Bi hài chuyện đăng ký thuê bao trả trước
Lợi dụng “kẽ hở” chưa có chứng minh nhân dân điện tử để đối soát thông tin, nhiều thuê bao trả trước đã đăng ký với tên gọi rất hài hước nhưng vẫn được kích hoạt. Bên cạnh đó, có những thuê bao đã trên 100 tuổi.
Việc quản lý các thuê bao trả trước hiện nay còn lỏng lẻo (Ảnh minh họa)
90% cơ sở vi phạm
Tại Công ty Dịch vụ viễn thông ( VinaPhone), đoàn thanh tra đã bắt gặp những cái tên không có thực như: aas fsadfas, adfs, AADS, asd jij… Còn tại Tập đoàn Viettel, có chủ thuê bao mang tên: Khong Chinh Chu, A B C, Avio Việt Nam… nhưng vẫn được cung cấp dịch vụ. “Thậm chí, nhiều số thuê bao có thông tin khác nhau nhưng lại sử dụng chung một ảnh chứng minh nhân dân, lại có thuê bao trên 100 tuổi”- ông ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT-TT cho hay. Trong khi đó, doanh nghiệp viễn thông “chiếu dưới” như Công ty Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) cũng sẵn sàng chấp nhận đăng ký thông tin thuê bao với tên gọi: điểm bán sim, simcard, De Men Mobile, Sim Card Chi Huong hay CH Binh Mobile…
Nhằm siết lại việc thuê bao trả trước tràn lan, Bộ TT-TT đã ban hành Thông tư 04 (có hiệu lực từ 1-6-2012) về quản lý thông tin thuê bao di động trả trước. Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp và hệ thống đại lý được ủy quyền không thực hiện nghiêm quy định này. Kiểm tra tại các doanh nghiệp và 29.377 điểm đăng ký thông tin thuê bao di động trên cả nước, đoàn thanh tra gặp không ít thuê bao không có ảnh chứng minh nhân dân, hộ chiếu. Nhiều ảnh chứng minh nhân dân bị nhòe, không thể đọc được; ảnh chứng minh bị sửa bởi photoshop, cùng ảnh chứng minh nhưng bị ghép các ảnh chân dung khác.
Đại lý còn “nhờn luật” đến mức thay ảnh chứng minh thư lưu trên hệ thống bằng ảnh người uống bia, em bé hoặc phong cảnh… Có nơi, chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng vẫn được chấp nhận đứng tên thuê bao. Ông Đỗ Hữu Trí cho biết, qua kiểm tra các trung tâm, điểm giao dịch thuộc doanh nghiệp di động về quy trình tiếp nhận, đăng ký, lưu giữ thông tin thuê bao, tỷ lệ vi phạm rất cao. Có trung tâm có tỷ lệ đăng ký sai thông tin đến 88%. Tại các đại lý, điểm đăng ký thông tin thuê bao thì có tới 90% số các điểm được thanh tra đều vi phạm về quy trình đăng ký thông tin.
Video đang HOT
Tội phạm dễ lợi dụng
Theo Thanh tra Bộ TT-TT, chỉ trong tháng 11 và 12-2012, mạng di động VinaPhone đã có gần 7,6 triệu thuê bao đăng ký mới; Viettel là hơn 11,5 triệu thuê bao và MobiFone là hơn 18 triệu thuê bao. Số lượng thuê bao tăng ồ ạt một phần nói lên sự dễ dãi trong khâu đăng ký thông tin thuê bao của doanh nghiệp.
Trên thực tế, những năm gần đây, thị trường viễn thông Việt Nam diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng trong việc giành thị phần. Đến tháng 10-2013, Việt Nam có tổng số 120.585.695 thuê bao di động, tức trung bình mỗi người sở hữu 1,3 sim điện thoại di động (không phân biệt độ tuổi khách hàng), chứng tỏ sẽ có nhiều thuê bao bị chồng chéo thông tin, chưa kể đến độ chính xác của thông tin. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cá nhân lợi dụng danh nghĩa là tổ chức, doanh nghiệp để đứng tên sở hữu hàng chục nghìn thuê bao, sử dụng sim trả trước làm công cụ để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như đe dọa, quấy rối, lừa đảo, trộm cắp cước viễn thông quốc tế, phát tán tin nhắn rác… Những vi phạm này đến nay cơ quan quản lý cũng chưa thể ngăn chặn hữu hiệu được.
Kiến nghị với Bộ TT-TT, ông Đỗ Hữu Trí nhấn mạnh vai trò của việc khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân thống nhất trong cả nước, giúp việc quản lý thuê bao trả trước chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tự nâng cao ý thức chấn chỉnh hoạt động của thuê bao trả trước. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”.
Theo ANTD
Giới buôn sim giúp thuê bao né phí hòa mạng
Sau ngày 1/1/2013, khách hàng vẫn mua được sim trả trước đã kích hoạt và có sẵn tiền trong tài khoản, mà không mất phí hòa mạng như quy định của Thông tư 14.
Tại những phố như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Kim Mã... (Hà Nội), các đại lý vẫn bán sim sinh viên giá rẻ với giá từ 55.000 đồng trở lên. Chủ một cửa hàng lý giải số sim này đều kích hoạt trước, người mua chỉ việc lắp vào máy và sử dụng. Anh cũng cam kết sim hưởng ưu đãi trong 4 năm, không bị kiểm tra hoặc khóa.
Loại sim 10 số đầu 096 của Viettel được rao bán khá nhiều. Đầu số này trước đây thuộc về EVN Telecom, sau khi được Viettel tiếp nhận thì giá sim cũng được các đại lý kinh doanh bán đắt hơn nhiều so với trước. Các sim này đa phần đã kích hoạt, khách mua hàng chỉ mất 5 phút là có thể chuyển thuê bao sang chính chủ.
Những lời rao bán sim số đẹp, giá rẻ cũng vẫn xuất nhiều trên các trang mua bán rao vặt online. Có những chủ đề được lập ra sau ngày 1/1/2013, ngày đầu tiên Thông tư 14 của Bộ Thông tin và Truyền thông bắt đầu có hiệu lực.
Thông tư này quy định các thuê bao trả trước đăng ký từ ngày 1/1/2013 phải trả phí hòa mạng 25.000 đồng và nhà cung cấp dịch vụ di động không được nạp sẵn tài khoản vào sim.
"Kích trước như vậy cũng đỡ cho khách 25.000 đồng đăng ký hòa mạng. Ai cần thì chuyển chính chủ sim, còn không cứ lắp vào máy để dùng", một chủ cửa hàng lý giải.
Thị trường gần như bão hòa, nhu cầu không nhiều, nên các cửa hàng lo nếu mất thêm phí hòa mạng, khách sẽ càng thưa thớt hơn, nhất là với những người quen mua sim giá rẻ, tài khoản lớn.
"Tôi còn cả nghìn sim chưa bán, túc tắc cũng phải đôi tháng nữa mới bán lẻ hết, nên tạm thời cũng chưa lo chuyện luật mới, vẫn bán giá như cũ. Tuy nhiên, sim ra sau ngày 1/1 phải tăng giá", anh Trung, một người buôn sim trên mạng cho biết.
Theo anh, tiền đăng ký chỉ ảnh hưởng đến sim rác, còn các sim số đẹp vốn dĩ đã đắt hơn nhiều so với giá nhà mạng, nên các cửa hàng cũng không cần tính thêm phí hòa mạng.
Những người buôn sim đã kích hoạt tài khoản trước ngày Thông tư 14 có hiệu lực. Ảnh:Anh Quân
Trong khi đó, các nhà mạng cho biết đã chấp hành Thông tư 14 theo đúng quy định. Vinaphone phát hành bộ sim thuê bao trả trước (gồm một sim đã gắn số xác định, không nạp sẵn tiền hay lưu lượng) có mệnh giá 50.000 đồng. Giá này đã bao gồm cước hòa mạng và tiền sim. Quá trình hòa mạng được thực hiện khi khách hoàn thành mua sim, đăng ký thông tin và nạp tiền vào tài khoản để sử dụng.
Đôi với các bô sim thuê bao phát hành ra thị trường trước 1/1/2013 và kích hoạt sau thời điêm này, giá cước hòa mạng sẽ được khâu trừ vào tài khoản chính của thuê bao tại thời điêm kích hoạt. "Nêu tài khoản chính nạp sẵn trong thuê bao không đủ đê thanh toán cước hòa mạng, khách hàng thực hiên nạp thêm thẻ với sô tiên lớn hơn sô tiên còn thiêu của cước hòa mạng đê sử dụng dịch vụ", đại diện Vinaphone nói. Hai nhà mạng lớn còn lại là Viettel và Mobifone cũng đưa ra chính sách tương tự, và đăng tải thông báo trên website của hãng.
Gmobile xác nhận đã điều chỉnh lại chính sách đối với các thuê bao mới. Thay vì mua sim có sẵn tài khoản tỷ phú như trước, khách hàng nay phải nạp thẻ sau khi đăng ký để được nhận gói khuyến mại này. Dù giá bán sim không thay đổi nhưng theo đại diện của Gmobile, phí hòa mạng 25.000 đồng đã được mặc định khi bán sim, còn thẻ sim chỉ có giá 10.000 đồng, thay vì 25.000 đồng như các nhà mạng khác.
Thông tin từ một nhà mạng lớn cho biết, đối với những sim số đã kích hoạt trước thời điểm 1/1/2013, hệ thống sẽ thực hiện quét thông tin. "Nếu có phát hiện sai phạm sẽ tiến hành thu hồi số như quy định của pháp luật", nguồn tin cho biết. Nhân viên của một mạng khác lại tiết lộ, số sim đang trôi nổi hiện nay sẽ được doanh nghiệp tiến hành thu hồi dần về kho số để tái sử dụng.
Theo VNE
Mìn phát nổ, hàng chục nghìn thuê bao di động mất sóng Ngày 21-3, đại diện lãnh đạo Viễn thông Quảng Trị cho biết, đã tạm thời khắc phục sự cố đứt cáp quang do mìn phát nổ để các thuê bao điện thoại trên địa bàn 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa hoạt động trở lại. Trước đó, trong ngày 20-3, hàng chục nghìn thuê bao di động của nhà mạng Vinaphone và Mobifone...