Cựu CEO Volkswagen hầu tòa vụ ‘Dieselgate’
9 năm sau khi vụ bê bối khí thải “ Dieselgate” làm rung chuyển ngành công nghiệp ô tô Đức và gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của Volkswagen, ngày 3/9, cựu Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn ô tô Đức này Martin Winterkorn cuối cùng đã phải ra hầu tòa.
Cựu Giám đốc điều hành Volkswagen, ông Martin Winterkorn. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, ông Winterkorn bị buộc tội khai man, thao túng thị trường và gian lận thương mại. Vụ bê bối khí thải năm 2015 đã đẩy Volkswagen vào một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử của hãng.
Tháng 9/2015, các nhà khoa học Mỹ cho biết nhiều xe ô tô chạy dầu diesel của Volkswagen đã được cài đặt phần mềm để gian lận trong các cuộc kiểm tra khí thải.
Winterkorn lẽ ra bị đưa ra xử tại Tòa án khu vực Braunschweig cùng với 4 cựu giám đốc điều hành và kỹ sư khác của tập đoàn vào năm 2021 nhưng do có nhiều hoạt động đang thực hiện vào thời điểm đó nên ông đã được xét xử riêng.
Lúc đầu, Winterkorn bị cáo buộc đã lừa dối khách hàng về chất lượng của xe. Sau đó, khi vụ bê bối bị phát hiện, ông bị cáo buộc cố tình không thông báo cho các nhà đầu tư về các khoản tiền phạt có thể phải trả. Ông còn bị cáo buộc đã khai man trong cuộc điều tra năm 2017 do Quốc hội Đức thực hiện.
Vụ bê bối ảnh hưởng đến khoảng 9 triệu xe Volkswagen, khiến người mua mất hàng trăm triệu euro.
Cựu Giám đốc điều hành Volkswagen sẽ bị xét xử liên quan đến vụ bê bối 'Dieselgate'
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của một tòa án Đức, cho biết cựu Giám đốc điều hành (CEO) hãng chế tạo ô tô Đức Volkswagen (VW) Martin Winterkorn sẽ phải tiếp tục ra hầu tòa liên quan vụ bê bối gian lận khí thải của hãng này - còn được gọi là "Dieselgate".
Cựu Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen, ông Martin Winterkorn. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bản cáo trạng do Văn phòng công tố ở Braunschweig, thuộc bang Niedersachsen (Tây Bắc nước Đức) và gần trụ sở chính của VW ở Wolfsburg, đệ trình vào năm 2019, vị cựu CEO này bị cáo buộc đã không thông báo cho thị trường về việc lắp đặt thiết bị trái phép trong động cơ diesel của xe VW.
Tòa án đã hủy bỏ vụ kiện thao túng thị trường này vào tháng 1/2021 trên cơ sở hình phạt có thể không đáng kể so với hình phạt gian lận tiềm ẩn. Tuy nhiên, Văn phòng công tố đã yêu cầu khôi phục vụ kiện vì hiện vẫn chưa đủ chứng cứ xét xử ông Winterkorn về tội gian lận.
Ông Winterkorn đã bác bỏ các cáo buộc, khẳng định ông không biết gì về việc gian lận khí thải trước khi vụ bê bối bị vạch trần vào năm 2015. Ngày xét xử hiện chưa được ấn định.
Volkswagen đã sa lầy vào "Dieselgate" kể từ năm 2015, khi hãng xe này thừa nhận với chính quyền Mỹ đã cài đặt phần mềm trên hàng triệu phương tiện để gian lận trong các bài kiểm tra khí thải. VW ước tính phí tổn do hậu quả của vụ bê bối gây ra khoảng 32 tỷ euro (35 tỷ USD).
Ông Rupert Stadler - cựu CEO của Audi (một công ty con của VW) - là người đầu tiên bị nhận án treo và phải nộp tiền phạt vào tháng 6 năm nay, sau khi thừa nhận có liên quan đến kế hoạch gian lận khí thải của VW.
'Ông lớn' ô tô Volkswagen cân nhắc đóng cửa nhà máy tại Đức giữa 'bão' xe điện Thương hiệu ô tô lớn của Đức Volkswagen đang cân nhắc liệu có nên đóng cửa các nhà máy ở ngay tại nước này khi tập đoàn tiến hành cắt giảm chi phí đáng kể hơn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc. Logo thương hiệu tập đoàn Volkswagen bên ngoài...