Cựu tư lệnh NATO: Ông Trump sẽ gây sức ép để Nga – Ukraine phải đàm phán
Cựu tư lệnh NATO James Stavridis cho rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể buộc Ukraine từ bỏ một phần lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga.
Tân binh Ukraine diễn tập ở Donetsk (Ảnh: Reuters).
“Tôi nghĩ ông Trump sẽ gây áp lực lên cả hai bên để ngồi vào bàn đàm phán”, cựu đô đốc Mỹ James G. Stavridis, người từng giữ chức Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang NATO tại châu Âu, nói trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 9/11.
Theo ông Stavridis, trong trường hợp này, Nga sẽ giữ các vùng lãnh thổ mà Moscow đã kiểm soát ở Ukraine. Khi đó, “con đường tự do gia nhập NATO” của Ukraine sẽ được mở ra và Ukraine sẽ được NATO chấp thuận trong vòng 3-5 năm.
“Đó không phải là kết quả tồi tệ nhất trên thế giới và tôi nghĩ đó có thể là cách mọi chuyện kết thúc”, cựu tư lệnh NATO nói thêm.
Bryan Lanza, cố vấn cấp cao của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, nói với đài BBC hôm 9/11 rằng, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump sẽ tập trung vào việc đạt được hòa bình ở Ukraine thay vì cho phép nước này giành lại toàn bộ lãnh thổ đã mất vào tay Nga.
Ông Lanza là chiến lược gia kỳ cựu của đảng Cộng hòa, người đã làm việc trong các chiến dịch tranh cử của ông Trump từ năm 2016.
Trong khi bày tỏ sự tôn trọng đối với người dân Ukraine, ông Lanza cho biết ưu tiên của Mỹ sẽ là đạt được “hòa bình và chấm dứt giế.t chóc”.
Video đang HOT
Chiến lược gia Mỹ cho rằng, việc Kiev đặt ra mục tiêu trục xuất lực lượng Nga khỏi toàn bộ vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố chủ quyền là không thực tế.
Ông Lanza đặc biệt đề cập đến bán đảo Crimea, nơi đã sáp nhập vào Nga thông qua một cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2014. Ông cũng gửi thông điệp tới Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng “Crimea đã không còn nữa”.
Ông Lanza nhấn mạnh Mỹ sẽ không chiến đấu thay mặt Ukraine để giành lại những khu vực mà Nga đã kiểm soát. “Nếu ưu tiên của Ukraine là giành lại Crimea và để lính Mỹ chiến đấu giành lại Crimea, Ukraine phải tự lo liệu”, ông nói.
Thay vào đó, ông Lanza cho biết, lãnh đạo Ukraine nên đưa ra một “tầm nhìn thực tế cho hòa bình” trước các cuộc đàm phán tiềm năng. Việc Tổng thống Zelensky kiên quyết khẳng định “chỉ có thể đạt được hòa bình nếu giành lại Crimea” chỉ cho thấy ông “không nghiêm túc”, theo ông Lanza.
Ông Lanza khẳng định, chính quyền Tổng thống Trump sắp tới sẽ tập trung vào mục tiêu đạt được hòa bình, thay vì cung cấp cho Ukraine khả năng phản công trên chiến trường.
Nga đã tuyên bố sáp nhập các khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporizhia, Crimea ở Ukraine (Ảnh: Sky).
Trong tuyên bố hôm 24/10, phó tổng thống đắc cử Mỹ J.D. Vance cho rằng cả Nga và Ukraine đều đã “kiệt sức” sau hơn 2 năm xung đột và đều đang tìm cách chấm dứt tình trạng chiến tranh bằng cách nào đó.
“Phó tướng” của ông Trump giải thích, để chấm dứt tình trạng xung đột, cả Moscow và Kiev sẽ phải có những nhượng bộ nhất định.
Khi được hỏi liệu ông có tin rằng Ukraine sẽ rơi vào tình huống phải nhượng lại một số vùng lãnh thổ cho Nga hay không, ông Vance cho rằng đây có thể sẽ là một quyết định mà Kiev phải đưa ra.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đầu tháng này nhận định, phương Tây dường như đã chấp nhận thực tế rằng Ukraine đã mất đi một số vùng lãnh thổ và hy vọng sẽ kết nạp Kiev vào NATO trong tương lai gần.
Chính quyền của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ lâu khẳng định rõ quan điểm không nhượng bộ về lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga. Ông Zelensky tuyên bố vấn đề lãnh thổ của Ukraine phải do người dân nước này quyết định.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha hồi đầu tháng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đòi hỏi trách nhiệm đầy đủ của Nga và “khôi phục toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine, bao gồm bán đảo Crimea”, thay vì tìm kiếm sự thỏa hiệp về lãnh thổ.
Sau hơn 2 năm kể từ khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ Ukraine, trong đó có bán đảo Crimea. Nga cũng tuyên bố sáp nhập 4 vùng lãnh thổ ở Ukraine gồm Donetsk và Lugansk (còn gọi là vùng Donbass), Kherson và Zaporizhia, mặc dù chưa kiểm soát hoàn toàn các khu vực này.
Nước Nga bước vào cuộc bầu cử quan trọng
Hàng chục triệu cử tri Nga ngày 15/3 bắt đầu đến các điểm bỏ phiếu để bầu Tổng thống nhiệm kỳ 2024-2030, cuộc đua nhằm tìm ra người sẽ chèo lái đất nước Nga thêm hơn nửa thập kỷ với nhiều những khó khăn, thách thức, từ cuộc xung đột tại Ukraine đến sự bao vây của phương Tây.
Hội đồng Liên bang Nga ngày 7/12/2023 phê chuẩn để cuộc bầu cử tổng thống Nga diễn ra trong 3 ngày từ ngày 15 tới 17/3. Do lãnh thổ rộng lớn của Nga, trong đó có nhiều khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt khó tiếp cận, nên Hiến pháp Nga quy định sẽ có những khu vực được bỏ phiếu sớm. Những khu vực đầu tiên bỏ phiếu sớm được ghi nhận diễn ra từ ngày 25/2.
Những người ủng hộ ông Vladimir Putin tuần hành tại Moscow. Ảnh Getty Images
Cử tri tại 29 vùng lãnh thổ cấu thành của Liên bang Nga sẽ có thể bỏ phiếu không chỉ tại các điểm bỏ phiếu cố định mà còn có thể bỏ phiếu trực tuyến. Tất cả hoạt động bỏ phiếu kết thúc trong ngày 17/3.
Theo Reuters, hoạt động bỏ phiếu cũng được tiến hành ở Bán đảo Crimea, giống như năm 2018 cũng như các khu vực Nga mới tuyên bố sáp nhập trong chiến dịch quân sự ở Ukraine là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia. Hơn 112 triệu người đủ điều kiện để đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này, bao gồm 1,9 triệu người Nga ở nước ngoài, theo hãng tin TASS của Nga.
Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga dự báo, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2024 ước tính khoảng 71%, tương đương khoảng 80 triệu người có thể tham gia bầu cử. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 tại Nga là 67,5%, mức khá cao so với các quốc gia châu Âu.
Bầu cử tổng thống Nga năm nay chứng kiến cuộc đua của tổng cộng 4 ứng cử viên, trong đó có đương kim Tổng thống Vladimir Putin, tranh cử với tư cách ứng viên tự do, đại diện Đảng Cộng sản Nga Nikolai Kharitonov, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Leonid Slutsky và đại diện Đảng Nhân dân Mới Vladislav Davankov.
Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga dự báo, các ứng viên Tổng thống Nga có thể đạt được tỷ lệ phiếu bầu như sau: Ông Vladimir Putin có thể đạt 82%, ông Nikolai Kharitonov và ông Vladislav Davankov mỗi người khoảng 6%, trong khi ông Leonid Slutsky 5%. Tỷ lệ 1% còn lại sẽ là các phiếu không hợp lệ. Kết quả dự báo này được công bố theo ủy quyền của Viện chuyên gia nghiên cứu xã hội Nga (EISI) trên cơ sở các dữ liệu tiếp cận thông qua một cuộc khảo sát bằng điện thoại trên toàn Nga được thực hiện ngày 6/3/2024.
Trong một cuộc khảo sát khác do Trung tâm Levada ở Moscow thực hiện, kết quả cho thấy 86% người dân Nga ủng hộ Tổng thống Putin trước thềm bầu cử. 75% người được hỏi cho rằng đất nước đang đi đúng hướng, cao hơn 13% so với cuộc khảo sát hồi tháng 9/2023, trong khi 15% có quan điểm khác. Khảo sát cũng chỉ ra 73% người dân ủng hộ hoạt động của Chính phủ Nga và 21% không tán thành.
Ông Putin được bầu làm Tổng thống Nga lần đầu tiên năm 2000 và sau đó tái đắc cử nhiệm kỳ lãnh đạo chính phủ kéo dài 4 năm thêm 3 lần nữa, vào các năm 2004, 2012 và 2018. Nếu chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu sắp tới như các dự báo mới nhất, ông Putin, 71 tuổ.i, sẽ tiếp tục lãnh đạo Nga nhiệm kỳ thứ 5, lần này kéo dài 6 năm theo các sửa đổi Hiến pháp được nước này thông qua năm 2020. Những cải cách pháp lý quan trọng đó cũng xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống, đồng nghĩa với việc ông Putin có thể chạy đua vào ghế lãnh đạo Điện Kremlin lần nữa vào năm 2030 và nếu tái đắc cử, ông sẽ cầm quyền đến năm 2036, lúc 83 tuổ.i.
Tổng thống Putin, trong thông điệp ngày 14/3, kêu gọi các cử tri đoàn kết trong tiến trình xác định tương lai của nước Nga bằng cách bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống. "Điều quan trọng là nhấn mạnh sự gắn kết, quyết tâm của chúng ta và cùng nhau tiến về phía trước. Mỗi lá phiếu mà các bạn đi bỏ đều có giá trị và có ý nghĩa. Do đó, tôi yêu cầu các bạn trong 3 ngày tới hãy đi bỏ phiếu", ông Putin nhấn mạnh trong một bài phát biểu qua video được đăng tải rộng rãi bởi truyền thông Nga. Ngoài ra trong bài phát biểu, ông Putin cũng cho rằng tất cả cử tri đều muốn thấy một nước Nga hùng mạnh, thịnh vượng và tự do "nhằm nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống".
Cuộc bầu cử tổng thống Nga năm nay được tổ chức trong bối cảnh hết sức đặc biệt, khi chiến sự ở Ukraine vẫn diễn ra ác liệt cũng như những áp lực lớn từ các lệnh trừng phạt của phương Tây hay NATO mở rộng. Việc kiểm phiếu được bắt đầu ngay sau khi cuộc bầu cử kết thúc. Các thành viên của ủy ban bầu cử khu vực sẽ công bố kết quả muộn nhất vào ngày 19/3 và ủy ban bầu cử của các vùng lãnh thổ cấu thành Liên bang Nga không muộn hơn ngày 21/3. Kết quả cuối cùng được Ủy ban bầu cử xác định trước ngày 28/3.
Thông tin bầu cử sẽ được công bố trong vòng 3 ngày sau khi kết thúc quá trình thống kê và kiểm phiếu. Ứng cử viên chiến thắng là người nhận được từ 50% trở lên. Nếu không xác định được ứng cử viên chiến thắng, Ủy ban bầu cử sẽ lên lịch cho vòng 2, được tổ chức sau 3 tuần khi vòng đầu tiên hoàn thành. Hai ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất sẽ tham gia bầu cử vòng 2. Bầu cử tổng thống Nga 2024 có hơn 1.000 quan sát viên. Các quan sát viên nước ngoài cũng sẽ có mặt tại cuộc bầu cử.
Ukraine tuyên bố không đàm phán hòa bình với Nga Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố khả năng đàm phán hòa bình với Nga sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Sputnik). Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin NHK ngày 5/9, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố Kiev không thể tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin vì...