Cứu sống cụ ông bị nhồi máu não kèm theo bệnh nền nguy hiểm
Nếu không mổ kịp thời, cụ ông sẽ vô cùng nguy hiểm. Đó là cảnh báo của bác sĩ đến các bệnh nhân lớn tuổi bị nhồi máu não, có bệnh nền.
Mới đây, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã tiếp nhận một trường hợp người bệnh lớn tuổi là ông T.V.B, 75 tuổi, ngụ tại Bến Tre, nhập viện trong tình trạng chóng mặt, tê yếu nửa người bên phải.
Người nhà ông B. cho biết, ông có di chứng nhồi máu não cùng các bệnh lý kèm theo như bệnh tim thiếu máu cục bộ, thoái hóa khớp, viêm dạ dày và tăng lipid máu dù đã được điều trị tại bệnh viện ở địa phương nhưng chưa khắc phục được nguyên nhân.
Để chẩn đoán chính xác trường hợp này, các bác sĩ tiến hành siêu âm mạch cảnh và chụp CT, phát hiện ông bị hẹp mạch máu lên não, động mạch cảnh trong trái hẹp nặng (90%), động mạch cảnh trong phải hẹp 40%.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Cao Minh Thông – Khoa Ngoại Tim Mạch cho biết: ” Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện nhiều mảng xơ vữa, dễ vỡ trong vùng mạch máu hẹp.
Nhiều mảng xơ vữa trong thành mạch máu khiến đường kính lưu thông hẹp chỉ còn 1mm, gần như đã tắc hoàn toàn (ở người bình thường đường kính lưu thông là 15mm).
Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm, nếu không được thông tắc sẽ dẫn đến nguy cơ nhồi máu não tái phát, thậm chí gây ra tử vong cho người bệnh”.
Video đang HOT
Bệnh nhân hồi phục sau mổ cấp cứu.
Cuộc phẫu thuật kéo dài 60 phút, sau phẫu thuật, ông B. tỉnh táo, nhận biết được người thân, thể trạng phục hồi tốt, tình trạng tê yếu một bên giảm dần, cánh tay bên tê yếu trước đây bắt đầu có thể cử động nhẹ nhàng, hồi phục sức cơ bằng với tay đối diện.
Hiện, ông B. đã được xuất viện về nhà.
Bác sĩ Thông cho biết thêm, do tình trạng hẹp cả động mạch cảnh trong phải ở mức 40%, ông B. sẽ được tiếp tục theo dõi trong thời gian tới nhằm ngăn ngừa tình trạng tái phát, cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người bệnh.
Trường hợp của ông T.V.B là một trong những trường hợp điển hình của điều trị dứt điểm nguyên nhân gây nhồi máu não, ngăn ngừa tái phát, giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Bóc nội mạc động mạch cảnh là phương pháp phẫu thuật hiệu quả nhằm xử lý tốt bệnh lý hẹp động mạch cảnh với ưu điểm về thời gian phẫu thuật nhanh, người bệnh có thể xuất viện sớm.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nhồi máu não là quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới một vùng của não, nguyên nhân do hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu não hoặc do hạ huyết áp.
Nhồi máu não chiếm khoảng 80% đột quỵ não, tỉ lệ mắc hàng năm của nhồi máu não tương đối cao, khoảng 130/100.000 người/năm, đặc biệt thường gặp ở những người lớn tuổi có xơ vữa động mạch.
Theo khuyến cáo của bác sỹ chuyên khoa 2 Cao Minh Thông – Khoa Ngoại Tim mạch Lồng ngực, bện viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, những người có tiền sử tai biến mạch máu não và xơ vữa động mạch, bệnh lý đái tháo đường, mỡ máu, tăng huyết áp nên tiến hành tầm soát định kỳ mỗi năm các mạch máu lên não; khuyến khích nên thực hiện siêu âm mạch cảnh để phát hiện mảng xơ vữa.
Từ việc phát hiện mảng xơ vữa, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tính chất, tiên lượng mảng xơ vữa, xác định mức độ hẹp và tắc động mạch cảnh, để có kế hoạch điều trị, xử lý nhồi máu não từ giai đoạn sớm, ngăn ngừa tái phát và tiến triển thành đột quỵ.
Người có đường tiêu hóa kém thường có 3 biểu hiện sau khi ăn, nếu không bị cái nào chứng tỏ bạn có "dạ dày thép"
Dạ dày là một cơ quan tương đối mỏng manh. Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều thói quen nhỏ của bạn có thể làm tổn thương dạ dày, gây viêm dạ dày, chướng bụng, đau dạ dày...
Dù chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện, nhưng kéo theo đó lại là số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày đang tăng lên theo từng ngày. Do vậy, việc bồi bổ dạ dày là điều cấp thiết và cần được quan tâm đặc biệt.
Những người có đường tiêu hóa kém sẽ có 3 biểu hiện sau bữa ăn, nếu bạn không có cái nào thì cũng có nghĩa là sức khỏe dạ dày của bạn vẫn rất khỏe mạnh.
1. Nấc liên tục sau bữa ăn
Hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu khi bị nấc trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng nếu bạn bị nấc kéo dài, thường xuyên xuất hiện tình trạng này sau bữa ăn thì cần cảnh giác với những tổn thương ở dạ dày.
Nấc sau bữa ăn có thể do khó tiêu, đầy hơi trong đường tiêu hóa hoặc do tích tụ quá nhiều chất lỏng. Ngoài ra, tế bào ung thư dạ dày ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gần đó, cũng có thể gây ra những cơn nấc liên tục, mà y học gọi là "nấc cụt". Lúc này, chúng ta phải cảnh giác cao độ với bệnh và đi khám kịp thời.
2. Khó chịu vùng bụng trên sau bữa ăn
Khó chịu vùng bụng trên là triệu chứng ban đầu thường gặp nhất của bệnh ung thư dạ dày, biểu hiện chủ yếu là cảm giác no bất thường sau khi ăn, thậm chí chỉ ăn một lượng nhỏ thôi là bạn đã cảm thấy no.
Triệu chứng này hay tái phát nhưng thời gian kéo dài không lâu, triệu chứng không nặng nên dễ bị nhầm với chứng khó tiêu hoặc viêm dạ dày. Vì vậy, trong trường hợp thường xuyên bị tức bụng trên sau bữa ăn, tốt nhất bạn nên kiểm tra dạ dày.
3. Đầy hơi sau bữa ăn
Đầy hơi, chướng bụng có thể chỉ là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa do ăn uống nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản...
Biểu hiện của chứng đầy hơi, chướng bụng là ợ hơi nhiều lần, ợ chua, nóng rát vùng họng, có lúc buồn nôn hoặc nôn, bụng tức nặng ở phía trên, ậm ạch, khó chịu, đau râm ran, đi lại nặng nề, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo... Nặng hơn, có thể gây ra đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực sau khi ăn.
Do đó, khi có biểu hiện đầy hơi sau bữa ăn thì bạn nên đến khám sức khỏe tại bệnh viện càng sớm càng tốt.
Thực phẩm bé 'mê tít' nhưng mẹ cần hạn chế cho ăn vì không tốt cho hệ tiêu hóa Dù bé mê mẩn những thực phẩm này đến thế nào thì mẹ cũng cần hạn chế cho con ăn vì sẽ gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa còn non nớt của con. Thực phẩm cay Vị cay có thể kích thích vị giác nên trẻ thường rất thích ăn. Tuy nhiên vì chức năng tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện...