Cựu nhân viên bật mí những thủ thuật “moi tiền trong túi khách” của các nhà hàng
Bạn có biết chúng ta thường xuyên bị các nhà hàng “móc tiền” một cách nhẹ nhàng như thế nào?
Trong xã hội hiện đại, không phải ai cũng có đủ thời gian để về nhà và tự nấu ăn, vì vậy các nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống không giới hạn của thực khách. Và các nhà hàng luôn có những “mánh khóe” để bạn tiêu nhiều tiền hơn cho các món ăn của họ, thuyết phục bạn mua thực phẩm với giá cao hơn giá trị của chúng.
Anh Lê Anh Q. (SN 1988) từng có 3 năm làm bán thời gian trong một nhà hàng Pháp trên phố Xuân Diệu – một con phố Tây nổi tiếng ở Hà Nội, cho biết: “Người ngoài ngành nhiều khi không biết được những thủ thuật này. Đôi khi chỉ cần thay đổi loại nhạc thôi cũng giúp lợi nhuận của nhà hàng tăng lên”.
Các nhà hàng thường mở nhạc phù hợp với phong cách của quán hoặc với đối tượng thực khách mà họ hướng tới. Ví dụ một quán ăn Hàn Quốc thì đương nhiên sẽ mở nhạc Hàn hoặc các bài hát trẻ trung. Vì làm phục vụ cho một quán Âu và khá đắt tiền, nên anh Q. chia sẻ nhà hàng thường mở nhạc cổ điển để khiến khách cảm thấy đây là một không gian sang trọng và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn.
Một thủ thuật nữa ở các quán Âu là các món ăn luôn được phục vụ trên những chiếc đĩa khá lớn. Điều này giúp thực khách có cảm giác “sang” hơn, như đang ăn một bữa thịnh soạn. Phần trống của đĩa cũng sẽ kích thích khách muốn gọi thêm đồ ăn.
Các món ăn cũng sẽ được trang trí cầu kỳ, bắt mắt để thu hút khách hàng, khiến nó trở nên ngon và đáng tiền hơn hẳn.
Video đang HOT
Món ăn được trang trí đẹp mắt trên đĩa to tạo cảm giác sang trọng
“Trong menu thường sẽ có một số món được coi như là “mồi câu”. Ví dụ trong nhà hàng, các loại nước ép hoa quả thường được bán với giá 40.000-60.000 đồng/cốc, còn nước có ga chỉ có giá 20.000 – 25.000 đồng/lon. Như vậy sẽ khiến thực khách có cảm giác uống nước có ga sẽ rẻ hơn nhưng thực tế là giá bán trong nhà hàng cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của lon nước”, anh Q. chia sẻ thêm.
Tên món ăn có kèm theo nơi xuất xứ sẽ khiến khách tò mò và thích thú hơn. Các cụm tính từ như “trực tiếp từ núi”, “sản phẩm địa phương”, “được mang trực tiếp từ trang trại”… có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách. Ngoài ra, các món có tên độc lạ cũng thu hút khách hàng.
Nhân viên trong quán sẽ luôn túc trực và nhanh chóng thu dọn bát đĩa bẩn trên bàn của khách nhằm khiến họ có cảm giác mình chưa ăn quá nhiều và có thể gọi thêm các món khác.
Theo Eva
Món ăn rẻ tiền nhà nào cũng làm không ngờ ở đây lại có giá "cắt cổ"
Một món ăn quen thuộc của nhiều gia đình trên thế giới bất ngờ được bán với mức giá "trên trời" tại một nhà hàng ở New York.
Sandwich phô mai nướng vốn là một món ăn nhanh chóng, đơn giản, dễ làm và có giá rất rẻ cũng như phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng tại nhà hàng Serendipity 3 nổi tiếng của thành phố New York, chiếc bánh sandwich vừa được bán với mức giá kỷ lục 214 USD (gần 5 triệu VND) cho mỗi miếng bánh.
"Miếng bánh hoàn toàn giống như chiếc bánh sandwich phô mai nướng thông thường", Joe Calderone, đầu bếp của nhà hàng Serendipity, người đã phát minh ra những món ăn đặc biệt từ phô mai, cho biết.
Mặc dù có mức giá rất cao, nhưng đầu bếp cho biết ông đã bán được hàng chục chiếc bánh trong ngày đầu tiên. Món ăn này không thể mua một cách tùy ý mà cần đặt trước ít nhất 48 giờ.
"Tôi nghĩ nó hoàn toàn đáng đồng tiền bát gạo", Calderone cho biết, "Món ăn này chứa những nguyên liệu tốt nhất thế giới".
Vậy bên trong chiếc bánh này có gì? Bên ngoài là lớp bánh mì được làm cùng rượu sâm panh Dom Perignon cao cấp, được nướng cùng lớp vàng 23 carat.
Bánh sandwich sau đó được nhồi với caciocavallo podolico, một loại phô mai quý hiếm được nhập khẩu từ miền Nam nước Ý có vị giống như một hỗn hợp giữa hai loại phô mai khác là manchego và parmesan. Đây là loại phô mai quý hiếm bậc nhất, chỉ có 25.000 con bò trên thế giới có thể sản xuất ra loại sữa đặc biệt để làm ra loại phô mai này, và cũng chỉ có sản xuất được trong vỏn vẹn hai tháng mỗi năm.
Sau khi được phết bơ lên, bánh mì được quét một lớp gồm hỗn hợp dầu nấm truffle trắng và vảy vàng, giúp làm tăng thêm độ giòn và giúp chiếc bánh thêm lấp lánh, Calderone nói.
Phô mai được làm tan chảy trong một máy ép panini cho tới khi bắt đầu sủi bọt. Một lần nữa, chiếc bánh cùng lớp phô mai được đưa vào lò nướng để giúp phô mai chảy đều. Phần trang trí cuối cùng thuộc về những lát vàng 23K mỏng đến độ ăn được, bọc quanh miếng sandwich để hoàn thiện vẻ đẹp hoàng gia của nó.
Một món ăn làm từ phô mai hoàn thiện không thể thiếu nước sốt cà chua mang tính biểu tượng, với mục đích làm giảm đi cảm giác ngấy của phô mai nhưng đồng thời giúp thực khách cảm nhận vị ngọt thanh của sữa rõ hơn. Tại Serendipity, bánh sandwich được phục vụ cùng với một phiên bản nước cà chua sốt chừa đầy các miếng tôm hùm.
Sandwich phô mai nướng không phải là món ăn trong thực đơn có mức giá kỷ lục duy nhất được phục vụ tại Serendipity. Nhà hàng này còn phục vụ món kem Golden Opulence Sundae có giá 1.000 USD (hơn 23 triệu VND), với nguyên liệu là ba muỗng kem Tahitian vani được bao phủ bằng lá vàng 23K, cùng với hạnh nhân, trứng cá muối và một bông hoa phong lan từ đường mất tới 8 tiếng để thực hiện. Món kem này được phục vụ trong một ly rượu Baccarat 350 USD (hơn 8 triệu VND) (lót bằng lá vàng 2K), với một cái muỗng vàng 18K ở bên cạnh.
Theo dân việt
Sống đầy dưới biển, tại sao loài này chỉ người có tiền mới dám ăn? Số lượng tôm hùm được nuôi trồng cũng như sinh sống ngoài tự nhiên đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên giá của các món ăn chế biến từ tôm hùm vẫn chỉ phù hợp với những người có tiền. Đi vào nhà hàng với một bữa tối làm từ tôm hùm Mỹ cũng có thể khiến chiếc...