Cuộc thi sáng tạo công nghệ Solve For Tomorrow trở lại
Cuộc thi Solve For Tomorrow do Samsung khởi xướng mở đơn đăng ký từ 15/4, cho các thí sinh lứa tuổi 12-18. Năm nay, tổng giá trị giải thưởng là 1 tỷ đồng.
Sau 2 lần tổ chức thành công, Solve For Tomorrow trở thành sân chơi sáng tạo bổ ích cho học sinh yêu thích lĩnh vực công nghệ trên cả nước. Năm nay, Công ty điện tử Samsung Vina, Công ty Samsung Electronics Việt Nam và tổ chức Junior Achievement Vietnam (JA Vietnam) tiếp tục phát động cuộc thi.
Với chủ đề ứng dụng giáo dục STEM (Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học) vào việc nghiên cứu và xây dựng giải pháp nhằm giải quyết vấn đề của xã hội hoặc địa phương, Solve For Tomorrow năm nay tập trung vào 4 lĩnh vực: Xã hội, môi trường, giáo dục, y tế và sức khỏe.
Solve For Tomorrow tạo điều kiện cho các bạn trẻ nuôi dưỡng sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào thực tiễn, từ đó tạo ra những thay đổi tích cực cho cộng đồng.
Khác biệt với những năm trước, các đội thi năm nay chia thành 2 bảng A và B, tương ứng khối THCS (lớp 6-9) và THPT (lớp 10-12). Mỗi đội thi được yêu cầu có tối đa 4 thành viên, gồm một giáo viên hỗ trợ và tối thiểu 2 học sinh. Các đội đăng ký dự thi tại website kientaotuonglai.com.vn để tham gia các khóa đào tạo trực tuyến, cũng như gửi bài thi cho vòng sơ khảo.
Năm 2020, Sove For Tomorrow thu hút gần 400 bài dự thi sơ khảo từ 143 trường thuộc 14 tỉnh thành trên cả nước. Đại diện ban tổ chức cho biết Solve For Tomorrow năm nay hướng đến thí sinh ở các tỉnh thành vùng sâu vùng xa, dự kiến thu hút hơn 70.000 giáo viên và học sinh tham dự. Bà Đoàn Bích Ngọc, Giám đốc điều hành tổ chức JA Vietnam mong muốn cuộc thi là bước đệm để thế hệ trẻ Việt Nam tự tin thực hiện đam mê, ý thức rõ hơn vai trò trong việc xây dựng, hỗ trợ cộng đồng.
Cuộc thi tạo cơ hội cho học sinh cả nước tiếp cận công nghệ, hiểu và ứng dụng giải quyết vấn đề của địa phương.
Video đang HOT
Không chỉ là cuộc thi giúp cọ xát, bổ sung hiểu biết về công nghệ, Solve For Tomorrow còn là nền tảng cung cấp kiến thức và kỹ năng mềm cho các đội thi. Bằng chứng là trước khi nộp bài thi trực tuyến, học sinh lẫn giáo viên sẽ phải tham gia khóa đào tạo trực tuyến với các hạng mục bắt buộc và tự chọn như tư duy thiết kế, giải quyết vấn đề, quản lý dự án, quản lý thời gian, tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, thuyết trình và phương pháp nghiên cứu.
Các đội thi tham gia khóa đào tạo trực tuyến miễn phí với mục tiêu nâng cao khả năng nghiên cứu, phác thảo ý tưởng và trình bày khoa học. Ảnh chụp màn hình.
Cuộc thi bao gồm vòng sơ khảo, vòng phát triển sản phẩm, vòng chung kết cùng lễ trao giải dự kiến diễn ra vào ngày 28/11. Tổng giải thưởng của Solve For Tomorrow năm nay là 1 tỷ đồng, gồm nhiều hạng mục giải thưởng dành cho các đội thi, trường học và tỉnh/thành phố có tỷ lệ thí sinh tham gia đào tạo trực tuyến cao nhất.
Solve For Tomorrow là cuộc thi do Samsung toàn cầu phát động nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm giải quyết những vấn đề của địa phương. Khởi động từ năm 2010, cuộc thi tổ chức tại 23 quốc gia như Mỹ, Canada, Singapore, Brazil, Việt Nam… thu hút gần 2 triệu thí sinh tham gia.
Xây dựng nền giáo dục thông minh ở thành phố mang tên Bác: Còn nhiều rào cản
Sau 2 năm thực hiện thí điểm, mô hình trường học thông minh (THTM) tại TPHCM đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Mô hình giáo dục STEM trong nhà trường có vai trò thúc đẩy rất lớn trong việc định hình nền GDTM.
Sự chuyển biến rõ nét trong phương thức dạy và học, cách thức quản trị nhà trường, dịch vụ giáo dục trên nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, vẫn còn những rào cản.
Rào cản về đội ngũ
Trong hàng loạt thách thức gây khó cho ngành Giáo dục TPHCM trên con đường xây dựng và hình thành một nền giáo dục thông minh (GDTM) giai đoạn 2020 - 2025, yếu tố con người vẫn để lại những băn khoăn lớn cho các nhà quản lý. Bởi dù công nghệ có hiện đại đến đâu thì mọi giá trị thay đổi vẫn phải lấy con người (thầy cô, học sinh) làm trung tâm.
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhìn nhận những khó khăn mà ngành Giáo dục TP đã và đang đối mặt trong việc chuyển đổi từ phương thức giáo dục cũ sang phương thức mới, định hình và xây dựng nền GDTM chỉ mới bắt đầu. Trong đó, việc thay đổi tư duy của cán bộ quản lý lẫn phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên, giảng viên là điều không hề dễ dàng và ngay lập tức được.
"Cái khó của TP là bồi dưỡng, tổ chức tập huấn, mời các chuyên gia để cùng tập huấn cho giáo viên thành thạo ứng dụng công nghệ đồng bộ trong giảng dạy. Trong lớp học thông minh, thầy cô phải làm chủ công nghệ, giúp học sinh sử dụng công nghệ để tăng cường giao tiếp giữa người dạy và học, tăng cường giao tiếp giữa các em với nhau. Tuy vậy, điều này không phải giáo viên nào cũng thành thạo, vì vậy ít nhiều gây ra áp lực cho cả hai phía", ông Hiếu cho biết.
Thừa nhận sự chuyển dịch trong phương pháp giảng dạy ở từng nhà trường theo xu hướng GDTM là rõ ràng, song ông Lâm Quốc Phát - Hiệu trưởng Trường THCS Lam Sơn, Quận 6 cũng cho rằng: Thực tế vẫn còn nhiều giáo viên chưa mạnh dạn, ngại khó, chưa tích cực học hỏi nâng cao trình độ tin học.
"Một số giáo viên còn chưa tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử. Trong khi đó, không ít giáo viên lại lạm dụng công nghệ thay cho viết bảng hoặc sử dụng quá nhiều kênh hình, kênh chữ hoặc chưa biết cách tích hợp, lồng ghép để sử dụng đa dạng các phần mềm soạn giảng, hoạt động tương tác, khiến tiết học chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy, công tác tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn cần song hành với tiến trình đổi mới để sự chuyển đổi thật sự có hiệu quả", ông Lâm Quốc Phát chia sẻ.
Sự bùng nổ của CNTT cũng như việc ứng dụng thành tựu công nghệ vào môi trường giáo dục là nền tảng cho GDTM.
Áp lực dân số
Ngoài những khó khăn nảy sinh từ các giáo viên đã lớn tuổi, không rành về CNTT, áp lực gia tăng dân số cơ học hàng năm cũng rất lớn cho ngành Giáo dục TP trong việc bảo đảm trường lớp, cơ sở vật chất để duy trì mô hình và phương thức của lớp học thông minh, nền GDTM.
Thống kê từ UBND TP cho thấy, cứ 5 năm TPHCM tăng cơ học thêm 1 triệu dân, số học sinh đầu cấp tăng bình quân 50 đến gần 60 nghìn em. Trước áp lực gia tăng dân số, dân nhập cư đông, TP ban hành nghị quyết xây dựng, kiện toàn hệ thống trường, lớp... Tuy vậy, tốc độ xây dựng trường lớp vẫn không theo kịp tốc độ tăng dân số. Việc giải quyết bài toán đủ chỗ học và hoàn thiện cơ sở vật chất để thực hiện mô hình GDTM không phải dễ.
Nhìn nhận vấn đề gia tăng dân số cơ học là thách thức chính trong việc bảo đảm các điều kiện cần và đủ để TP thực hiện nền GDTM, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng: Ngoài mức chi (25%) từ ngân sách của TP cho giáo dục như hiện nay, cần phải huy động nguồn lực từ xã hội để tăng thêm nguồn lực đầu tư.
Cũng theo nhiều cán bộ quản lý giáo dục, những thành tựu bước đầu mới chỉ được tổng kết, đánh giá ghi nhận tại các trường đã và đang hội đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cùng tiềm lực tài chính. Tuy vậy, khi triển khai và nhân rộng ra toàn TP chắc chắn không ít trường sẽ gặp khó khăn vì thiếu hụt cơ sở hạ tầng công nghệ, áp lực gia tăng học sinh hàng năm.
Đơn cử, tại quận Bình Tân, mức tăng học sinh bình quân hằng năm quá cao khiến quận này sau mỗi năm vẫn phải lo chuyện xây dựng thêm trường, lớp phòng học để đủ chỗ học. Vì thế, việc kéo giảm mức sĩ số học sinh về con số 35 học sinh/lớp, hay tỉ lệ học 2 buổi/ngày vẫn còn rất khó khăn.
Ông Ngô Văn Tuyên - Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Tân nhìn nhận; Vài năm qua, số phòng học mới đưa vào sử dụng chỉ đủ cho số học sinh nhập cư nên chưa thể tổ chức đồng loạt 100% việc học 2 buổi/ngày cho khối 1 và 6, nói gì đến việc phải giảm sĩ số của từng lớp. Năm học 2020 - 2021, toàn quận có 12.300 trẻ vào lớp 1, trong khi học sinh lớp 5 ra trường khoảng 9.550 em.
"Trung bình mỗi năm quận Bình Tân tăng khoảng 5.000 - 6.000 học sinh tiểu học và THCS, chưa tính học sinh mầm non. Với 80 - 100 phòng học mới được đưa vào sử dụng mỗi năm chỉ đáp ứng chỗ học cho học sinh tăng thêm nên chưa thể gia tăng các điều kiện hạ tầng để xây dựng THTM" - ông Ngô Văn Tuyên cho hay.
Tương tự, Quận 12 (quận thí điểm thực hiện Đô thị thông minh) cũng đang chịu áp lực rất lớn về hiện tượng di dân và sĩ số học sinh đầu cấp gia tăng mạnh. Ông Khưu Mạnh Hùng - Trưởng phòng GD&ĐT Quận 12 thông tin: Năm học 2020 - 2021, toàn quận có khoảng 7.500 trẻ vào lớp 1, trong khi số trường lớp chỉ đáp ứng khoảng trên dưới 7.000 em, vì vậy, việc các lớp học 2 buổi/ngày bị giảm, sĩ số trong lớp cũng tăng theo.
Trong điều kiện tỉ lệ dân số cơ học tăng cao mỗi năm, trường lớp xây không kịp, phương án mà quận ưu tiên vẫn là giảm tỉ lệ học 2 buổi/ngày xuống để bảo đảm chỗ học cho học sinh, đồng nghĩa với việc giảm sĩ số lớp học sẽ không thể thực hiện được. Và tất nhiên, việc định hình và xây dựng nền GDTM chắc chắn sẽ đối diện nhiều thách thức. - Ông Khưu Mạnh Hùng
Xây dựng trường học hạnh phúc thông qua giáo dục STEM Dạy học thông qua giáo dục STEM giúp cô và trò trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và Tiểu học Trần Văn Ơn tiến gần hơn với mục tiêu trường học hạnh phúc. Chiều 29/4, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng phối hợp với Trường Tiểu học Trần Văn Ơn tổ chức chuyên đề "Xây dựng trường học hạnh phúc thông qua giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
23:41:36 03/04/2025
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
23:38:21 03/04/2025
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
23:19:58 03/04/2025
NSND Như Quỳnh run người khi xem 'Địa đạo'
Hậu trường phim
23:09:43 03/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
22:19:06 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
21:48:05 03/04/2025
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
21:47:05 03/04/2025