Cựu Giảng viên ĐH Ngoại ngữ dạy tiếng Anh miễn phí: Mở lớp vì ngứa nghề và muốn sử dụng thời gian vào việc có ích nên không yêu cầu học viên đóng học phí
“Khi tính đến việc mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí mình đã set-up xong xuôi không gian rồi. Bàn ghế, máy chiếu, bảng… cũng đơn giản mà cách dạy của mình từ trước đến giờ không cầu kỳ, miễn sao học viên cảm thấy dễ hiểu, vui vẻ và muốn học là được.”
Chắc hẳn giới trẻ Hà Nội đã không còn xa lạ gì khi nhắc tới cái tên Khu Tổ hợp Hầm trú ẩn, một không gian văn hoá cực chill với học sinh, sinh viên khi muốn tìm nơi giải toả căng thẳng, giảm bớt áp lực học tập, thi cử. Song song với việc phát triển Hầm, CEO của Khu Tổ hợp Hầm trú ẩn còn muốn mở lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho học sinh, sinh viên và các bạn trẻ dưới 25 tuổi.
Liên hệ với anh Trần Hoàng Tiến, sinh năm 1994, CEO của Khu Tổ hợp Hầm trú ẩn, được biết anh từng là cựu Giảng viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội (ULIS-VNU). Năm 2013, anh Tiến đạt Ielts 8.0 đồng thời còn là cựu giảng viên tập huấn bộ môn thực hành tiếng và phương pháp giảng dạy SGK mới cho giáo viên cấp 2 và cấp 3 các tỉnh Phú Thọ, Thái Bình, Hoà Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên…
Ít ai biết rằng CEO của Khu Tổ hợp Hầm trú ẩn từng là cựu Giảng viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội (ULIS-VNU)
Từng từ bỏ công việc hàng trăm người mơ ước để thoả tính ham vui, tự do của bản thân
Nếu quan tâm đến không gian khá thú vị này, mọi người sẽ biết Khu Tổ hợp Hầm trú ẩn có 2 cơ sở ở nội thành Hà Nội, đây là một mô hình cafe văn hoá phù hợp với học sinh, sinh viên. Anh Tiến chia sẻ: “Mình chọn cơ sở tiếp theo tại Trâu Quỳ, ở đây có Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Cơ sở dưới này mình làm thành 1 khu tổ hợp, diện tích rộng nên đặc điểm cũng khác trong nội thành, ở đây mình phải túc trực thường xuyên và có hôm phải lưu trú lại nên thời gian nhàn rỗi thực sự rất nhiều.”
Trước đó, anh Hoàng Tiến từng có 2 năm giảng dạy và công tác tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội nhưng vì muốn tự do theo đuổi đam mê của bản thân, anh đã xin nghỉ, quyết định mở Hầm và gắn bó với nó cho đến bây giờ. “Công việc ở Đại học Ngoại ngữ rất vui, môi trường rất tốt. Nhưng tính mình thích bay nhảy nên sau hai năm giảng dạy thì mình xin ra ngoài. Mình mở Hầm để thoả tính ham vui, tự do của bản thân thôi. Cuối cùng lâu dần lại coi nó là một phần quan trọng trong cuộc sống.”, CEO của Khu Tổ hợp Hầm trú ẩn cho hay.
“Mình biết quyết định nghỉ dạy là quá mạo hiểm, đợt đó các anh chị em đồng nghiệp, thầy trưởng khoa và cả gia đình mình cũng khuyên mình suy nghĩ lại. Thực sự Giảng viên Đại học là một vị trí mà mình phải cố gắng cũng như rất may mắn mới có được. Tuy nhiên, điều gì mang lại hạnh phúc cho mình thì mình làm thôi. Mình nghĩ là tiền, địa vị xã hội, hay tình yêu… mục đích phấn đấu cuối cùng trong cuộc sống cũng là để được hạnh phúc thôi. Mình vui với công việc này, thế là đủ rồi!”, anh Tiến kể.
Những ngày đầu khi Hầm mới mở, tuy một ngày chỉ bán được vài ba cốc nước, trò chuyện được với hai ba khách cũng thấy vui lắm rồi. Giờ Hầm đông hơn thì cả lại đau đầu với việc giữ gìn văn hoá âm nhạc ở từng quán, làm sao giữ cho khách có hành vi ứng xử tại quán luôn văn minh, làm sao giúp cho đời sống của nhân viên được tốt lên. Đặc biệt đợt dịch vừa rồi cả chủ quán cả nhân viên cùng nấu cơm chung, chia nhau trực quán để tiết kiệm chi phí và giúp quán sống sót qua đợt khó khăn kinh tế. Thực sự khó khăn rất nhiều, nhưng chàng CEO 9X chia sẻ tới bây giờ bản thân anh làm không phải vì tiền, mà vì luôn có những con người yêu Hầm cũng như sẵn sàng gắn bó với nó.
Hình ảnh không gian của Khu Tổ hợp Hầm trú ẩn
Video đang HOT
Dịch bệnh kéo dài khiến Khu Tổ hợp Hầm trú ẩn phải đóng cửa, anh chị em nhân viên cũng tạm nghỉ, chỉ có một số ít người ở lại để trông coi cơ sở vật chất của khu. Mọi người ở lại thì cố động viên nhau, một ngày hai bữa cơm nấu ở quán, nhiều khi họ chỉ ăn trứng, ăn rau thay thịt. Còn xét về góc độ kinh doanh, đợt dịch vừa rồi Hầm thiệt hại nhiều, nhưng cũng may mắn vì vẫn có tích luỹ kinh tế và nhân viên đồng lòng nên vẫn gắng gượng được.
“Mình mở lớp vì ngứa nghề và muốn sử dụng thời gian vào việc có ích nên không yêu cầu học viên đóng học phí.”
Anh Hoàng Tiến cũng sinh hoạt tại Khu Tổ hợp Hầm trú ẩn như các cửa hàng khác, tuy nhiên anh không bán mặt hàng nào mà đang thực hiện kế hoạch mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí với 2 nhu cầu: Phát âm và Ngữ pháp cơ bản. Mục đích chính giúp chia sẻ kiến thức và sử dụng thời gian nhàn rỗi vào những công việc có ý nghĩa cho cộng đồng. Yêu cầu của anh đối với học viên là đi học nghiêm túc, có tinh thần học tập trách nhiệm, tuyệt đối không dạy các bạn chỉ học cho vui, hoặc đang rảnh rỗi thì học, nên các bạn cần sắp xếp thời gian để theo lớp cho tới khi hết khoá.
“Hầm không phải là 1 quán cafe yên tĩnh. Mình mở quán với quan niệm nó là nơi trú ẩn nỗi buồn và stress của mỗi người, mà muốn thế thì phải vui. Vui nhưng không mất đi tính văn hoá là điều mình hướng tới. Tuy nhiên, khi tính đến việc mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí mình đã set-up xong xuôi không gian rồi. Bàn ghế, máy chiếu, bảng… cũng đơn giản mà. Cách dạy của mình từ trước đến giờ không cầu kỳ, miễn sao học viên cảm thấy dễ hiểu, vui vẻ và muốn học là được.”, cựu Giảng viên Đại học Ngoại ngữ cho biết.
Ngay từ những ngày đầu mở link đăng ký, lớp học tiếng Anh miễn phí này nhận được sự quan tâm chú ý của đông đảo các bạn học sinh, sinh viên. Số lượng học viên đủ để mở 3 lớp, nhưng vì quỹ thời gian có hạn nên anh Hoàng Tiến quyết định chọn lọc bớt để vừa đủ 2 lớp, những học viên thể hiện sự thiếu nghiêm túc khi học thì sẽ không được tham gia vì như thế vừa mất thời gian vừa không có kết quả.
CEO 9X tâm sự: “Những lúc công việc chồng chéo, mình thường sẽ bị cấn mất thời gian nghỉ ngơi của bản thân. Nhưng mình có thói quen là làm việc trước, nghỉ ngơi sau. Nên mình nghĩ cả việc quán lẫn việc dạy mình sẽ đều ưu tiên để không có việc nào dang dở, còn thời gian nghỉ ngơi thì có bao nhiêu xài bấy nhiêu.
Mình vẫn có kế hoạch cho quán xá, điều khiến hầm được yêu mến là ở văn hoá đặc thù của nó, mà văn hoá thì đâu thể xây dựng một cách chóng vánh, gượng ép được. Chúng mình vẫn sửa sang không gian, tổ chức các sự kiện âm nhạc, truyền thông cho các cửa hàng trong khu tổ hợp của hầm, nhưng mọi thứ đều với tần suất vừa phải thôi. Những điều tốt đẹp thì không nên phô bày quá nhiều, khách hàng ghé thăm nên có những trải nghiệm tự nhiên, vì thế nên mình mới còn nhiều thời gian mà đi dạy.”
Nhiều bạn bè, thầy cô của anh Hoàng Tiến là giảng viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội cũng có ý định tham gia hỗ trợ giảng dạy lớp học này. Anh Tiến cũng dự định mình mời các thầy cô về giảng dạy hoặc giao lưu với lớp một số buổi nhất định. Với lớp học hiện tại, chàng trai CEO 9X chỉ muốn toàn tâm toàn ý dạy một cách chất lượng, hiệu quả nhất. Song song với việc phát triển Hầm là đồng hành cùng người trẻ, gìn giữ nét văn minh, gìn giữ chất nhạc, và luôn là một nơi để trú ẩn cho tâm hồn.
Cơ hội để con 'bung lụa'
Tôi vẫn hay nói đùa, kỳ nghỉ vì dịch COVID-19 là cơ hội để các con "bung lụa", được làm những gì con thích.
Sản phẩm của con - Ảnh: HÀ ANH THU
Con trai đầu của tôi đang học lớp 12, con gái út học lớp 8. Nghỉ học lâu ngày, con gái như bị bó chân ở nhà. Con cảm thấy thời gian chậm lại và thấy nhớ lớp, nhớ trường, nhớ bạn. Vốn ham học, con luôn tự học và cố gắng hoàn thành bài cô giáo giao qua mạng, nếu cô chưa giao bài kịp thì con vẽ.
Khuyến khích sáng tạo
Con gái thích viết văn và làm thiết kế thời trang nên học sáng tạo thiết kế là cơ bản, vì vậy tôi rất khuyến khích. Nhiều hôm con gái đóng cửa trong phòng riêng, tôi biết con đang "làm việc" với tất cả niềm đam mê của mình.
Con có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập như thế và cảm thấy thời gian nghỉ học ở nhà không bị phí hoài, nhàm chán. Nhìn sản phẩm do con vẽ, tôi biết con đã dành khá nhiều tâm huyết trong đó.
Vì thành viên nào cũng suy nghĩ tích cực, nếp sống nhà tôi vẫn giữ nguyên, không bị đảo lộn nhiều vì các con đều có ý thức tự học và biết sáng tạo, biết phân bổ thời gian học, chơi hợp lý.
Từ lâu, chúng tôi luôn dạy con tự lập, tự lo được cho bản thân và những kỹ năng cần thiết. Được giáo dục tự lập từ bé nên các con đều có thể lo được cơm nước, bởi vậy dịch bệnh xảy ra, không ai cảm thấy "sốc" mà ngược lại hòa nhập, thích ứng rất nhanh.
Tôi nghĩ, thay vì mệt mỏi, ta thán hay hoang mang, đây là cơ hội để các con chơi với nhau, gần nhau hơn nữa, cùng chơi cờ vua, cá ngựa, cùng đối thoại với nhau bằng tiếng Anh. Thực tế, bình thường các con lo học, lo làm bài, ít có thời gian chơi với nhau.
Sinh hoạt gia đình tôi cũng thật sự hướng nội. Tôi vốn là người rất thực tế, không quá câu nệ chuyện giỏi hay phải điểm cao, nên các con học ở nhà hay học trên trường cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Không đề cao điểm số
Dù con trai đang cuối cấp nhưng tôi không lo sốt vó như nhiều phụ huynh khác. Con học nhạc là chính, học văn hóa ở trung tâm giáo dục thường xuyên nên cảm thấy rất nhẹ nhàng, không nhiều áp lực.
Không đề cao điểm số, coi trọng thành tích nên tôi không tạo sức ép gì cho con, con thích học gì thì tôi sẽ ủng hộ. Không cấm cản cũng không gây áp lực cho con, không muốn tạo gánh nặng học giỏi, thành tích cao lên đôi vai con.
Tôi luôn tâm niệm, đại học không phải cánh cửa duy nhất vào đời, cứ giỏi chuyên môn, còn những việc khác sẽ tự tốt đẹp. Căn bản quan điểm giáo dục của tôi chính là hướng nghiệp cho con sớm, lên kế hoạch và bám sát kế hoạch. Về cơ bản, nhà tôi tập trung đầu tư lối sống dồi dào văn hóa và học tập trung chứ không chạy theo thành tích.
Việc dịch COVID-19 xảy đến, như một người bạn của tôi chia sẻ trên Facebook, chính là lúc phát huy cách sống của người Việt mình xưa: Có 9 đồng thì chi tiêu 5 đồng thôi, còn 4 đồng phải dành dụm lúc thóc cao gạo kém.
Đời không ai biết chữ ngờ. Vì vậy, việc sống tiết kiệm, biết chi tiêu có kế hoạch là thật sự cần. Đây giống như một bài học lớn dạy một bộ phận lớp trẻ phải học cách "sống lại cho đúng".
Dịch bệnh, mỗi người, mỗi gia đình phải tự thay đổi để thích nghi với tình hình mới. Thay đổi nếp sống, cùng nhau học và cùng nhau làm việc nên mọi thành viên đều cảm thấy không bị căng thẳng. Nhà tôi đã "đứng yên" từ hơn một tháng nay, chợ búa, đồ ăn cũng theo thói quen cũ là đi một lần, sơ chế, trữ trong tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày.
Ở bên các con, chiêm ngưỡng những "tác phẩm" của các con, tự khắc phục những khó khăn, gia đình tôi không bị bức bối, ngột ngạt bởi dịch bệnh. Tôi biết, các con cũng học được nhiều điều quý giá qua dịch bệnh.
Dành thời gian bên con nhiều hơn
Tôi tranh thủ dành thời gian bên các con nhiều hơn, tập luyện thể dục để giữ gìn sức khỏe, yêu bản thân và yêu gia đình, có trách nhiệm với gia đình hơn.
Tôi dạy các con cách sống tiết kiệm, chi tiêu có kế hoạch, biết trân trọng đồng tiền, dạy con những kỹ năng cần thiết để thích nghi với điều kiện sống mới.
Giải tỏa căng thẳng cho con
Một bạn nhỏ tự học làm chú lính chì nhảy dù qua mạng - Ảnh: HẢI SA
Một đồng nghiệp của tôi cho biết khoảng hai tuần trở lại đây, cậu con trai đang học lớp 4 bỗng dưng thay đổi tính tình đến lạ. Mỗi lúc thấy ba mẹ chuẩn bị đi làm hay ra ngoài có việc là hạch hỏi đủ thứ theo kiểu "khi nào về?", "đi để làm gì?", "sao ba mẹ cứ đi hoài vậy?"... Chưa hết, cu cậu còn đòi đi theo. Nếu ba mẹ không cho đi là khóc la om sòm.
Cùng tâm trạng đó là câu chuyện của người chị họ của tôi với cô con gái đang học lớp 6. Cứ mỗi lần nhận được thông báo của nhà trường về việc kéo dài thời gian nghỉ học để tránh dịch là con bé nổi cáu lên với ba mẹ, lúc thì lầm lì suốt cả ngày không thèm đếm xỉa đến ai. Đáng lo là từ trước đến giờ con bé có tiếng là ngoan hiền, lễ phép.
Theo các khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong kỳ nghỉ học kéo dài do dịch COVID-19, nếu trẻ có những biểu hiện khác lạ, tính tình thay đổi theo chiều hướng tiêu cực... rất có thể trẻ đang rơi vào trạng thái căng thẳng.
Tùy theo độ tuổi, môi trường sống mà mỗi trẻ có thể phản ứng với sự căng thẳng theo các cách khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng miễn dịch.
Do đó đây là lúc cha mẹ cần quan tâm, chia sẻ với các con nhiều hơn. Cha mẹ hãy đáp lại các phản ứng lạ của con trẻ bằng cách giúp đỡ, lắng nghe những mối bận tâm của trẻ, trao cho trẻ nhiều tình yêu và sự quan tâm hơn nữa.
CHUNG THANH HUY
Hiểu con hơn
Tôi đã biến kỳ nghỉ học nhàm chán, bó chân ở nhà trở thành cơ hội để hiểu con hơn, để con được giải phóng năng lượng tiêu cực trong học tập bấy lâu nay. Con nói: "Mẹ hãy cho con được học, được đọc và làm những gì con thích trong thời gian nghỉ học ở nhà được không ạ?". Tôi đồng ý!
Nhìn con vạch ra những kế hoạch nhỏ, tự lập ra thời gian biểu hằng ngày, tự phân bổ thời gian các môn học mà con cho là hợp lý, được chủ động, được tôn trọng khiến con trở nên tươi tắn, hoạt bát và tự tin hơn. Không còn là đứa trẻ chây ì, uể oải mỗi sáng thức dậy, con tự giác ngồi vào bàn học và tỏ ra rất kỷ luật.
Con có quyền được tự lựa chọn và phân bổ, sắp xếp việc học ở nhà sao cho hợp lý. Con chủ động và cảm thấy rất có trách nhiệm với mỗi buổi học. Con tự giác và chủ động trao đổi bài vở với mẹ chứ không phải học đối phó.
Thật không ngờ, khi được làm "bạn học" của con, tôi mới thấy rõ nhất gánh nặng bài vở của con lớn như thế nào! Tôi ngộ ra, những khóa học thêm, khóa học bồi dưỡng trước đây mà tôi xem là bổ ích trở nên đáng sợ ra sao với một đứa trẻ.
Khi tin con, cha mẹ mới làm bạn được với con.
HẢI ANH
NGUYỆT ANH (ghi theo lời kể của một phụ huynh)
Câu đố IQ giúp não bộ nhạy bén, tăng khả năng ghi nhớ hơn mỗi ngày Các bạn hãy cùng bạn bè tham gia trả lời câu đố IQ, không chỉ rèn luyện trí não hoạt động sắc bén hơn, mà còn giúp giảm căng thẳng sau nhiều giờ học và làm việc, nhất là trẻ em. Nguồn: Nationalgeographic Câu đố IQ số 1. Theo bạn, trong ảnh có bao nhiêu con vật? Nguồn: Factrepublic Câu đố IQ số...