Đà Nẵng: Cần đầu tư phát triển hệ thống thư viện để phục vụ độc giả
Hướng đến mục tiêu phát triển văn hóa đọc cho người dân, trong những năm qua Đà Nẵng đã tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi viết truyện, đọc sách thúc đẩy mạnh mẽ sự gắn kết của độc giả và sách, tín hiệu vui là các hoạt động này ngày càng được người dân tham gia hưởng ứng nhiều hơn.
UBND TP Đà Nẵng vừa phê duyệt Đề án ‘Phát triển hệ thống thư viện công cộng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030′, trong đó hướng đến mục tiêu phát triển hệ thống mạng lưới thư viện, nâng cao chất lượng, cơ sở vật chất phục vụ bạn đọc, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào việc quản lý và phát triển văn hóa đọc trên địa bàn toàn thành phố.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách ở giới trẻ
Hướng đến mục tiêu phát triển văn hóa đọc cho người dân, trong những năm qua Đà Nẵng đã tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi viết truyện, đọc sách thúc đẩy mạnh mẽ sự gắn kết của độc giả và sách, tín hiệu vui là các hoạt động này ngày càng được người dân tham gia hưởng ứng nhiều hơn.
Tuy nhiên để đưa sách tiếp cận gần gũi và rộng khắp hơn nữa với người dân thì cần phải tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn thành phố. Nhìn chung, hiện nay Đà Nẵng mới chỉ có Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng là sân chơi rộng đáp ứng được nhu cầu của người dân, còn hầu như các thư viện, phòng đọc trên địa bàn thành phố chưa được đầu tư phát triển đồng bộ xứng tầm, không hấp dẫn độc giả.
Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng là sân chơi văn hóa thu hút mọi lứa tuổi
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 6/7 quận, huyện có thư viện trực thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao/Trung tâm Văn hóa và Thể thao các quận, huyện. Trong đó có 4 thư viện quận, huyện chưa có trụ sở riêng là Sơn Trà, Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu.
Video đang HOT
Hiện tại các thư viện này chỉ được sử dụng “ké” phòng trong nhà văn hóa hoặc Trung tâm văn hóa, Thông tin và Thể thao quận, huyện. Diện tích, không gian chật hẹp và không có phòng riêng để phục vụ bạn đọc, lưu trữ tài liệu và không thể triển khai các hoạt động cơ bản của một thư viện.
Trang thiết bị tại các thư viện nói trên cũng chưa được đầu tư đồng bộ, đơn cử như số lượng máy tính ít, sách dồi dào về số lượng nhưng không có chất lượng, chủ yếu là sách vận động quyên góp, đa số sách trong tình trạng cũ, những hạn chế trên đã khiến các thư viện xã, phường không thu hút được độc giả.
Số ít được bố trí phòng đọc sách riêng, còn lại đa số các phòng đọc sách kết hợp tại phòng truyền thống, nhà văn hóa cộng đồng hoặc nằm trong phòng làm việc của cán bộ Văn hóa thông tin xã, phường, do đó không có bàn ghế để phục vụ bạn đọc.
Đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, giao lưu với độc giả
Đề án “Phát triển hệ thống thư viện công cộng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030″ hướng đến mục đích khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc nâng cao đời sống văn hóa của người dân, chú trọng nâng cao chất lượng sách, chỉnh trang tu bổ cơ sở vật chất của hệ thống thư viện công cộng theo hướng hiện đại.
Theo đó đặt mục tiêu mỗi năm bổ sung khoảng 17.000 bản sách giấy; 1.500 đầu sách điện tử; 200 đầu báo – tạp chí cho toàn hệ thống thư viện công cộng; thu hút bạn đọc đăng ký tối thiểu 9.000 thẻ/năm. Phấn đấu xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất các thư viện quận, huyện để đáp ứng cho từ 100 -150 bạn đọc mỗi ngày; khuyến khích xây dựng mới các phòng đọc sách, đặc biệt ưu tiên các xã vùng sâu vùng xa của huyện Hòa Vang.
Việc xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, bổ sung ấn phẩm chất lượng cho thư viện chắc chắn sẽ là “đòn bẩy” cho văn hóa đọc, đơn cử như Thư viện Khoa học tổng hợp sau khi được đầu tư, nâng cấp, lượng độc giả đã tăng gấp 2,5 lần so với trước đây.
Hệ thống phòng đọc mới cho phép Thư viện Đà Nẵng phục vụ khoảng 500 độc giả mỗi ngày, vào những ngày cao điểm như mùa hè, mùa thi, thư viện phục vụ trung bình khoảng 700 bạn đọc mỗi ngày đến học tập và nghiên cứu. Thư viện Khoa học Tổng hợp hiện nay cũng là một điểm nhấn nổi bật tượng trưng cho đời sống văn hóa của TP Đà Nẵng. Hiện Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề nghị được xây dựng cơ sở 2 để mở rộng phục vụ bạn đọc, song song đó xây dựng được bộ sưu tập số liệu cổ Hán Nôm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân tộc, phục vụ công tác nghiên cứu về địa phương.
Nhà sách Fahasha tại Đà Nẵng
Để đưa hệ thống thư viện, phòng đọc vào hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu đọc và học của nhân dân, Đà Nẵng đã vận động mọi người duy trì thói quen đọc sách trong điều kiện phù hợp với mỗi cá nhân, tăng cường vai trò phối hợp của gia đình và nhà trường trong việc duy trì thói quen đọc sách cho trẻ em đồng thời khuyến khích mở rộng mô hình phát triển văn hóa đọc như cà phê sách, hội sách, đường sách, tuần lễ sách.
Kêu gọi từ nguồn xã hội hóa, cá nhân, tổ chức xã hội đầu tư xây dựng thư viện tư nhân, thư viện gia đình, tộc họ có phục vụ cộng đồng, phát triển rộng rãi các tủ sách, phòng đọc sách ở thôn làng, khu phố phục vụ cộng đồng dân cư, các khu công nghiệp… theo hình thức xã hội hóa có sự hỗ trợ luân chuyển sách báo của hệ thống thư viện công cộng.
Tên cuốn sách gần đây nhất em đọc là gì?
Sách điện tử hiện nay không hề khan hiếm trên các trang mạng nhưng tiếc thay các em đều ngày ngày lướt smartphone lại không hề ngó ngàng gì đến việc đọc sách để bổ khuyết tri thức, trau dồi kỹ năng.
Ảnh minh họa
"Tên cuốn sách gần đây nhất em đọc là gì?" - Đem câu hỏi ấy dò la đám trẻ con cháu trong nhà, tôi hỉ hả mừng vì mấy đứa trẻ biết tìm đến niềm vui đọc sách. Kỳ nghỉ hè đặc biệt giữa bối cảnh nơi nơi giãn cách xã hội đem lại cơ hội làm bạn cùng sách và vun bồi thói quen đọc sách trong con trẻ.
Những quyển sách dày cộm như "Cô gà mái xổng chuồng", "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"... mà tôi tặng hồi trước không có thời gian khám phá đành cất giá sách thì giờ các con đã "ngấu nghiến" đọc và khen hay. Nhưng cũng có dăm ba đứa cháu chẳng có khái niệm đọc sách, bởi đơn giản "cháu không thích đọc", "cứ đọc sách là mắt cháu nhắm tịt lại".
Tôi cũng đặt ra câu hỏi ấy với những cô cậu học sinh lớp 7 và 8 trên các trang nhóm online. Điều ngạc nhiên nhất là bọn trẻ im lặng thật lâu trước câu hỏi của cô giáo. Và rồi tôi bắt đầu nhận câu trả lời rất thành thật của học sinh xung quanh nhiệm vụ tự nâng cao văn hóa đọc của bản thân.
Tín hiệu vui là một vài cuốn sách khá "hot" trong thời gian gần đây được các em chia sẻ đã đọc trọn vẹn trong kỳ nghỉ như "Đắc nhân tâm", "Cuộc đời rực rỡ, đừng sống không màu" hay các sách tâm lý học hợp với lứa tuổi như "Ơi cái tuổi trăng tròn" của nhà giáo - nhà văn Vũ Đức Sao Biển.
Dù vậy, nhiều em cũng thú thật là không còn nhớ cuốn sách gần đây đã đọc có tên là gì vì đã lâu không sờ đến sách, ngoại trừ những cuốn sách giáo khoa trong chương trình phổ thông. Có em thì nhắn tin riêng với cô giáo là có đọc sách nhưng chủ yếu là truyện ngôn tình trên mạng. Và nỗi thất vọng của tôi về tình hình đọc sách của bọn trẻ quanh mình càng dâng cao.
Trong nỗ lực không mệt mỏi của những người giàu tâm huyết cải thiện văn hóa đọc, quả thật nhiều gam màu sáng bắt đầu phớt lên bức tranh văn hóa đọc sách của người Việt.
Những đầu sách nổi tiếng trong nước và thế giới liên tục được xuất bản. Mô hình "Đường sách" được đẩy mạnh ở nhiều tỉnh thành. Sách điện tử lại không hề khan hiếm trên các trang mạng nhưng tiếc thay các em đều ngày ngày lướt smartphone lại không hề ngó ngàng gì đến việc đọc sách để bổ khuyết tri thức, trau dồi kỹ năng và làm đẹp cho tâm hồn.
Việc các bạn trẻ hôm nay muốn tìm một cuốn sách yêu thích, đọc vài cuốn sách bổ ích không hề khó khăn như chúng tôi hồi trước, vậy mà các em lại chẳng muốn đọc, không hứng thú đọc khiến tôi càng nghĩ đến lại càng thấy buồn.
Không ít lần tôi mượn cớ "than nghèo kể khổ" với con cháu, học trò về cái khoảng thời gian khó khăn ngày trước khi mà sách khan hiếm và quý giá vô cùng. Hễ được tặng một cuốn sách, chúng tôi mừng như bắt được vàng. Hễ mượn được một cuốn sách hay lại chong đèn đọc thâu đêm để kịp trả cho bạn.
Những quyển sách giấy vàng ố, bìa bong tróc ngày ấy lại có sức thu hút đến lạ kỳ. Giờ đây sách đầy trên giá, thơm nức mùi giấy mới, thể loại đa dạng, giá cả phải chăng lại chẳng được bao nhiêu bạn trẻ mê mẩn. Giờ đây ngày dài rỗi rãi cứ chầm chậm trôi lại chẳng được bọn trẻ tận dụng để thả hồn vào trang sách. Vậy nên, thỉnh thoảng vào lớp bắt gặp cô cậu học trò nào đó chăm chăm đọc sách hay cùng học sinh bàn luận về cuốn sách "hot" nào đó, tôi cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng một niềm vui khó tả.
Vun bồi niềm đam mê đọc sách cho con trẻ không chỉ quy trách nhiệm cho mỗi gia đình, nhà trường hay xã hội. Cần có sự đồng lòng chung sức để trui rèn thói quen đọc sách cho bọn trẻ từ tấm bé đến khi trưởng thành.
Và trong bối cảnh dịch giã khiến ngày đến trường của trẻ ở nhiều địa phương bị đẩy lùi như hiện tại, trách nhiệm gieo trồng và uốn nắn thói quen đọc sách cho trẻ xin tha thiết gửi gắm cho gia đình. Niềm vui đọc sách tưới tắm cẩn thận bao nhiêu thì "quả ngọt" trong tâm hồn sẽ được gặt hái nhiều đến không tưởng.
Mong lắm thay, câu hỏi "Tên cuốn sách gần đây nhất em đọc là gì?" của tôi sẽ không rơi vào khoảng lặng hụt hẫng như thế nữa...
Trường Tiểu học Ngô Gia Tự giúp học sinh thấu hiểu giá trị của việc đọc sách Thông qua chuyên đề "Đọc một cuốn sách, đi muôn dặm đường", học sinh Trường Tiểu học Ngô Gia Tự thấu hiểu giá trị của việc đọc sách, đánh thức tiềm năng Văn học. Truyền đạt giá trị của việc đọc sách Ngày 27/4, thực hiện kế hoạch công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội năm học 2020 -...