Đa dạng hóa hình thức dạy học cho học sinh tiểu học để ứng phó với dịch
Ngày 12-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến đối với giáo dục tiểu học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (ngồi) và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị.
Năm học 2020-2021, cả nước có 14.786 cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục cấp tiểu học. Tỷ lệ phòng học/lớp đạt trung bình 0,98, trong đó, phòng học kiên cố đạt 79,5%, phòng học bán kiên cố đạt 18,5%, phòng học tạm, mượn chiếm 2%; số phòng học còn thiếu và đang học nhờ, mượn chiếm 0,75%.
Video đang HOT
Cả nước có hơn 8,7 triệu học sinh tiểu học, tăng 152 nghìn em so với năm học trước. Tổng số lớp là 280.274, tăng 4.325 lớp. Tỷ lệ trung bình học sinh/lớp là 31,27.
Đây là năm học đầu tiên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1. Dù có nhiều khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, song tất cả trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định.
Trong đó, học sinh lớp 1 theo học chương trình, sách giáo khoa mới có một số mặt nổi trội hơn các lứa học sinh đã học chương trình hiện hành. Nhiều học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, biết nêu quan điểm cá nhân và cơ bản đọc thông, viết thạo ngay trong học kỳ 1.
Năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung các điều kiện để thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5; đồng thời, tăng cường rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, điểm trường, lớp học, khắc phục tình trạng trường, lớp có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục tiểu học tập trung đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để ứng phó với mọi tình huống của dịch; chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp; tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình khi dịch diễn biến phức tạp, bảo đảm để học sinh không bị gián đoạn việc học tập.
Dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm quyền lợi học tập, giáo dục toàn diện
Cử tri tỉnh Quảng Nam nêu ý kiến:
Ảnh minh họa/INT
Hiện nay, nhiều địa phương (nhất là khu vực miền núi) không đủ điều kiện tổ chức học bán trú cho học sinh tiểu học, trong khi đó, chương trình học hiện nay bắt buộc học 2 buổi/ngày, gây khó khăn rất lớn cho phụ huynh và học sinh. Do vậy, cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu thiết kế chương trình dạy học phù hợp với những nơi không có điều kiện tổ chức bán trú thì học 1 buổi/ngày.
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Đối với các cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên như quy định tại Công văn 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019 của Bộ, thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm bảo đảm quyền lợi học tập và giáo dục toàn diện của học sinh.
Đối với hoạt động bán trú, đây là hoạt động tự nguyện theo nhu cầu của học sinh, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh và cộng đồng huy động các nguồn lực để tổ chức bán trú, đặc biệt là bữa ăn trưa cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện nội dung và xây dựng kế hoạch giáo dục như sau: Trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố, hoạt động giáo dục khác. Trong đó, ưu tiên hoạt động củng cố giúp học sinh hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/năm học phí cho học sinh tiểu học ngoài công lập Ngày 12.3, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Sở đang đề xuất với UBND TP về chủ trương xây dựng chính sách hỗ trợ cho giáo dục tiểu học. Học sinh tiểu học tại TP.HCM tham gia chương trình ngoại khóa - ẢNH MINH HỌA: NGỌC DƯƠNG Theo ông Lê Hoài Nam, Sở đưa ra đề xuất...