“Cuống cuồng” dập dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng
Tuần qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận gần 335 ca mắc bệnh sốt xuất huyết và hơn 455 ca mắc tay chân miệng, nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong mùa tựu trường đang hiện hữu. Trước tình hình trên UBND thành phố yêu cầu các ban ngành khẩn trương dập dịch.
Theo thống kê của Viện Pastuer TPHCM trong tuần qua hai loại bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) tiếp tục tăng mạnh. Số bệnh nhân SXH phải nhập viện điều trị ghi nhận 335 trường hợp, đưa tổng số ca mắc bệnh này tình từ đầu năm lên hơn 6.000 với 5 ca tử vong. Khoảng 55% bệnh nhân mắc SXH tập trung ở trẻ dưới 15 tuổi.
Mỗi ngày các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đang tiếp nhận điều trị cho gần 200 ca SXH, 25% số ca bệnh này đến từ các quận huyện trên địa bàn TPHCM còn lại là do các tỉnh chuyển về.
Tình hình dịch bệnh “ nóng” khiến các bệnh viện nhi rơi vào quá tải
Cùng với SXH bệnh TCM đang bước vào giai đoạn “nóng”. Với 455 ca nhập viện trong tuần qua, TPHCM trở thành địa phương có số bệnh nhân TCM cao nhất cả nước. 80% trẻ mắc bệnh TCM tập trung ở nhóm từ 1 đến 3 tuổi. Tình trạng trên khiến các bệnh viện Nhi Đồng trên địa bàn thành phố rơi vào quá tải.
Mọi năm, bệnh TCM bắt đầu tăng nhanh từ tháng 9 đến tháng 12 nhưng 2 tuần gần đây số ca mắc loại bệnh nguy hiểm này đang “bứt tốc”. Theo nhận định của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đỉnh của dịch TCM vào thời điểm cuối năm nhiều khả năng sẽ đến sớm và diễn biến khó lường hơn.
Trước nguy cơ hai loại bệnh dịch nguy hiểm có thể bùng phát trong mùa tựu trường UBND thành phố vừa có văn bản chỉ đạo các Sở – Ngành và UBND 24 quận huyện. Theo đó, UBND thành phố yêu cầu các cơ quan trực thuộc phải nắm sát tình hình diễn biến dịch bệnh TCM và SXH khẩn trương có biện pháp phòng, chống và khống chế dịch hiệu quả, đặc biệt vào những ngày đầu năm học mới.
Các đơn vị cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục để phát hiện sớm triệu chứng của bệnh tăng cường vệ sinh môi trường trong trường học và các khu vực lân cận các bệnh viện, cơ sở y tế phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện và phương tiện cần thiết cho công tác phòng, chống dịch bệnh và điều trị tốt cho bệnh nhân, hạn chế tử vong.
Video đang HOT
Riêng bệnh SXH, UBND thành phố yêu cầu các địa phương tổ chức tháng chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường đối với chủ các công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh để nước ứ đọng làm phát sinh muỗi, lăng quăng.
Vân Sơn
Theo Dân trí
"Tỉ lệ mắc do EV71 tăng lên là mối nguy lớn nhất hiện nay"
Nhận định về tình hình dịch tay chân miệng, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho rằng, cái đáng lo nhất của dịch tay chân miệng hiện nay chính là tỉ lệ mắc do EV71 gây ra tăng lên bởi EV71 là tuýp gây bệnh nặng nhất.
Bên lề hội thảo tại Nha Trang cuối tuần qua, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển trao đổi với báo giới xung quang những biến đổi về dịch bệnh.
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển. Ảnh: H.Hải
Thưa ông, đến nay cả nước đã có 27 trường hợp tử vong vì mắc tay chân miệng do EV71 gây nên. Ông nhận định như thế nào về con số này?
Năm nay, tất cả các ca tử vong đều được ghi nhận là do vi-rút EV71. Trong các vi-rút đường ruột gây bệnh tay miệng thì vi-rút EV 71 đóng vai trò rất quan trọng về độc lực, khả năng gây các hội chứng não, màng não, hội chứng hô hấp, hội chứng thần kinh dẫn đến tử vong. Vai trò về tính gây bệnh, sinh bệnh nặng của EV 71 cũng rõ so với các chủng vi-rút khác. Người ta cũng thống kê nhiễm EV 71 tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhiễm các vi-rút tay chân miệng khác.
Thực tế vụ dịch 2011 cho thấy, các ca tử vong cũng phần lớn do vi-rút EV 71 gây ra. Còn vụ dịch năm 2012, 100% ca tử vong đều đã được khẳng định là do vi-rút EV71 gây ra.
Ngoài 100% số ca tử vong do EV71 gây nên thì năm nay, số ca mắc tay chân miệng tại cộng đồng do EV71 cũng tăng lên. Ông có lý giải gì về vấn đề này?
Mới đây, tại cuộc họp giao ban trực tuyến về tay chân miệng tại Bộ Y tế, con số được đưa ra cho thấy có sự gia tăng đáng kể các chủng gây bệnh. Vụ dịch năm 2011, số ca mắc bệnh do EV71 gây ra chỉ chiếm khoảng 20%. Năm nay, số ca mắc tay chân miệng do EV71 tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 80%.
Thông thường, dịch tay chân miệng tăng hay không liên quan nhiều đến các vi-rút đường ruột khác. Còn vi rút EV71 thì chỉ yếu gây bệnh nặng.
Hiện chúng tôi cũng đang đặt rất nhiều câu hỏi, tại sao dịch tay chân miệng bùng phát trở lại trong vài năm gần đây? Tại sao miền Bắc năm ngoái ít hơn miền Nam, năm nay lại chiếm tới gần 50% số ca mắc trong cả nước? Tại sao trước đây tay chân miệng chủ yếu do vi-rút Coxsackie còn nay lại chủ yếu là do EV71 gây ra? Và hiện chúng tôi đang nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi này.
Chỉ có thể khẳng định một điều, tỉ lệ EV71 tăng lên là nguy cơ lớn nhất hiện nay bởi nguy cơ gây bệnh nặng.
Thưa ông, đến nay miền Bắc đã ghi nhận khoảng 22 nghìn ca mắc tay chân miệng, chiếm gần 50% số ca mắc trong cả nước nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong. Trong khi đó tại miền Nam, năm nay dịch tay chân miệng giảm với gần 16 nghìn ca mắc nhưng đã có 23 (trên tổng số 27 ca) tử vong tay chân miệng. Ông có lý giải như thế nào về vấn đề này?
Đây là một câu hỏi khó hiện nay, chỉ khi nào khẳng định được kiểu gen của vi-rút gây bệnh tay chân miệng của miền Bắc có khác kiểu gen vi rút gây bệnh ở miền Nam hay không mới có thể trả lời chính xác.
Tuy nhiên cũng có hai lý giải về tình trạng này. Đó là có thể cấu trúc phân tử của vi-rút EV71 ở miền Bắc khác ở miền Nam. Cái này như đã nói, chưa giải định gen nên chưa biết chính xác mà mới chỉ đặt ra như là một giải thiết.
Lý giải thứ hai, đó là bài học về điều trị phát hiện sớm, điều trị tốt. Các vấn đề hồi sức cấp cứu, lọc máu, phát hiện chuyển độ sớm, những kỹ thuật mới trong điều trị giúp giảm nguy cơ tử vong do tay chân miệng gây ra.
Là viện đầu ngành về dịch tễ, tại Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đã từng nghiên cứu giải trình gen vi rút gây bệnh tay chân miệng chưa, thưa ông?
Chúng tôi có nghiên cứu và phát hiện, trước năm 2008 vi-rút EV71 là các kiểu gen C5. Còn giai đoạn dịch 2011 - 2012 là kiểu gen C5. Như vậy là có sự thay đổi kiểu gen giữa hai giai đoạn.
Còn hiện tại, trước những câu hỏi đang đặt ra về dịch tay chân miệng, hiện chúng tôi đang iện đang lập kế hoạch để giải trình gen gây bệnh.
Xin cảm ơn ông!
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, đến nay cả nước ghi nhận hơn 46 nghìn trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 27 trường hợp tử vong. Điều đặc biệt là năm nay dịch tay chân miệng lại tăng mạnh ở miền Bắc, giảm ở miền Nam. Cụ thể, miền Bắc chiếm gần 50% số ca bệnh nhưng chưa ghi nhận ca nào tử vong. Còn tại miền Nam trong tổng số 16 nghìn ca tay chân miệng đã có 23 ca tử vong.
Theo Dân Trí
Bệnh TCM tăng 10 lần so với năm trước Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế tổ chức hôm 25-5, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Văn Bình cho hay bệnh tay chân miệng đang bùng nổ. Báo cáo của ông Nguyễn Văn Bình cho hay chưa hết năm tháng đầu năm 2012, số ca mắc bệnh tay chân miệng cả nước...