Cuối năm, lại nhộn nhịp đi… “đốt tiền”
Trong những ngày cuối năm, bên cạnh các vật dụng trang trí nhà cửa thì vàng mã là mặt hàng được tiêu thụ khá mạnh. Với suy nghĩ “trần sao âm vậy” nên nhiều gia đình lo sắm sửa lễ lạt, với mong muốn những người đã khuất có một cái Tết đủ đầy…
Phố Hàng Mã luôn nhộn nhịp, đông đúc vào dịp cuối năm. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Sắm Tết cho người chết
Những ngày này phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm – con phố chuyên bán đồ âm phủ lúc nào cũng tấp nập bởi mọi người tìm đến đây để mua các loại quần áo, mũ, dép, hương, nến,… làm đồ lễ cuối năm. So với hàng rong, đồ vàng, mã bày bán ở đây có chất liệu và mẫu mã, màu sắc đẹp hơn nên giá cả vì thế cũng đắt hơn. Mặc dù năm nay kinh tế khó khăn, nhưng nhiều gia đình vẫn không từ bỏ thói quen sắm sửa tiền vàng và một vài bộ quần áo để “gửi” cho tổ tiên, ông bà.
Theo một số chủ cửa hàng ở phố Hàng Mã, ngoài những mặt hàng truyền thống, thị trường vàng mã năm nay có thêm một số mặt hàng mới và nhận đặt hàng theo yêu cầu của khách. Những mặt hàng hiếm như ô tô hạng sang Mercedes, BMW hay Lexus, hình nhân thế mạng,… khách có yêu cầu đều phải đặt trước để các chủ cửa hàng đặt tại các làng nghề sản xuất, bởi vậy giá rẻ nhất cũng vài trăm nghìn đồng, đắt thì lên tới cả triệu đồng. Bà Nguyễn Thu Vân – người có thâm niên bán đồ vàng mã trên phố Hàng Mã cho biết, gần 1 tháng nay, khách đến mua và đặt hàng rất nhiều. Mặc dù, vàng mã hạng sang có giá khá cao song nhiều người vẫn rất “chịu chi”. Năm nay, các loại đồ điện tử cao cấp cũng rất đắt hàng, từ iPhone 4GS, iPhone 5 đến các loại điện thoại Galaxy Samsung cũng được khách hàng hỏi nhiều. Ngoài ra, các loại hình nhân thế mạng cũng được yêu cầu đặt với số lượng lớn. Nhiều công ty, doanh nghiệp kinh doanh cũng cho người đặt hàng từ sớm để kịp làm lễ cuối năm.
Video đang HOT
Thậm chí, ngay từ cuối tháng 10 âm lịch, nhiều gia đình đã đặt các mặt hàng vàng mã để làm lễ tạ, lễ cầu tài, lộc để sang năm mới gặp may mắn. Chị Cao Quỳnh Loan, ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên cho hay, Tết năm nào cũng vậy, ngoài việc sắm Tết cho gia đình, chị không quên mua sắm vàng mã để cúng cho ông bà, tổ tiên. “Trần sao âm vậy, các cụ khi còn sống thích thứ gì thì nay tôi mua thứ đó, hy vọng các cụ có được một cái Tết đầy đủ.
Nói mãi vẫn… bỏ ngoài tai
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, tục đốt vàng mã cho người quá cố xuất phát từ Trung Quốc. Trước đây, người ta chỉ đốt vàng mã một cách tượng trưng để bày tỏ tình cảm với người đã khuất nhưng khi xã hội phát triển, ý nghĩa của tục đốt vàng mã đã bị hiểu sai lệch.
Theo phong tục, đầu năm người dân nô nức đến chùa để cầu may. Nhiều người trong số đó mang theo lễ, và tất nhiên không thể thiếu vàng mã. Tuy nhiên, bản thân các vị sư trụ trì tại nhiều chùa trên địa bàn Hà Nội cũng không khuyến khích các phật tử đốt vàng mã. Bà Nguyễn Thuý Hạnh, ở phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ cho rằng, những năm trước, mỗi dịp lễ cuối năm, trên mâm ngũ quả cúng lễ tổ tiên, bao giờ bà cũng mua thêm vài xấp tiền, vàng mã, nén vàng, bạc và có thêm ngựa, voi, hình nhân, ô tô, tiền đô la Mỹ để đốt. Sau này, khi đi lễ tại nhiều chùa, bà Hạnh thường được các sư thầy dạy đốt tiền, vàng mã vừa gây lãng phí, không đúng với giáo lý nhà Phật vừa có nguy cơ gây hỏa hoạn nên năm nay bà đã bỏ thói quen này.
Nhiều người còn cho rằng, người sống nhớ về người đã khuất thể hiện ở tâm, hơn nữa đốt vàng mã không chỉ gây lãng phí tiền của mà còn tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy như cháy nổ và gây ô nhiễm môi trường. Nghị định 75/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa đã quy định, việc đốt đồ mã nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Song thực tế, vì thiếu những chế tài đủ mạnh nên đến nay, tình trạng đốt vàng mã vẫn diễn ra như một điều hiển nhiên, đặc biệt là vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới. Sư thầy trụ trì tại chùa Bồ Đề, quận Long Biên nhận xét, báo hiếu ông bà tổ tiên là làm những điều thiện, giúp đỡ người hoạn nạn. Còn việc sắm vàng, mã, lễ lạt hoành tráng chỉ là hình thức, bởi cách đối nhân, xử thế của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày mới chính là nhân- quả trong giáo lý nhà Phật.
Theo ANTD
Rau quả Trung Quốc ồ ạt đổ về các chợ
Cuối năm, các loại rau củ quả có nguồn gốc Trung Quốc lại ồ ạt dội về các chợ trên địa bàn thành phố. Từ chợ đầu mối Long Biên đến Dịch Vọng Hậu sau đó được đưa đi khắp nơi nhưng chất lượng thì khó kiểm soát.
Hoa quả được tập kết gần cửa khẩu Lào Cai để đưa về xuôi. Ảnh: Phú Khánh
Tăng 30-50% lượng nhập khẩu
Theo Cục Bảo vệ thực vật, 2 tháng cuối năm, lượng nông sản Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam tăng, khoảng 30-50% so với những tháng trước. Nguyên nhân bởi, cuối năm, lượng tiêu thụ các mặt hàng rau củ quả lớn, trong khi đây cũng là thời kỳ nông sản Trung Quốc vào chính vụ. Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng trên địa bàn huyện Ba Vì liên tiếp bắt giữ hàng loạt vụ vận chuyển hoa quả Trung Quốc không rõ nguồn gốc với số lượng lớn.
Tại cửa khẩu Tân Thanh và Lào Cai, hoạt động nhập khẩu hoa quả sôi động hơn. Theo bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7, lượng trái cây, củ quả từ Trung Quốc đổ về cửa khẩu này đang tăng mạnh. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 300 tấn nông sản được nhập khẩu, trong đó, hoa quả chiếm đa số và tập trung ở một số mặt hàng là táo, quýt, dưa cô tiên. Cũng bởi lượng nông sản nhập khẩu qua đây tăng mạnh, nên Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 đã phải tăng cường thêm lực lượng để kiểm tra, kiểm soát.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm
Mặc dù, hầu hết mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc đều diễn ra qua cửa khẩu, nhưng do chính sách thông thương nên rau củ quả không phải chịu thuế suất, thuộc nhóm hàng ở luồng xanh (ưu tiên), nên diễn ra rất thông thoáng. Phần lớn việc kiểm tra, kiểm soát bảo vệ thực vật (BVTV) tại các cửa khẩu mới chỉ đáp ứng phần dịch bệnh, còn chất lượng ATTP trên rau củ quả thì vừa thiếu về con người vừa thiếu về thiết bị. Còn tại các chợ hiện nay cũng chỉ đảm nhận vai trò quản lý chung, việc đảm bảo hàng hóa chất lượng, ATTP còn bỏ ngỏ.
Trong khi đó, báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho thấy, từ ngày 30-10 đến 5-12, Việt Nam nhập khẩu khoảng hơn 689.000 tấn hàng hóa với hơn 90 mặt hàng có nguồn gốc thực vật. Kiểm tra 96 mẫu rau, quả, cơ quan chức năng phát hiện có 8 mẫu vượt ngưỡng dư lượng thuốc BVTV cho phép. Ngoài củ cải trắng và cà rốt, quýt là mặt hàng có nguy cơ cao nhất với 5 mẫu vi phạm.
Theo quy định mới đây nhất của Bộ NN&PTNT về chế độ kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu, với những mặt hàng nông sản có nguy cơ cao về mất ATTP, lực lượng kiểm dịch sẽ lấy xác suất mẫu kiểm tra, khoảng 10%. Nếu phát hiện sẽ tăng tần suất lấy mẫu lên tỷ lệ 30%. Hiện, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 đã được trang bị 50 bộ Kit nhanh để kiểm tra tại chỗ chất lượng rau củ quả nhập khẩu qua đây. Nhưng, bà Nguyễn Thị Hà cho biết, bộ Kit này cũng chỉ kiểm tra được khoảng 30% các hoạt chất thuốc BVTV trong danh mục. Muốn kiểm tra sâu, chắc chắn, Chi cục phải gửi mẫu về các Trung tâm kiểm nghiệm tại Hà Nội, công đoạn này cũng mất từ 7-10 ngày, đến lúc có kết quả thì lô hàng cũng đã được lưu thông đi khắp nơi.
Càng về cuối năm, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản trong đó rau củ quả tươi rất lớn. Lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng mạnh đồng thời tăng thêm nỗi lo mất ATTP đối với người tiêu dùng vì khả năng kiểm soát chất lượng còn chưa đáp ứng thực tế.
Theo ANTD
Giáp Tết: Hàng kém chất lượng "tung hoành" Vào thời điểm cuối năm, các loại hàng giả, hàng kém chất lượng tràn về các chợ cóc, chợ tạm, chợ khu vực ngoại thành ngày càng nhiều. Điều đáng nói là những mặt hàng này được bán khá chạy vì giá rẻ! Người tiêu dùng cần thận trọng trước khi mua bất cứ sản phẩm nào tại chợ cóc, chợ tạm (Ảnh...