Lạm phát 6,04%: “Không phải là thấp”
Đó là nhận định của ông Nguyễn Đức Thắng – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước năm 2013, được công bố sáng qua 23-12. Nguyên nhân lạm phát tăng chủ yếu do giá một số mặt hàng và dịch vụ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường.
Giá xăng dầu sau nhiều đợt điều chỉnh tăng/giảm nhưng cả năm vẫn tăng mạnh 2,18%, góp vào CPI chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%, đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Phân tích cụ thể tác động của các mặt hàng nói trên, ông Nguyễn Đức Thắng cho biết, giá xăng dầu được điều chỉnh 4 đợt tăng và 6 đợt giảm trong năm 2013 nhưng nhìn chung vẫn tăng.
Đánh giá về mức tăng CPI cả năm nay, ông Nguyễn Đức Thắng cho rằng: “Nói là thấp nhưng theo quan điểm của chúng tôi, mức 6,04% không phải là thấp. Thấp vì chúng ta đã quen với việc CPI các năm tăng rất cao mà thôi”.
Đồng tình quan điểm này, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh nhận xét: “So với nhiều năm và mục tiêu của cả năm thì lạm phát 6% vẫn ở mức thấp. Nhưng so với lạm phát của các nước trong khu vực thì tỷ lệ trên vẫn là cao, các nước trong khu vực chủ yếu tăng khoảng 3%. Việt Nam tăng hơn 6% là gấp đôi các nước khác rồi”. Ông Lê Đăng Doanh cũng cho rằng việc điều chỉnh giá một số mặt hàng: xăng dầu, điện, gas… đều phải xem xét thận trọng vì sẽ gây nên tác động dây chuyền, tác động đến giá từng “quả trứng, mớ rau”.
Theo ANTD
Điện và xăng tăng giá có thể kéo lạm phát
Các chuyên gia kinh tế tính toán, việc giá điện vừa tăng thêm 5% hôm 1-8 sẽ làm tăng CPI 0,2% trong tháng 8 và thêm 0,2% trong tháng 9.
Vì vậy, cần thận trọng với điều hành giá cả. Đáng chú ý, ngày 2-8, một số doanh nghiệp xăng dầu trong nước lại có thông tin đang lỗ khoảng 500 đồng/lít xăng. Để các doanh nghiệp xăng dầu không bị lỗ, cần tăng giá xăng thêm khoảng 2% nữa. Các chuyên gia cho rằng, giá điện vừa tăng, nếu giá xăng lại tăng tiếp thì lạm phát trong tháng 8 có thể tăng mạnh, ở mức 1,4-1,5%. Mục tiêu lạm phát 7% trong năm nay khó mà giữ được.
Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này đã cân nhắc một cách cẩn trọng thời điểm điều chỉnh giá bán điện nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô và CPI. Tuy nhiên, áp lực điều chỉnh giá bán điện đến cuối năm 2013 rất lớn. Nguyên nhân là do sau đợt giá than bán cho điện tăng từ 20-4-2013 lên 37-41% (làm tăng chi phí mua điện của EVN từ các nhà máy nhiệt điện chạy than khoảng 3.000-4.000 tỉ đồng) thì áp lực tăng giá than bán cho điện trong thời gian sắp tới vẫn lớn. Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính được kiểm toán của EVN thì hết 31-12-2012 EVN còn lỗ sản xuất kinh doanh điện khoảng 7.900 tỉ đồng và lỗ chênh lệch tỉ giá khoảng 15.000 tỉ đồng. Các chuyên gia kinh tế dự báo, đến cuối năm 2013, giá điện vẫn có thể tiếp tục được điều chỉnh vì đợt điều chỉnh 5% ngày 1-8 chưa đạt được mục tiêu đề ra của ngành điện.
Vân Hằng
Theo ANTD
Đề xuất giải pháp xuất kích cầu đầu tư, tiêu dùng Hôm 27-6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2013. Lần này, Chính phủ họp theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trọng tâm của phiên họp là kiểm điểm tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm...