trường, gồm toàn bộ HS lớp 12 và một nửa khối 11, buổi chiều cho HS lớp 10 và một nửa khối 11 còn lại. Trong ngày đầu toàn bộ HS trở lại trường, chỉ có 4 trường hợp F0 đang cách ly ở nhà, số còn lại đều đến đủ. "Do sĩ số ít nên nhà trường không thực hiện chia đôi các lớp nhưng giãn cách giữa các phòng học. Ngoài tăng cường nhân viên y tế để kịp thời xử lý sự cố phát sinh, đội ngũ giám thị của trường cũng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, nhắc nhở HS không tụ tập, tránh tiếp xúc" - ông Thạch nói.
Thực hiện chia đôi số HS ở những trường học có số lượng HS đông là cách mà nhiều trường thực hiện để bảo đảm yêu cầu tại cùng một thời điểm, số lượng HS học tập trực tiếp không vượt quá 50% tổng số HS của đơn vị. Tại Trường THPT Trưng Vương (quận 1), bà Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin trong buổi sáng, HS khối 10 đến trường đạt 97,8%, có 14/645 em vắng mặt; ở khối 11 vắng 15/675 em. Lý do vắng của những em này là thuộc trường hợp F0 và bị bệnh thông thường. Trường cũng thực hiện chia thời khóa biểu, HS khối 10, 12 học vào buổi sáng; khối 11 học buổi chiều.
Tại Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), ông Lê Thanh Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết hiện trường có hơn 1.800 HS cả 3 khối, số HS đến trường đạt khá cao, trên 97%. Trường cũng thực hiện chia đôi số HS để bảo đảm theo quy định dạy học trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thành phố.
Học sinh lớp 7 Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 11, TP HCM) đi học trở lại ngày 4-1. (Ảnh: TẤN THẠNH)
Tiếp tục ôn tập thi học kỳ
Trong khi khối THPT gần như trở lại trạng thái dạy và học bình thường thì ở khối THCS còn "vướng" lại HS khối lớp 6 vẫn đang học trực tuyến. Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Bình Thạnh cho biết đối với khối lớp này, vẫn duy trì dạy học trực tuyến như trước đây và đang chờ hướng dẫn kiểm tra học kỳ I của Sở GD-ĐT thành phố. "Khi trường làm khảo sát ý kiến phụ huynh cho HS lớp 6 trở lại trường, đa số phụ huynh đều cho rằng nếu HS được tiêm vắc-xin thì sẽ đồng ý cho con học tập trung" - vị hiệu trưởng này cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), hiện nay trường chỉ còn một vài trường hợp HS khối 7 chưa đến trường vì trong đợt tiêm vắc-xin cho HS vừa qua, các em chưa đủ tuổi tiêm nên phụ huynh chưa yên tâm cho HS nhập học. "Những em này đến tháng 1-2022 mới đủ tuổi tiêm theo quy định, nhà trường đã hướng dẫn phụ huynh đưa con em ra các phường nơi cư trú để được tiêm vắc-xin. Đồng thời, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì dạy học trực tuyến cho những em chưa thể đến trường" - ông Lộc thông tin.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), cho biết trường sẽ tiếp tục ôn tập trực tiếp cho HS đến ngày 10-1, sau đó sẽ tổ chức thi học kỳ I theo hình thức tập trung. Khung thời gian tổ chức thi học kỳ do Sở GD-ĐT thành phố quy định nhưng đề thi do các trường xây dựng.
Tuy nhiên, cũng theo ông Phú, đề thi vẫn phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản theo quy định như đánh giá nhẹ nhàng, đáp ứng tùy theo các mức độ hiểu, vận dụng cho HS... "Trường sẽ tổ chức 6 môn thi tập trung, trộn HS các lớp với nhau, bảo đảm giãn cách. Và 6 môn còn lại các em sẽ thi ngay tại lớp" - ông Phú thông tin thêm.
Trường tư thỏa thuận với người học
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, đối với các trường ngoài công lập và các trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống..., ngoài phải bảo đảm các yêu cầu như được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện, TP Thủ Đức kiểm tra, thẩm định, tuân thủ các quy định trong Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch... thì phải thực hiện thỏa thuận với phụ huynh, người học trước khi dạy học trực tiếp. Theo một cán bộ Sở GD-ĐT thành phố, quy định này đưa ra nhằm khắc phục tình trạng một số cơ sở giáo dục ngoài công lập gây khó cho phụ huynh như yêu cầu giấy xét nghiệm khi HS quay trở lại học tập trực tiếp.
Dịch Covid-19, Sở GD-ĐT Đà Nẵng lên phương án kiểm tra cuối học kỳ 2 qua internet Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết các trường chưa thể tiến hành kiểm tra cuối kỳ 2 từ ngày 10.5 theo kế hoạch mới đây, thay vào đó là xây dựng phương án kiểm tra qua internet. Học sinh Đà Nẵng tiếp tục ôn tập qua intenet - AN DY Trong công văn gửi...