Đa nang buồng trứng là gì? Từ A đến Z về hội chứng đa nang buồng trứng
Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh đa nang buồng trứng ngày một cao hơn. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến gia tăng tỷ lệ vô sinh.
Để phòng tránh bị vô sinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, phụ nữ cần hiểu rõ hơn về đa nang buồng trứng.
Đa nang buồng trứng là gì? Tìm hiểu về hội chứng đa nang buồng trứng. Hội chứng này thường chiếm tỷ lệ khoảng 12 – 18% nữ giới trong tuổi sinh đẻ. Khi mắc bệnh này nồng độ androgen (một loại hormone nam giới) trong cơ thể nữ sẽ tăng cao một cách bất thường. Những hormone này gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của nang noãn.
1. Đa nang buồng trứng là gì?
Đây là rối loạn liên quan tới mất cân bằng hormone và kháng insulin và các biểu hiện thường thấy là chu kỳ kinh nguyệt không đều, không có kinh, rụng tóc, rậm lông, nhiều mụn, thừa cân, khi siêu âm sẽ thấy buồng trứng có nhiều nang,… Tình trạng này nếu xảy ra sẽ làm giảm chức năng sinh sản.
Buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ, từ đó hình thành một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không có khả năng phát triển. Mỗi tháng trứng không phá được lớp vỏ đó, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới khả năng thụ thai không có.
Hình ảnh đa nang buồng trứng (Ảnh: Internet)
2. Nguyên nhân gây đa nang buồng trứng
Có nhiều nguyên nhân có thể gây hội chứng đa nang buồng trứng ở phụ nữ. Cụ thể một vài nguyên nhân như sau:
Do gen di truyền
Theo nghiên cứu, phần lớn người mắc bệnh đa nang buồng trứng là do yếu tố di truyền. Nếu như trong gia đình đã từng có người mắc bệnh như: mẹ, bà hoặc chị em thì bệnh có khả năng xảy ra rất cao. Nếu bạn có người thân từng mắc hội chứng đa nang buồng trứng thì nên đi khám định kỳ để kiểm tra và kịp thời có phương pháp điều trị.
Các vấn đề liên quan đến kháng insulin
Ngoài yếu tố di truyền, nữ giới có thể mắc bệnh do cơ thể không có có khả năng kháng insulin. Để giải quyết, bộ phận tuyến tụy buộc phải tiết ra insulin để duy trì các hoạt động của tế bào bên trong cơ thể. Tuy nhiên, một lượng insulin sẽ bị thừa và kích thích sản tạo nên androgen. Hậu quả là khả năng rụng trứng suy giảm.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác còn gây ra bệnh do chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, stress trong thời gian dài. Nên xây dựng thực đơn có đầy đủ các dinh dưỡng và lành mạnh. Đồ ăn nhiều dầu mỡ hay quá nhiều tinh bột cũng nên hạn chế tối đa.
3. Triệu chứng đa nang buồng trứng
Dấu hiệu phổ biến nhất là chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, triệu chứng như: kinh 2 – 3 tháng mới có 1 lần và thậm chí là vô kinh. Nếu như thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng trên thì hãy đi khám sớm để bác sĩ kịp thời chẩn đoán.
Da mặt hay nổi mụn
Video đang HOT
Người mắc bệnh này có thể thấy da trở nên thâm sạm hay có nhiều mụn. Các nốt mụn thường ở trên da mặt, vùng lưng hay ngực. Bên cạnh đó, làn da của người bệnh có dấu hiệu sạm, thiếu độ căng bóng và khỏe như những người bình thường.
Người mắc bệnh này có thể thấy da trở nên thâm sạm hay có nhiều mụn (Nguồn: Internet)
Cơ thể mọc nhiều lông
Một trong những dấu hiệu thường thấy của bệnh đa nang buồng trứng là nữ giới có nhiều lông trên cơ thể. Nguyên nhân do sự mất cân bằng hormone, trong đó hormone nam nhiều hơn hormone nữ. Lúc này, lông sẽ mọc đen, rậm và cứng ở một số vị trí trên cơ thể, ví dụ như: chân, tay, lưng, bụng và mặt.
Ngoài những dấu hiệu trên, cơ thể bệnh nhân có xuất hiện nhiều biểu hiện lạ. Một số người tóc sẽ ngày một mỏng đi và rụng rất nhiều mặc dù họ đã tìm mọi cách để chữa trị. Cân nặng của người bệnh cũng thường mất kiểm soát và tâm lý trở nên bất ổn hơn. Thậm chí một số người còn bị mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng.
4. Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
Những phụ nữ hiếm muộn mắc bệnh buồng trứng đa nang hay có triệu chứng có nguy cơ mắc buồng trứng đa nang đều nên tới các cơ sở y tế uy tín để khám bệnh. Đối với những người chưa muốn có con nhưng được chẩn đoán bị bệnh này cũng nên đi khám để điều trị.
5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh đa nang buồng trứng
Nữ giới mắc bệnh này dễ mắc phải các biến chứng sau:
Tác động tới kỳ kinh nguyệt
Biến chứng của bệnh đa nang buồng trứng là ảnh hưởng tới kỳ kinh nguyệt. Người bệnh thường sẽ không có sự rụng trứng theo chu kỳ đều đặn do đó kì kinh nguyệt có thể diễn ra nhanh hoặc chậm. Từ đó, dễ dẫn tới tình trạng rối loạn rụng trứng làm việc thụ thai khó khăn hơn. Nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới hiếm muộn, thậm chí vô sinh.
Vô sinh
Nguyên nhân là do người bệnh bị rối loạn nội tiết, không rụng trứng hoặc rối loạn phóng noãn. Như đã nói phía trên, bệnh làm kinh nguyệt ít dần, rối loạn chu kỳ. Bằng phương pháp siêu âm, sẽ thấy buồng trứng có nhiều nang nhỏ ở buồng trứng. Tuy không phải ai mắc bệnh này cũng bị vô sinh, nhưng phần lớn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì đa nang buồng trứng là một trong những lý do dẫn tới vô sinh.
Béo phì
Tới 30-50% nữ giới mắc bệnh đa nang buồng trứng thường bị béo phì. Để xác định chính xác có bị bệnh béo phì hay không sẽ dựa trên chỉ số BMI hoặc tỉ lệ vòng eo/vòng mông. Một số nghiên cứu chứng mình rằng béo phì cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới đa nang buồng trứng. Duy trì cân nặng lý tưởng có thể giúp nâng cao tiên lượng của bệnh này.
Di truyền bệnh cho con
Bệnh có nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt nội tiết của phụ nữ. Lúc này, buồng trứng của nữ giới sẽ sản sinh ra lượng androgen nhiều hơn bình thường. Theo nhiều nghiên cứu, những người có mẹ hoặc chị gái bị bệnh này cũng rất có khả năng bị di truyền bệnh đa nang buồng trứng.
Ung thư nội mạc tử cung
Phụ nữ mắc bệnh này có nguy cơ mắc bệnh bị ung thư nội mạc tử cung cao hơn người khỏe mạnh. Lý do bởi tác động của estrogen nên lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành dày lên để trứng được thụ thai về làm tổ. Nếu không thụ thai, lớp niêm mạc sẽ bong ra tạo ra kinh nguyệt. Nếu chu kì kinh nguyệt thay đổi bất thường, niêm mạc tử cung tiếp tục dày lên và không bong ra do ảnh hưởng của estrogen. Sau cùng, mức estrogen trong cơ thể cao làm tăng khả năng mắc ung thư nội mạc tử cung.
Bệnh tim
Bệnh làm tăng khả năng mắc bệnh tim kể cả đối với những nữ giới có cơ thể gầy gò. Lý do bởi lượng insulin cao dẫn tới cholesterol tăng cao, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, làm tăng khả năng đau tim và đột quỵ.
Tiểu đường tuýp 2
Ở người mắc bệnh, hiện tượng kháng insulin làm lượng đường glucose trong máu tăng cao, dẫn tới khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiền tiểu đường.
Đa nang buồng trứng là gì? Có khả năng gây vô sinh ở phụ nữ không? (Nguồn: Internet)
5. Cách chữa trị bệnh đa nang buồng trứng
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà phụ thuộc vào nhu cầu điều trị, mục đích. Dưới đây là 2 mục đích và phương pháp điều trị khác nhau.
5.1. Trường hợp buồng trứng đa nang gây vô sinh
Điều trị ngoại khoa
Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp đốt điểm buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi hiện đại. Phương pháp này giúp tăng tỷ lệ rụng trứng, có vòng kinh đều và có phóng noãn sau phẫu thuật. Cách chữa này giúp người bệnh thích nghi tốt hơn với thuốc kích thích buồng trứng sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, đây là phương pháp có tính xâm lấn nên khó tránh khỏi tỷ lệ biến chứng trong và sau phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
Đầu tiên những phụ nữ có cơ thể bị béo phì, bị thừa cân phải giảm cân. Việc giảm cân sẽ giúp giảm mỡ, giảm đề kháng insulin có thể dùng metformin. Metformin là thành phần giúp hoạt hóa glucose vào bên trong tế bào gan và cơ, từ đó cân bằng nồng độ glucose trong máu.
Bên cạnh đó, metformin không làm tăng lượng insulin, không gây hạ đường huyết, vì thế, dùng metformin trong điều trị là an toàn với người bệnh.
Ngoài ra, metformin còn có khả năng giảm nồng độ androgen trong máu, giúp nâng cao và tái lập chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, nâng cao khả năng rụng trứng và có thai. Một số nghiên cứu cho thấy hoạt chất này được dùng để điều trị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có khả năng làm giảm tỷ lệ sảy thai.
Điều trị đa nang buồng trứng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh – Ảnh Internet
5.2. Trường hợp buồng trứng đa nang không gây vô sinh
Bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc nội tiết để làm giảm các dấu hiệu của bệnh như kinh nguyệt không đều, rậm lông… hay phòng tránh sự xuất hiện của một số nguy cơ bệnh lâu dài như tiểu đường, tim mạch, … Tuy nhiên sau khi ngưng dùng thuốc thì có thể các dấu hiệu sẽ trở lại.
6. Cách phòng tránh bệnh
Phòng tránh bệnh thường bắt đầu bằng thay đổi lối sống như giảm cân, ăn kiêng và tập thể dục.
Duy trì cân nặng lý tưởng
Chỉ giảm 5 đến 10 phần trăm trọng lượng cơ thể có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và cải thiện các triệu chứng của bệnh đa nang buồng trứng. Giảm cân cũng có thể cải thiện mức cholesterol, giảm insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.
Các nghiên cứu so sánh chế độ ăn kiêng dành cho bệnh này đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít carbohydrate có hiệu quả cho cả việc giảm cân và giảm mức insulin. Chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp (GI thấp) từ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt tốt hơn chế độ ăn kiêng giảm cân thông thường.
Tập thể dục thường xuyên
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất ba ngày một tuần có thể giúp phụ nữ giảm các triệu chứng bệnh. Giảm cân bằng tập thể dục cũng giúp cải thiện quá trình rụng trứng và mức insulin. Tập thể dục thậm chí còn có lợi hơn khi kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.
Mỗi người phụ nữ nên trang bị những kiến thức cơ bản như: đa nang buồng trứng là gì, nguyên nhân và một số dấu hiệu của bệnh. Nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, nếu cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào, hãy nhanh chóng đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Nhận biết và phòng ngừa lao sinh dục
Lao sinh dục nữ thường không có triệu chứng sớm điển hình, vì vậy, đa số bệnh nhân không tự phát hiện được.
Cháu 28 tuổi, mới kết hôn được mấy tháng. Nhà chồng cháu có người bị lao mà gần đây cháu có nhiều biểu hiện lạ như: đau bụng dưới, kinh nguyệt tự nhiên thất thường nên cháu rất lo lắng. Cháu có nghe nói đến bệnh lao sinh dục nữ cũng rất nguy hiểm. Xin quý báo tư vấn giúp cháu rõ về căn bệnh này.
Trần Phương Liên (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Lao sinh dục nữ thường không có triệu chứng sớm điển hình, vì vậy, đa số bệnh nhân không tự phát hiện được. Có trường hợp bệnh nhân bị đau vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt... nhưng chỉ nghĩ đó là những vấn đề về nội tiết thông thường, do chu kỳ kinh nguyệt không ổn định... chứ ít nghĩ đó là dấu hiệu của lao sinh dục nữ nên thường được phát hiện chậm.
Để phòng bệnh lao sinh dục nữ không nằm ngoài các biện pháp phòng chống lao nói chung như: nâng cao mức sống, cải thiện nơi ăn chốn ở, đặc biệt tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, nhất là khi trong nhà có người mắc bệnh lao thì việc ăn ở, sinh hoạt và cách ly rất quan trọng như: không dùng chung bát đũa, quần áo, chăn gối, chậu tắm rửa...
Bệnh lao và lao sinh dục có khả năng điều trị khỏi nhưng di chứng gây ra tại đường sinh sản thì thường vĩnh viễn và rất khó chữa để có thể có lại được chức năng sinh sản bình thường. Do đó để biết chính xác bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
15 loại trái cây giá rẻ tốt nhất cho sức khỏe Bưởi, dứa, ổi, chuối, đu đủ... là những trái sẵn có ở Việt Nam. Nó cũng là những trái cây đứng đầu bảng tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua. Ăn trái cây thường xuyên giúp bạn tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trái cây đều được tạo ra như nhau. Một số trong...