Cuộc tháo chạy đầy căng thẳng của Tổng thống Afghanistan và đoàn tuỳ tùng khỏi Kabul
Nhật báo Hasht e Subh dẫn các nguồn thân cận tiết lộ rằng cựu lãnh đạo Afghanistan Ashraf Ghani đã tới UAE sau chuyến hành trình căng thẳng đến nghẹt thở từ Kabul qua Uzbekistan.
Một nhân vật giấu tên cho biết ngay sát giờ phong trào Taliban tiến vào Kabul ngày 15/8, Tổng thống Ghani cùng một số trợ lý và vệ sĩ đã lên các chuyến trực thăng khẩn cấp rời khỏi thủ đô Kabul. “Cần lưu ý rằng suốt nhiều năm nay, do quy định an ninh đặc biệt, bốn trực thăng luôn sẵn sàng cắt cánh bất cứ lúc nào, bất kể từ sân bay Kabul hay Phủ Tổng thống”, nguồn tin trên nói.
Họ quyết định đáp xuống sân bay Termez ở Uzbekistan gần biên giới hai nước, mặc dù đoàn tùy tùng của ông Ghani không liên lạc được với phía Uzbekistan để xin phép hạ cánh.
Cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani. Ảnh: Reuters
Phi công lái trực thăng chở ông Ashraf Ghani đã phớt lờ việc thiếu liên lạc với giới chức Uzbekistan, báo với những trực thăng khác rằng bất kể chuyện gì xảy ra, họ sẽ đáp xuống sân bay Termez vì sắp hết nhiên liệu. Theo quyết định trên, cả bốn chiếc trực thăng lần lượt hạ cánh xuống một góc sân bay Termez nằm trong lãnh thổ Uzbekistan.
Các nhân vật khẳng định rằng trong số 54 người hạ cánh xuống Termez hôm đó cùng với các quan chức chính phủ có 22 người là phi công, lái phụ và kỹ thuật viên của Lực lượng Không quân và 22 người là vệ sĩ của tổng thống. Không ai trong số họ có hộ chiếu.
Nguồn tin thân cận này hé lộ thêm rằng sau khi trực thăng của ông Ghani và đoàn tùy tùng hạ cánh xuống sân bay Termez, khoảng 200-300 lính biên phòng và nhân viên quân sự của Uzbekistan đã vây xung quanh bốn trực thăng, sẵn sàng nổ súng nếu cần thiết.
Theo nguồn tin, các binh sĩ Uzbekistan đã giam giữ đoàn tùy tùng của nhà lãnh đạo Ghani trong 31 giờ. Họ luôn cảnh giác cao độ và theo dõi từng hành tung của cựu Tổng thống Afghanistan.
Video đang HOT
Người này kể: “Đó là 31 giờ chờ đợi dài nhất và đau đớn nhất của đời tôi. Chúng tôi không có bánh mì để ăn hay nước để uống. Không có cả nhà vệ sinh. Hơn thế, trên 200 lính Uzbekistan canh gác chúng tôi với súng nạp đầy đạn. Chưa đầy ba giờ sau khi đến sân bay, mùi xú uế của 50 người bay khắp nơi. Tuy nhiên, lính Uzberkistan vẫn vây chặt lấy, không cho chúng tôi ra khỏi khu vực trực thăng đậu”.
Theo lời các nhân vật nội bộ, binh sĩ Uzbekistan rõ ràng coi họ là những kẻ đào tẩu hèn nhát đã bỏ rơi một đất nước được cộng đồng quốc tế và người dân ủng hộ 20 năm qua.
Hình ảnh phiến quân Taliban vẫy cờ trắng của tổ chức này khi tiến vào Kabul ngày 15/8. Ảnh: Reuters
Nguồn tin lập luận rằng tình hình đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn vào ngày 16/8, sau 31 giờ đầy căng thẳng. Khi đó, một chiếc máy bay nhỏ màu trắng không sơn chi tiết tên hãng hay của chính phủ nào hạ cánh xuống sân bay Termez. Tiếp đến, Tổng thống Ghani, Phu nhân và cựu Chánh văn phòng Tổng thống đã bước lên chiếc máy bay có tổng cộng 60 chỗ ngồi này.
Nguồn tin cho biết sau đó những nhân vật còn lại đã lên các máy bay khác. Không ai thông báo họ sẽ được đưa đi đâu. Ít phút sau, máy bay cất cánh và họ được báo rằng đang đến Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Bên trong máy bay, lầm đầu tiên sau hơn một ngày, họ được uống nước và ăn lót dạ.
Hasht e Subh Daily lưu ý rằng trang web theo dõi hành trình bay Flight Radar cho thấy chuyến bay FJK-1255 rời Termez đến thủ đô Abu Dhabi của UAE vào ngày hôm đó là một máy bay của hãng hàng không Kazakhstan FlyJet.
Sau khi hạ cánh tại sân bay Abu Dhabi, một vài người đàn ông Arab đã tiếp cận và đưa một số quan chức Afghanistan đi theo họ với thái độ tôn trọng.
Nhân vật này cho biết kể từ khi ông Ashraf Ghani rời khỏi sân bay đó, anh ta không còn trong thấy ông hay bất kỳ quan chức nào khác trong đoàn. Người này kể: “Ngày 17/8, một số quan chức UAE đến gặp chúng tôi và hỏi chúng tôi muốn đi đâu. Họ nói chúng tôi không thể sống tại đất nước của họ. Nhiều người trong số chúng tôi – các phi công, lái phụ, kỹ thuật viên – chẳng có giấy tờ gì ngoài thẻ quân nhân. Họ được đưa đến một trại vừa được lính Mỹ lập tại Abu Dhabi để đón công dân Afghanistan. Những người khác tuỳ nghi di chuyển”.
Ngày 18/8, Bộ Ngoại giao UAE xác nhận ông Ghani cùng gia đình đã được nhập cạnh quốc gia Trung Đông này vì lý do nhân đạo. Tuy nhiên, thông báo không đưa ra chi tiết những điều kiện tị nạn có thể kèm theo hoặc vị trí chính xác của cựu tổng thống Afghanistan ở UAE.
Đại diện Taliban không được phát biểu tại LHQ
LHQ thông báo người đại diện Afghanistan phát biểu tại Đại hội đồng sẽ là đại sứ của chính quyền cũ, không phải ứng viên được Taliban đề xuất.
Phiên Tranh luận Cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) bắt đầu từ ngày 21/9 và sẽ kết thúc vào ngày 27/9, với đại diện của Afghanistan là người phát biểu cuối cùng.
Phát ngôn viên LHQ Stephane Dujarric ngày 24/9 cho biết người đại diện cho Afghanistan phát biểu tại phiên họp ngày mai là Ghulam Isaczai, đại sứ được chính quyền của cựu tổng thống Ashraf Ghani bổ nhiệm.
Taliban trước đó gửi thách thức chứng nhận đối với vai trò đại sứ tại LHQ của Isaczai, lập luận rằng chính quyền của Ghani không còn tồn tại sau khi ông này bỏ trốn ra nước ngoài. Thay vào đó, Taliban đề cử phát ngôn viên Suhail Shaheen làm đại sứ tại LHQ và yêu cầu Đại hội đồng để ông này phát biểu.
Phát ngôn viên Taliban Suhail Shaheen sau cuộc họp báo ở Moskva, Nga ngày 9/7. Ảnh: Reuters .
Theo Dujarric, lý do đại diện của Taliban chưa được phát biểu tại Đại hội đồng là do Ủy ban Chứng nhận, cơ quan xem xét các thách thức chứng nhận của LHQ, vẫn chưa họp và nhiều khả năng sẽ không tổ chức họp vào cuối tuần này.
Phát ngôn viên Đại hội đồng LHQ Monica Grayley cho biết Ủy ban Chứng nhận gồm 9 thành viên thường họp vào tháng 11 và sẽ đưa quyết định "đúng thủ tục".
Taliban lập luận rằng họ đang cầm quyền ở Afghanistan và có quyền bổ nhiệm đại sứ tại LHQ. Trong thư gửi Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, Ngoại trưởng Afghanistan lâm thời Ameer Khan Muttaqi cho biết cựu tổng thống Ghani bị lật đổ từ ngày 15/8 và các quốc gia trên thế giới không công nhận ông là tổng thống của quốc gia Trung Á, do đó Isaczai không còn là đại diện của Afghanistan tại LHQ.
"Chính phủ của chúng tôi đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết để được công nhận", Muttaqi nói ngày 22/9. "Do đó chúng tôi hy vọng LHQ, với tư cách là một cơ quan trung lập của thế giới, công nhận chính phủ hiện tại của Afghanistan".
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong họp báo ngày 25/9 cho hay "vấn đề cộng đồng quốc tế công nhận Taliban chưa được đặt ra vào thời điểm này". Nga là một trong 9 thành viên của Ủy ban Chứng nhận LHQ cùng Mỹ và Trung Quốc, dự kiến giải quyết vấn đề về người đại diện của Afghanistan vào cuối năm nay.
Đại sứ Afghanistan Ghulam Isaczai trong cuộc họp báo tại trụ sở Liên Hợp Quốc ngày 6/8. Ảnh: LHQ .
Khi Taliban cầm quyền lần đầu năm 1996-2001, LHQ từ chối công nhận chính phủ do họ thành lập và trao ghế đại sứ cho đại diện của Burhanuddin Rabbani, tổng thống Afghanistan năm 1992-1996. Sau khi lên nắm quyền lần hai ở Afghanistan, Taliban muốn được quốc tế công nhận và giúp đỡ tài chính để tái thiết đất nước bị tàn phá trong chiến tranh.
Tuy nhiên, nội các mới của Taliban khiến LHQ rơi vào thế khó xử. Một số bộ trưởng trong chính phủ lâm thời của Afghanistan, bao gồm Muttaqi, nằm trong danh sách đen của LHQ do liên quan đến hoạt động khủng bố quốc tế.
Các thành viên Ủy ban Chứng nhận của LHQ có thể dùng việc công nhận đại sứ như một biện pháp gây áp lực để nhóm này ban hành chính sách ôn hòa hơn và đảm bảo quyền con người, bao gồm việc cho phép phụ nữ đi học và đi làm.
Tổng thống Afghanistan sợ bị treo cổ nếu ở lại Kabul Tổng thống Afghanistan Ghani kiên quyết bác bỏ cáo buộc bán đứng đất nước, người dân và nói ông sẽ bị treo cổ công khai nếu ở lại Afghanistan. Trong video được đăng trên Facebook hôm 18/8, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani nói rằng ông không có ý định sống lưu vong ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và đang...