Cựu tổng thanh tra Mỹ tiết lộ tình huống bị Trump sa thải
Steve Linick cho biết ông mất chức Tổng thanh tra Ngoại giao khi điều tra vụ Trump bán vũ khí cho Arab Saudi và cáo buộc với Ngoại trưởng Pompeo.
Cựu tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Mỹ Steve Linick hôm 3/6 tham gia điều trần kín trước Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ, xác nhận ông bị đột ngột sa thải tháng trước, khi đang điều tra vụ chính quyền Tổng thống Donald Trump bị cáo buộc qua mặt quốc hội để bán vũ khí cho Arab Saudi.
Linick cũng nói rằng vào thời điểm bị sa thải, văn phòng của ông cũng đang điều tra cáo buộc Ngoại trưởng Mike Pompeo và vợ lạm quyền, sai vặt đặc vụ, Eliot Engel, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cho biết trong một thông báo.
Sau phiên điều trần kéo dài 7 tiếng, các nghị sĩ lưỡng đảng cho biết họ đã hiểu rõ hơn về tình huống dẫn tới quyết định sa thải Linick. “Chúng ta đang thấy một Tổng thanh tra mất việc vì làm đúng phận sự”, nghị sĩ Gerald Connolly, người tham gia phiên điều trần, nói.
Linick sau một phiên họp tại quốc hội Mỹ hồi tháng 10/2019. Ảnh: AP.
Linick nói rằng trong 7 năm làm việc tại Bộ Ngoại giao, văn phòng của ông đã ra gần 700 báo cáo và giúp cơ quan ngoại giao Mỹ tiết kiệm khoảng 2 tỷ USD. Một thành viên đảng Cộng hòa tham gia phiên họp cho biết cuộc điều tra vụ sa thải vẫn đang tiếp diễn, nhưng các dấu hiệu đến nay đều khẳng định Trump không vượt quyền khi cách chức Linick.
Trump thông báo quyết định sa thải Linick trong thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 15/5. Ông chủ Nhà Trắng nói rằng “không còn niềm tin tuyệt đối” vào Linick và cam kết sẽ đề cử một ứng cử viên “đáp ứng các tiêu chí phù hợp”.
Động thái này vấp phải sự phản đối của phe Dân chủ, những người cho rằng Tổng thống đang tìm cách lách các biện pháp giám sát chính quyền trong bối cảnh Nhà Trắng nỗ lực ứng phó Covid-19 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 sắp diễn ra.
Trump hồi tháng 5/2019 tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì căng thẳng với Iran, phê duyệt 22 hợp đồng vũ khí trị giá 8,1 tỷ USD với Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Jordan, bất chấp sự phản đối từ quốc hội Mỹ.
Quyết định này khiến nhiều nghị sĩ tức giận vì đã phá vỡ quy trình bán vũ khí của Washington, trong đó quốc hội Mỹ phải xem xét các hợp đồng và có quyền chặn mọi thỏa thuận. Một số nghị sĩ cáo buộc Trump đang lách luật để qua mặt quốc hội và bán vũ khí cho đồng minh.
Quốc hội Mỹ từng nhiều lần chặn hợp đồng bán vũ khí tiến công cho Arab Saudi và UAE sau những thương vong thảm khốc với dân thường Yemen do liên quân Arab gây ra, cũng như vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi trong lãnh sự quán Arab Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Pompeo cũng đối mặt với cáo buộc lạm quyền khi yêu cầu nhân viên làm việc vặt như dắt chó đi dạo, giao đồ giặt khô hay đặt chỗ ăn tối cho vợ chồng ông. Tổng thống Trump từng bác bỏ thông tin Pompeo bị điều tra và thể hiện sự ủng hộ với một trong những đồng minh thân cận nhất của ông.
Người biểu tình vây Tháp Trump
Đám đông biểu tình tập trung trước Tháp Trump ở New York, quyết không rời đi trước giờ giới nghiêm.
Hàng nghìn người hôm 2/6 quỳ hoặc ngồi trước Khách sạn Quốc tế Trump và Tháp Trump, tòa nhà 58 tầng ở New York, Mỹ, trước giờ giới nghiêm 20h để biểu tình đòi công lý cho George Floyd và những người da màu chết dưới tay cảnh sát. Họ vẫy tay với nhóm cảnh sát đứng gác trước tòa nhà và một người đàn ông hét vào loa cầm tay: "Hãy nhìn những người đàn ông mặc sơ mi trắng. Họ là những người nắm quyền".
Một số người biểu tình trèo lên xe của sở cảnh sát thành phố New York đậu giữa đám đông, trong khi những người khác ngồi trên một bốt điện thoại công cộng gần Công viên Trung tâm. Nhóm tuyên bố không có ý định giải tán trước giờ giới nghiêm, với những tiếng hét: "8h tối, chúng tôi sẽ không đi đâu" hoặc "chờ đến 8h tối".
"Chúng tôi sẽ không rời đi sau 8h tối vì nếu di chuyển, chúng tôi sẽ bị chia tách", một người phụ nữ nói vào loa. "Chúng tôi sẽ ở ngay đây".
Người biểu tình trước Tháp Trump ở thành phố New York hôm 2/6. Video: NY Post.
Khoảng 19h55, đám đông bắt đầu diễu hành về phía Trung tâm Lincoln, hét lên những lời phản đối giờ giới nghiêm và cảnh sát.
Một đám đông khác bắt đầu tập trung trước Tháp Trump và bắn pháo hoa giữa những tiếng hô lớn. Nhóm này trước đó cũng quỳ xuống biểu tình trước tòa nhà.
Thành phố New York đã chứng kiến ngày biểu tình thứ sáu sau cái chết của George Floyd, 46 tuổi. Những hành vi lợi dụng biểu tình để đập phá, cướp bóc buộc giới chức thành phố phải mở rộng giờ giới nghiêm từ 20h đến 5h hôm sau thay vì từ 23h như trước đó.
Người biểu tình quỳ và ngồi trước Khách sạn Quốc tế Trump ở New York hôm 2/6. Ảnh: Reuters.
Floyd bị cảnh sát Derek Chauvin tại Minneapolis ghì gáy gần 9 phút dẫn tới tử vong hôm 25/5. Cái chết của anh làm dấy lên cơn phẫn nộ khắp nước Mỹ và quốc tế vì tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát.
Hồ sơ truy tố cho thấy Floyd chết vì "ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy", trong khi một báo cáo khám nghiệm của bác sĩ pháp y nói rằng cái chết là "một vụ giết người". Các vấn đề sức khỏe đáng kể khác của Floyd được liệt kê là "bệnh tim do xơ cứng động mạch và tăng huyết áp, sử dụng thuốc giảm đau fentanyl, sử dụng ma túy đá gần đây".
4 cảnh sát liên quan tới sự việc bị sa thải, trong đó Derek Chauvin, người trực tiếp ghì chân lên gáy Floyd, bị bắt và truy tố tội giết người cấp độ ba.
Phân tích sau cái chết của George Floyd: Tư thế chẹt gối vào cổ là thủ thuật chí mạng, cảnh sát cũng không được phép dùng Cái chết của George Floyd đã gây ra hàng loạt cuộc bạo loạn trên khắp nước Mỹ, và làm dấy lên câu hỏi: Tư thế chẹt gối vào cổ nguy hiểm đến mức nào? Ngày 25/5, George Floyd qua đời. Cái chết của người Floyd đã khiến cho cả nước Mỹ rúng động, làm dấy lên những cuộc biểu tình bạo động trên...