Cứu bé 10 tháng bị biến chứng sởi nhanh hiếm gặp
Sau 2 ngày ho, sốt, nổi ban do sởi, bé Kiều Chinh (10 tháng, ở Hà Nội) bị suy hô hấp nặng. Virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi của bé ngay ở giai đoạn đầu.
Sau hơn 2 tuần điều trị, hiện sức khỏe Chinh diễn biến tốt, ăn uống bình thường, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Ngày 16/2, gia đình đưa Chinh đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám. Tại đây, thấy biểu hiện của trẻ chưa có gì bất thường, ban sởi ít nên các bác sĩ chuyển bé sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị. Tuy nhiên, chiều cùng ngày sức khỏe bé đột nhiên chuyển biến xấu, phổi tổn thương rất nặng. Bé được chuyển lại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, phải thở máy.
Sau hơn 2 tuần được cấp cứu, bé Chinh đã có thể ăn uống, chơi bình thường. Ảnh: Nam Phương.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tình trạng của trẻ ngày một nặng hơn. Các bác sĩ liên tục chụp phổi để theo dõi, điều chỉnh máy thở, đồng thời hằng ngày đều đặn siêu âm tim, kiểm tra gan vì sợ virus sởi tiếp tục tấn công các cơ quan khác. Sau 5 ngày thở máy liên tục, tình trạng hô hấp cải thiện rõ rệt. Đến ngày thứ bảy, bé được rút máy thở.
Các bác sĩ cho biết, bệnh viện cùng lúc tiếp nhận 2 ca sởi nặng, đều bị virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi ngay ở giai đoạn đầu. Trong đó một bé đã tử vong, bé Chinh may mắn cứu được.
Video đang HOT
“Trước đây, khoa vẫn tiếp nhận rải rác ca mắc sởi nhưng năm nay mới thấy trường hợp virus sởi tấn công trực tiếp phổi. Với những ca sởi thông thường, sau khi ban bay, sức đề kháng giảm, trẻ mới bị biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn khác (không phải do virus sởi)”, phó giáo sư Dũng nhấn mạnh.
Viêm phổi do virus tổn thương nặng, không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ là chữa triệu chứng. Trong khi nếu do vi khuẩn thì có thể dùng thuốc kháng sinh.
Hiện tại hầu như ngày nào khoa Nhi cũng có ca sởi đến khám, không ít ca biến chứng nặng. Các bác sĩ đang thử làm xét nghiệm về miễn dịch để tìm mối liên hệ giữa suy giảm miễn dịch với biến chứng nặng của sởi.
Theo phó giáo sư Dũng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có ca sởi nhập viện. Để phòng bệnh, cha mẹ nên đưa con đi tiêm phòng, đồng thời chú ý tăng cường vệ sinh mũi họng, vệ sinh cá nhân, tránh những nơi tập trung đông người, thông thoáng nhà cửa… Một tháng sau khi chích ngừa trẻ mới được bảo vệ.
Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cũng nên đưa con đi khám sớm, cân nhắc nhập viện nếu cần thiết. Nếu trẻ có biểu hiện thở nhanh, sốt rất cao, mệt mỏi, hoặc đơn giản thấy khó thở thì cũng cần nhập viện ngay, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Theo VNE
Những biến chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung
Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, nó sẽ "thu hút" các vi khuẩn gây bệnh và gây ra một số biến chứng là các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Thưa bác sĩ, tôi vừa đi khám phụ khoa thì được biết mình bị viêm lộ tuyến cổ tử cung và phải đốt điện thì mới khỏi. Tôi rất lo lắng vì từ trước đến nay không bị những bệnh phụ khoa bao giờ. Tôi nghe nói, bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ cho tôi hỏi, những biến chứng do bệnh này gây ra là gì? Tôi phải làm sao để nhanh khỏi bệnh? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (L. Thanh)
Trả lời:
Bạn L. Thanh thân mến!
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh rất phổ biến ở nữ giới, bệnh có những biểu hiện và triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như: ngứa ngáy, ẩm ướt khó chịu, mùi hôi gây mất tự tin...
Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến bình thường nằm trong ống cổ tử cung phía dưới lớp tế bào lát đã phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Khi lộ tuyến ở cổ tử cung bị viêm, nó sẽ "thu hút" các vi khuẩn gây bệnh và gây ra một số biến chứng là các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như:
Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, nó sẽ "thu hút" các vi khuẩn gây bệnh và gây ra một số biến chứng là các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Ảnh minh họa
- Các chứng viêm khác: Lộ tuyến cổ tử cung có thể đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn ở cổ tử cung, vì đây là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công như trùng roi âm đạo, nấm, tạp khuẩn hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác... Đây có thể là các tác nhân chính gây viêm cổ tử cung, sau đó viêm ngược dòng lên, gây viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung...
- Vô sinh: Lộ tuyến ở cổ tử cung bị viêm làm cho lượng dịch trong âm đạo nhiều hơn bình thường, độ pH trong âm đạo thay đổi, từ đó gây cản trở việc tinh trùng đi vào gặp trứng. Do đó, lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gâyvô sinh.
- Ung thư cổ tử cung: Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư. Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần cũng có thể gây ung thư cổ tử cung.
Chính vì vậy, việc điều trị sớm lộ tuyến rất cần thiết. Bạn nên tới các bệnh viện sản phụ khoa để được khám và điều trị thích hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn, tránh gây các biến chứng đáng tiếc.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Xuất hiện hội chứng giống bại liệt hiếm gặp tại Mỹ Hội chứng giống bại liệt hiếm gặp và chưa có cách chữa trị đang xuất hiện trên một số trẻ em ở California, gây lo ngại về khả năng quay trở lại của căn bệnh từ lâu đã bị xóa sổ ở Mỹ. Tại Hội nghị thường niên của Viện hàn lâm Thần kinh học Mỹ tại Philadelphia, các nhà khoa học từ...