Cựu Phó Tổng giám đốc SCB duyệt lệnh chuyển tiền ra nước ngoài theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan
Trương Khánh Hoàng, cựu Phó Tổng giám đốc SCB là bị cáo đầu tiên được đại diện Viện kiểm sát thẩm vấn trong phiên xét xử ngày 11/3.
Một lần nữa, bị cáo Trương Khánh Hoàng khẳng định bà Trương Mỹ Lan là chủ thực sự và là người điều hành mọi hoạt động của SCB.
Bị cáo Hoàng cho biết, bà Lan bổ nhiệm Hoàng làm Phó Tổng giám đốc SCB vào năm 2019. Khi ấy, bà Lan đã yêu cầu Hoàng gặp Võ Tấn Hoàng Văn là Tổng Giám đốc và Đinh Văn Thành là Chủ tịch HĐQT để thực hiện. Sau đó, bà Lan thường xuyên triệu tập Hoàng đến các cuộc họp quan trọng của ban lãnh đạo SCB để rà soát lại các hồ sơ tín dụng thời điểm ngân hàng bị thanh tra.
“Thời điểm bị cáo đảm nhiệm chức Phó Tổng giám đốc phụ trách phê duyệt tín dụng, bị cáo nhận chỉ đạo trực tiếp từ chị Lan các khoản cần giải ngân để phục vụ cho nhiều mục đích. Chị Lan thường họp hoặc gọi điện thoại trao đổi với bị cáo, rồi yêu cầu bị cáo giao tiền mặt cho anh Bùi Văn Dũng (tài xế bà Lan) hoặc thanh toán một số dự án như: Dự án 202 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thanh toán dự án Tuần Châu, dự án khu đô thị Thành Phát ở Long An”, bị cáo Trương Khánh Hoàng khai.
Đối với việc thành lập công ty “ma”, bị cáo Hoàng trả lời phía ngân hàng bị động do nhóm Vạn Thịnh Phát thực hiện. Phần lớn các tài sản đảm bảo cho các khoản vay đều do phía Vạn Thịnh Phát giao qua ngân hàng, nên ngân hàng sẽ cùng làm phương án vay.
Trả lời câu hỏi của VKS về những cách thức chuyển tiền ra nước ngoài của bị cáo Lan? Bị cáo Trương Khánh Hoàng cho biết: “Trong vai trò là phó tổng giám đốc, bị cáo có phê duyệt một số lệnh chuyển tiền ra nước ngoài theo yêu cầu bên nhóm của chị Lan. Các lệnh chuyển tiền thường là thanh toán việc mua vốn góp của công ty nước ngoài ở Việt Nam; thanh toán cho các khoản tín dụng khi chị Lan đi nước ngoài. Việc chuyển tiền đi nước ngoài bị cáo không được họp bàn, mà chỉ làm theo yêu cầu”.
Video đang HOT
Trương Mỹ Lan và các bị cáo hầu tòa trong phiên xét xử ngày 11/3.
Theo cáo trạng, Trương Khánh Hoàng làm việc tại Ngân hàng SCB từ năm 2019 đến năm 2022, với các chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối tái thẩm định; Quyền Tổng Giám đốc ngân hàng SCB (từ ngày 15/5/2021 đến ngày 12/8/2022).
Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng SCB, Trương Khánh Hoàng tham gia nhiều cuộc họp lãnh đạo cấp Hội sở của Ngân hàng SCB theo triệu tập của Trương Mỹ Lan, trong đó Trương Mỹ Lan chỉ đạo việc cho vay, số lượng tiền cần giải ngân và thời gian cần giải ngân, tài sản đảm bảo là gì, giải ngân tiền giao cho ai. Trương Mỹ Lan còn trực tiếp hoặc chỉ đạo người thân, nhân viên như: Nguyễn Phương Anh, Trương Huệ Vân, Ngô Thanh Nhã, Trương Vincent Kinh… gọi điện thoại chỉ đạo Hoàng với nội dung tương tự như nội dung trong cuộc họp với lãnh đạo cấp hội sở.
Sau khi nhận thông tin từ Lan, Hoàng trao đổi với Trần Thị Mỹ Dung để chỉ đạo và giao cho các bộ phận chuyên môn (khối tái thẩm định, phê duyệt tín dụng…) thực hiện hồ sơ vay và trình lên Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB phê duyệt. Sau đó các lãnh đạo cấp hội sở sẽ triển khai phương án vay, triển khai chi tiết các bước thực hiện cho các cấp dưới hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giải ngân cho kịp thời gian Trương Mỹ Lan ấn định rồi sau đó mới hợp thức hồ sơ tài sản đảm bảo.
Đối với các khoản vay của Trương Mỹ Lan thì không có bộ phận kiểm tra vốn vay mà việc này do Trần Thị Mỹ Dung chỉ đạo cấp dưới theo dõi, khi đến hạn thì họ tự phối hợp với nhóm Vạn Thịnh Phát để làm các thủ tục, phương án để trả gốc, lãi hoặc tất toán khoản vay.
Các bị cáo theo dõi phiên xét xử qua màn hình.
Từ ngày 10/9/2019 đến ngày 01/12/2021, Trương Khánh Hoàng với các vai trò là Phó Tổng Giám đốc, thành viên Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư hội sở, Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc ủy quyền đã ký 253 tờ trình tái thẩm định, 349 biên bản họp Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư hội sở, 39 Tờ trình của Tổng Giám đốc trình HĐQT đồng ý cho 270 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan vay 386 khoản tại Ngân hàng SCB.
Mặc dù biết rõ các khoản vay của Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều trái quy định của pháp luật nhưng do được trả mức lương rất cao từ 130 triệu đến 500 triệu đồng/tháng, vào các dịp lễ hoặc tết còn được Trương Mỹ Lan thưởng nhiều lần, tổng số khoảng 5 tỷ đồng nên Trương Khánh Hoàng đã thực hiện hành vi sai phạm nêu trên, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền hơn 182.000 tỷ đồng của SCB.
Luật sư vụ Saigon Co.op: '3.000 tỉ là tài sản của các nhà đầu tư gửi giữ'
Các luật sư bào chữa cho cựu chủ tịch Saigon Co.op cho rằng số tiền 3.000 tỉ đồng không phải là tài sản của doanh nghiệp này, mà là tài sản của các nhà đầu tư do Saigon Co.op giữ hộ.
Ngày 29-12, TAND TP.HCM xét xử vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Saigon Co.op tiếp tục với phần tranh luận. Trước đó, đại diện VKS đã đề nghị phạt bị cáo Dũng 10-11 năm tù về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Các LS bào chữa cho bị cáo Dũng thống nhất rằng số tiền 3.000 tỉ đồng của Saigon Co.op nhận từ các nhà đầu tư không phải là tài sản, vốn hoạt động của Saigon Co.op mà số tiền này là tài sản của các nhà đầu tư và Saigon Co.op đơn giản là đang giữ hộ.
Do không phải là tài sản của Saigon Co.op nên việc sử dụng 1.000 tỉ đồng trong 3.000 tỉ để hợp tác đầu tư không phải là hoạt động kinh doanh của Saigon Co.op. Do vậy, lợi nhuận dự kiến thu về không phải là thiệt hại của Saigon Co.op.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo Dũng cho rằng số tiền 3.000 tỉ chưa được nhập vào vốn hoạt động của Saigon Co.op. Ảnh: HỮU ĐĂNG
Cụ thể, LS phân tích số tiền 3.000 tỉ đồng mà các nhà đầu tư chuyển vào tài khoản ký quỹ phong tỏa của Saigon Co.op chỉ nhằm mục đích nhận vốn góp đặt cọc mua Big C. Do đó, khi thương vụ mua Big C thất bại thì mục đích huy động vốn đã chấm dứt và số tiền này không thể tự động chuyển hóa thành tài sản của Saigon Co.op.
Để số tiền này được xem là tài sản của Saigon Co.op thì buộc khoản tiền này phải được ghi nhận vào nguồn vốn của Saigon Co.op theo đúng trình tự, quy định pháp luật và Điều lệ, Quy chế tài chính của Saigon Co.op.
Các LS cũng cho rằng các công văn thông báo mời chào các nhà đầu tư góp vốn của Saigon Co.op hay văn bản xác nhận góp vốn của ngân hàng không có giá trị pháp lý và không dùng làm căn cứ để xác lập khoản tiền này vào trong vốn hoạt động của Saigon Co.op.
Bởi lẽ theo quy chế tài chính và điều lệ của Saigon Co.op thì nguồn vốn hoạt động của Saigon Co.op đến từ 3 nguồn: Vốn điều lệ, vốn nhận hỗ trợ và vốn vay. Thực tế số tiền 3.000 tỉ đồng này chưa thực hiện thủ tục theo quy định để nhập vào vốn hoạt động của Saigon Co.op. Cụ thể, không phải là vốn điều lệ vì vốn điều lệ của Saigon Co.op không thay đổi từ năm 2015-2018.
Số tiền này cũng không phải vốn nhận hỗ trợ vì mục đích huy động vốn là để mua Big C chứ không phải là khoản hỗ trợ cho Saigon Co.op và cũng không phải là khoản vay của Saigon Co.op.
Cạnh đó, LS cũng cũng đề nghị HĐXX xem xét, đánh giá bối cảnh và nhận thức của bị cáo Dũng tại thời điểm phạm tội vì bị cáo Dũng tiếp nhận chức Chủ tịch hội đồng quản trị của Saigon Co.op đã được kế thừa những thành quả to lớn của những người tiền nhiệm, công sức tạo lập của đội ngũ người lao động.
Trong bối cảnh sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà bán lẻ quốc tế đang du nhập vào Việt Nam và đã từng có thời điểm Saigon Co.op đứng số một về thị phần bán lẻ nội địa nên với mong muốn và tâm huyết phát triển mạnh, vững chắc thị phần của Saigon Co.op, bị cáo Diệp Dũng xin ý kiến và quyết định mua lại Big C. Nhưng do thương vụ mua bán không thành, cộng thêm nhận thức pháp luật còn hạn chế của bị cáo về nguồn vốn của các nhà đầu tư mới dẫn đến sai phạm như trong vụ án.
Nhân viên chiếm đoạt hơn 3 tỉ đồng của chủ đi đánh bạc và mua 10 lượng vàng Được chủ đại lý vé số giao hơn 3 tỉ đồng để đến ngân hàng nộp vào tài khoản của chủ, nhưng Sang đã chiếm đoạt số tiền này rồi dùng để đánh bạc, mua 10 lượng vàng. Ngày 15-8, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Sang (38 tuổi, ngụ...