Đà Nẵng: Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non
Ngày 21/02, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo UND TP vừa có Quyết định 758/QĐ-UBND phê duyệt đề án Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non để xử lý hiệu quả các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra ở trường học.
Theo đó, đề án đặt mục tiêu 100% giáo viên mầm non hoàn thành khóa đào tạo tình nguyện viên sơ cấp cứu cấp 1 theo quy định tại Thông tư 17/2014/TT-BYT (ngày 2/6/2014) của Bộ trưởng Bộ Y tế; đảm bảo kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống tai nạn thương tích tại lớp học và trở thành những tình nguyện viên sơ cấp cứu hoạt động hiệu quả tại cộng đồng.
Giáo viên các trường mầm non trên địa bàn Đà Nẵng sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu để xử lý hiệu quả các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra ở trường học (Ảnh: HC)
Các hoạt động chính của đề án gồm: tổ chức 150 lớp đào tạo tình nguyện viên sơ cấp cứu cấp 1 với tổng số 4.462 người được tập huấn, trong đó có 1.872 giáo viên mầm non hệ công lập, 2.590 giáo viên mầm non hệ ngoài công lập; tổ chức hội thi nâng cao năng lực thực hành kỹ năng sơ cấp cứu; xây dựng Cẩm nang thực hành sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non và tờ rơi phòng chống tai nạn thương tích tại nhà.
Video đang HOT
Đề án sẽ thực hiện trong 3 năm (2019 – 2021) với tổng kinh phí 1.551.700.000 đồng, trong đó ngân sách TP hỗ trợ 870.100.000 đồng (56 %), Hội Chữ thập đỏ TP hỗ trợ 681.600.000 đồng (44 %). Qua đó trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non để xử lý hiệu quả các trường hợp tai nạn thương tích tại trường học, góp phần giảm thiểu hậu quả đáng tiếc, đồng thời góp phần mở rộng mạng lưới tình nguyện viên sơ cấp cứu tại cộng đồng.
UBND TP Đà Nẵng giao Hội Chữ thập đỏ TP có trách nhiệm thành lập BQL Đề án với sự tham gia của Thường trực Thành hội, Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT các quận, huyện. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, tài liệu, trang thiết bị, địa điểm tổ chức và các điều kiện về cơ sở vật chất có liên quan để triển khai thực hiện tốt đề.
Sở Y tế TP có trách nhiệm tham gia thẩm định nội dung Cẩm nang thực hành sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non và tờ rơi phòng chống tai nạn thương tích tại nhà, tham gia giám sát thực hiện Đề án. Sở GD-ĐT chỉ đạo các Phòng GD-ĐT quận, huyện hướng dẫn cử giáo viên các trường mầm non và nhóm trẻ tham gia tập huấn, phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức hội thi cấp TP. UBND các quận, huyện chỉ đạo các Phòng GD-ĐT phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các quận, huyện tổ chức hội thi cấp quận, huyện.
Theo infonet
Chính phủ thống nhất về bằng cấp của giáo viên các cấp học
Chính phủ thống nhất có bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm đối với giáo viên Tiểu học, THCS, THPT.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Một trong những điều đáng chú ý mà dự thảo đưa ra là về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên. Theo Điều 72 dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định: "Giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên tiểu học".
Chính phủ thống nhất có bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm đối với giáo viên Tiểu học, THCS, THPT (ảnh minh họa)
Theo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), đa số ý kiến nhất trí với quy định tại Điều 72 của dự thảo Luật về nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non lên cao đẳng sư phạm. Đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2026 với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ đại học sư phạm thì phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tương ứng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, ủng hộ việc quy định tại Điều 119 dự thảo Luật đặt ra lộ trình hoàn thành nâng chuẩn đến năm 2026 và có giải pháp hữu hiệu để đảm bảo tính khả thi của việc nâng chuẩn giáo viên và đảm bảo sự ổn định, an tâm công tác của các giáo viên hiện nay chưa đạt chuẩn.
Song song với việc nâng chuẩn thì đề nghị cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với phát triển năng lực nghề gắn với thực tiễn từng cấp học, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chính sách đãi ngộ cho giáo viên
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến băn khoăn rằng, các cơ sở giáo dục mầm non rất đa dạng, không phải mọi đối tượng, mọi cơ sở giáo dục mầm non đều cần người lao động có trình độ cao đẳng, đối tượng tham gia là người mẹ, người có nhu cầu làm việc ở môi trường giáo dục mầm non với nhiều hình thức (làm thêm, tạm thời, gắn bó lâu dài).
Trước những ý kiến của nhân dân, Chính phủ nhất trí với nhóm ý kiến thứ nhất là sửa đổi, bổ sung quy định tại dự thảo Luật về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên Tiểu học, THCS, THPT.
Đối với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ đại học sư phạm thì có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; có bằng thạc sĩ và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng dẫn luận án tiến sĩ. Quy định này, nhằm thể chế hoá Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết 88/QH, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020./.
Theo vov
Chuẩn để bồi dưỡng, không phải để đánh giá thi đua Nội dung này được các báo cáo viên nhấn mạnh trong hội nghị tập huấn triển khai chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức sáng 20/2. Đây là hoạt động tập huấn đầu tiên ở cấp trung...