Đà Nẵng: Hạn chế trong hậu kiểm cấp phép cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Đà Nẵng được đánh giá là một địa phương phát triển mạnh hệ thống các trường mầm non, nhóm trẻ, nhóm lớp độc lập tư thục. Trong khi toàn TP có 137 trường mầm non ngoài công lập, 954 nhóm, lớp độc lập tư thục thì số trường công lập chỉ có 70 trường.
Các nhóm lớp độc lập tư thục ở Đà Nẵng nhận được sự hỗ trợ từ Đề án 404 để cải thiện các điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tuy nhiên theo Sở GD&ĐT Đà Nẵng thì để quản lý, chỉ đạo loại hình này nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Đà Nẵng, số trẻ mầm non được gửi đến các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là 45.611 trẻ/71.116 trẻ theo điều tra dân số, chiếm tỉ lệ 64,1%.
Việc phân bố các trường, nhóm lớp mầm non tư thục chủ yếu tập trung ở khu vực quận trung tâm phát triển nhanh như Hải Châu, Thanh Khê hoặc quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn trà là nơi có khu công nghiệp – khu chế xuất. Sự phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã góp phần thu hút trẻ mầm non trong độ tuổi đến trường nhằm giảm tải áp lực cho hệ thống trường mầm non công lập.
Dù các cơ sở giáo dục mầm non hoạt động không phép ở Đà Nẵng đã giảm đang kể nhưng theo đánh giá của Sở GD&ĐT TP, hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục.
Bà Đặng Thị Cẩm Tú – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Đẵng nhận xét: “Một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng tiếp nhận trẻ vượt số lượng quá quy định so với diện tích phòng học; đầu tư trang bị đồ dùng, đồ chơi bên trong các nhóm, lớp cho trẻ còn thiếu hụt và ít bổ sung theo định kỳ.
Đội ngũ giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn. Một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập thực hiện thu các khoản phí dịch vụ rất cao nhưng chất lượng không đảm bảo; chưa tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo Thông tư 28 của Bộ GD&ĐT, có trang bị phần mềm tính dưỡng chất bữa ăn bán trú cho trẻ nhưng không sử dụng.
Video đang HOT
Chất lượng các bữa ăn trong ngày không tương xứng với tiền ăn mà phụ huynh đóng góp; các cơ sở tự xây dựng quá nhiều bữa ăn trong ngày cho trẻ, tạo áp lực cho giáo viên dẫn đến cường độ lao động quá cao.
Đặc biệt, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ít công khai minh bạch các khoản thu của nhà trường đến phụ huynh, học sinh, không đảm bảo quyền lợi của trẻ tham gia thụ hưởng chương trình Sữa học đường theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Vẫn có cơ sở giáo dục mầm non tiếp nhận trẻ vượt quá quy định so với diện tích phòng học, số trong độ tuổi nhà trẻ ghép từ 2-3 độ tuổi gây khó khăn cho giáo viên trong quan sát, theo dõi diễn biến tâm lý trẻ trong ngày”.
Một số hạn chế trong công tác quản lý về mặt Nhà nước cũng được Sở GD&ĐT Đà Nẵng chỉ ra như khâu hậu kiểm, phúc tra sau khi cấp phép hoạt động cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở cơ sở chưa được tích cực.
“Một số xã, phường chưa phối hợp chặt chẽ với các trường MN công lập trên địa bàn nhằm sâu sát trong quản lý chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, phát hiện và chấn chỉnh những sai sót…” – bà Cẩm Tú cho biết.
Theo đó, Sở GD&ĐT TP đề nghị cơ quan quản lý cấp quận, huyện, xã phường cần nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong việc cấp phép và quyết định hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến cũng như đề xuất các giải pháp về cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; chế độ chính sách nhằm thu hút gió viên, người lao động; công tác đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên…
Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Đà Nẵng khai giảng trong vòng...15 phút
Chưa đến 8h, nhiều trường tại Đà Nẵng đã kết thúc buổi lễ khai giảng trong không khi vui tươi, phấn khởi.
Sáng nay (5/9), hơn 65.000 trẻ mẫu giáo, gần 200.000 học sinh các cấp từ TH đến THPT tại Đà Nẵng bước vào lễ khai giảng năm học mới 2019 - 2020. Dù trời vẫn âm u, hơi lạnh nhưng học sinh tại các trường có mặt đông đủ, khá sớm.
Với tinh thần khai giảng ngắn gọn, Sở GD&ĐT yêu cầu buổi lễ tổ chức thống nhất trên toàn thành phố bắt đầu lúc 7h15' và phải kết thúc trước 8h. Trên thực tế, nhiều trường chỉ cần một nửa thời thời gian này đã hoàn thành buổi lễ.
Học sinh Đà Nẵng có mặt đông đủ, xem các tiết mục văn nghệ trước khi buổi lễ chính thức bắt đầu. Ảnh: Thanh Trần.
Tại trường THPT Phan Châu Trinh, sau khi đón đại diện học sinh lớp 10 vào trường và thầy hiệu trưởng gắn bảng tên, buổi khai giảng chính thức bắt đầu với nghi lễ chào cờ. Bài phát biểu, chào đón học sinh của lãnh đạo nhà trường diễn ra ngắn gọn, súc tích. Hàng ngàn học sinh các khối lớp bên dưới không phải ngồi nghe quá lâu. Sau hồi trống khai trường, buổi lễ kết thúc lúc 7h30. Như vậy, chỉ mất 15 phút.
Học sinh lớp 10 tại Đà Nẵng vào ngôi trường mới trong ngày khai giảng. Ảnh: Thanh Trần.
Những lớp có tiết vào buổi sáng vào lớp học buổi học đầu tiên của năm học mới. Nhiều năm trở lại đây, Đà Nẵng đã không tổ chức dạy học trước ngày 5/9. Em Nguyễn Như Quỳnh (lớp 12), chia sẻ: "Em mong chờ ngày khai giảng để được đến trường gặp lại bạn bè, thầy cô. Buổi lễ hôm nay không mất nhiều thời gian, không khí lại vui tươi nên em rất thoải mái. Em cũng rất háo hức cho tiết học sáng nay, bởi nghỉ ba tháng hè, lại là buổi học đầu tiên trong năm cuối cấp".
Năm nay, các trường trên địa bàn cũng không thả bóng bay trong lễ khai giảng để góp phần bảo vệ môi trường.
Hiệu trưởng nhà trường gắn bảng tên cho các em học sinh lớp 10. Ảnh: Thanh Trần.
Buổi chào cờ đầu tiên trong năm học mới. Ảnh: Thanh Trần.
Sau hồi trống khai trường, buổi lễ kết thúc. Ảnh: Thanh Trần.
Đến 7h30, lễ khai giảng tại trường THPT Phan Châu Trinh đã kết thúc, học sinh thu dọn ghế ngồi, bắt đầu năm học mới. Ảnh: Thanh Trần.
THANH TRẦN
Theo Tiền phong
Hà Nội công bố 2668 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục Sở GD&ĐT Hà Nội tăng cường quản lý các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn TP và thực hiện công khai thông tin các cơ sở giáo dục mầm non đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Tổng số cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập...