Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck bị tịch thu tài sản, lĩnh án phạt 1 tỷ USD
Cựu Thủ tướng bị phế truất của Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra ngày 21/10 cho biết ủy ban hành chính quân đội nước này đã ra án tịch thu nhiều tài sản của bà, và yêu cầu nộp khoản phạt 35 tỷ bath (gần 1 tỷ USD) do làm thất thoát tiền trong chương trình tạm trữ gạo.
Cựu Thủ tướng Yingluck. (Ảnh: Reuters)
Phát biểu với các phóng viên bên ngoài phiên toà xét xử ở thủ đô Bangkok, cựu Thủ tướng Yingluck cho biết bà đã nhận được thông báo cách đây 2 ngày về việc sẽ bị tịch thu tài sản.
Bà Yingluck, người sẽ có 45 ngày để kháng án, nói: “Về phán quyết đó, tôi không đồng tình. Tôi sẽ tìm mọi biện pháp để kháng cáo”.
Tháng trước, chính trường Thái Lan đã nóng trở lại với việc Thủ tướng Prayut Chan-o-cha tuyên bố giới chức nước này đã làm đúng trách nhiệm khi yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck bồi thường gần 1 tỷ USD vì trách nhiệm của bà đối với các thiệt hại ngân sách quốc gia liên quan đến chương trình mua tạm trữ gạo.
Video đang HOT
Kể từ khi bị phế truất vào năm 2014, cựu Thủ tướng Yingluck đã đối mặt với khoảng 15 cáo buộc về các hành vi sai quy định như cấp hộ chiếu cho anh trai là cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra, can thiệp quá sâu vào cải tổ quân đội, hỗ trợ bất hợp pháp cho những người bị truy tố về tội phạm chính trị, cho phép Bộ Tài chính vay 350 tỷ baht (gần 10 tỷ USD) cho đề án quản lý nước. Bên cạnh đó, việc chi tiêu ngân sách của chính phủ thời bà Yingluck cũng bị cho là có vấn đề.
Cùng ngày, người phát ngôn chính phủ Thái Lan, Tướng Sansern Kaewkamnerd cho biết, liên quan tới những cáo buộc nhằm vào bà Yingluck và các thành viên cấp cao trong chính phủ của bà, chính phủ nước này đang điều tra 850 vụ việc có liên quan tới chương trình tạm trữ, hỗ trợ giá gạo.
Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thái Lan cho rằng phán quyết trên là một phần trong kế hoạch của giới chức quân đội cầm quyền nhằm loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của gia đình Shinawatra ở Thái Lan. Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan đã bác bỏ mọi cáo buộc, cho rằng đó là những kết luận vô căn cứ.
Một cố vấn giấu tên của bà Yingluck cho rằng, quyết định tịch thu tài sản được đưa ra bằng cách dựa vào điều khoản 44 của hiến pháp lâm thời, vốn cho phép chính quyền của Tướng Prayuth Chan-ocha, người cũng đang là Thủ tướng Thái Lan, quyền lực tuyệt đối để đưa ra bất cứ phán quyết nào cần thiết để “tăng cường đoàn kết và hoà hợp cộng đồng”.
Theo giới phân tích, quyết định tịch thu tài sản của chính quyền quân sự Thái Lan là thông điệp cứng rắn gửi tới bà Yingluck cùng người anh trai Thaskin. Ông Thitinan Pongsudhirak – Giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học Chulalongkorn cho rằng: “Đó là một phần trong kế hoạch của giới lãnh đạo quân đội cầm quyền nhằm chấm dứt toàn bộ sự thách thức từ gia đình Shinawatra”.
Ngọc Anh
Theo Dantri
Bà Yingluck bắt đầu bị tòa tối cao Thái Lan xét xử
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có buổi lấy lời khai đầu tiên ở Tòa án Tối cao vào ngày 15-1, mở đầu vụ xử bà lơ là trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình thu mua gạo.
Theo luật sư của bà Yingluck, ông Norawich Lhalaeng, cựu Thủ tướng Thái Lan sẽ ra giải trình tại Bộ phận xét xử các vụ án chính trị ở Bangkok thuộc Tòa án tối cao vào lúc 9 giờ 30 phút sáng 15-1 (theo giờ địa phương).
Ông cho biết thêm đã gửi tới tòa câu hỏi chất vấn dành cho các nhân chứng tòa này triệu tập và sẽ đấu tranh tới cùng trong vụ xử.
Theo một nguồn tin từ văn phòng công tố, các công tố viên triệu tập 4 nhân chứng trong buổi lấy lời khai đầu tiên này. Đó là Nipon Poapongsakorn, cựu Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan, người sẽ trình bày về tổng thể chương trình trợ giá gạo dưới thời bà Yingluck; một nhà báo; Phó Tổng kiểm toán Prajuck Boonyoung và Jirachai Moonthongroy, Phó bí thư thường trực Văn phòng Thủ tướng.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra Ảnh: THE BANGKOK POST
Nếu bị tuyên có tội, bà Yingluck có thể chịu mức án 10 năm tù giam. Trước đó, Tòa án Tối cao Thái Lan đã cho bà Yingluck nộp tiền tại ngoại 30 triệu baht nhưng cũng từ chối yêu cầu được đi châu Âu và Nhật Bản của bà.
Sau khi bị lật đổ hồi tháng 5-2014, nữ cựu thủ tướng đối mặt với một loạt thách thức về pháp lý mà những người ủng hộ bà cho rằng chúng mang động cơ chính trị, trong đó có cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm và cấm bà hoạt động chính trị 5 năm hồi cuối tháng 1-2015.
Lệnh cấm hoạt động chính trị và phiên xử hiện nay xoay quanh cáo buộc cựu Thủ tướng Yingluck thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình thu mua gạo của nông dân, gây thiệt hại lớn về tài chính của nhà nước.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc xét xử tham nhũng đối với bà Yingluck đang được dùng để hợp pháp hóa cuộc đảo chính. Nói như học giả Pavin Chachavalpongpun, người đã rời khỏi Thái Lan sau cuộc đảo chính, "chính quyền quân sự tiếp tục tìm kiếm tính hợp pháp và trường hợp bà Yingluck trở thành một cái cớ".
H.Bình (Theo The Bangkok Post, CNA)
Theo_Người lao động
Cựu Thủ tướng Thái Yingluck bị tố cáo trì hoãn quá trình điều tra Ngày 4/1, Thiếu tướng Sansern chỉ trích cựu Thủ tướng Yingluck cố tình kéo dài quá trình điều tra chương trình trợ giá lúa gây tranh cãi sau khi bà này bổ sung thêm 18 nhân chứng. Các cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (trái) và Somchai Wongsawat tới tòa án hình sự ở Bangkok ngày 29/9/2015. (Ảnh: Reuters/TTXVN) Ngày 4/1, người...