Cuộc sống địa ngục của nữ lao động nhập cư châu Á
Bị đánh đập, quỵt tiền hay ép làm việc như nô lệ là cuộc sống của nhiều lao động nhập cư người châu Á, những người rời quê nhà với hy vọng tìm được công việc có thu nhập cao.
Beth, 20 tuổi, tới Manila làm việc từ năm 13 tuổi. Hy vọng đổi đời nơi thành thị của cô tàn lụi khi phải làm việc cho một người chủ tàn độc. Bà thường xuyên đánh đập cô, thậm chí dội nước sôi lên người. Cô còn bị người yêu của bà chủ dí điếu thuốc lá đang cháy vào người. Beth phải làm việc vất vả tới 4h sáng hàng ngày và không bao giờ có cơ hội tới trường, xem ti vi hay thậm chí nghe đài. Sau 7 năm sống cảnh nô lệ, cô tìm cách tẩu thoát.
Sritak, 31 tuổi, tới làm việc tại Đài Loan với hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn so với ở quê nhà Indonesia. Tuy nhiên, cô bị bạo hành tới mức toàn thân biến dạng. Sritak thường xuyên phải làm việc từ 6h sáng tới nửa đêm nhưng nó chưa đủ thỏa mãn yêu cầu của người chủ. Ông ta thường xuyên tra tấn cô bằng gậy sắt và nước sôi.
Những vết sẹo trên lưng Sumasri, người phụ nữ quốc tịch Indonesia tới làm thuê ở Malaysia. Quãng thời gian bị bạo hành gây ra những cơn đau triền miên trên cơ thể cô. Gã chủ đánh đập và dội nước sôi lên người Sumasri, để lại những vết sẹo đáng sợ trên thân thể.
Video đang HOT
Anis, 26 tuổi, nằm viện sau khi bị đánh tại Hong Kong. 5 ngày sau khi cô tới nơi làm việc, gia đình nhà chủ bắt cô ở trong chuồng chó. Thậm chí, bà chủ của Anis thường xuyên gây thương tích bằng những dụng cụ nhà bếp. Sau thời gian dài sống kiếp nô lệ, cô trốn thoát nhờ sự giúp đỡ của bảo vệ tòa nhà, nơi cô bị bạo hành.
Một trường hợp công dân Indonesia khác bị tấn công ở Hong Kong là Susi, 30 tuổi. Cô làm việc trong một gia đình rất giàu có nhưng không có nhân tính. Susi chia sẻ mình đã làm việc hết sức, với 20 giờ mỗi ngày, nhưng vẫn bị đánh đập. Thậm chí, người chủ còn quỵt tiền của cô dù đồng lương ít ỏi có giá trị rất lớn với gia đình nơi quê nhà.
Mary Grace, 35 tuổi, tới Malaysia làm thuê từ Philippines. Cô cho biết người chủ rất tồi tệ, thường xuyên xúc phạm bằng những từ ngữ đáng khinh. Thậm chí, ông còn nguyền rủa gia đình cô. Sau khi tới bệnh viện vì bị thương, một y tá đã giúp Mary Grace lên tiếng về cuộc sống địa ngục.
Haryatin, 36 tuổi, sống kiếp nô lệ ở Saudi Arabia để kiếm tiền nuôi con gái ăn học. Cô làm việc trong gia đình có một phụ nữ và 9 đứa trẻ. Công việc chồng chất khiến cô được ngủ rất ít. Nơi ở của Harytatin là một nhà kho. Cô thường xuyên phải dạy từ 3h sáng nhưng vẫn bị chủ nhà nhiếc móc và đánh đập. Haryatin từng cầu xin để trở về nhà nhưng không được đáp ứng.
Theo Trí Thức Trẻ
Anh - lựa chọn hàng đầu của giới siêu giàu
Giới siêu giàu thế giới tìm đến nước Anh để gia tăng cơ hội phát triển kinh doanh và vì những đặc quyền hấp dẫn dành cho công dân của nước này, theo trang tin Daily Mail (Anh).
Nước Anh là sự lựa chọn hàng đầu của các triệu phú thế giới - Ảnh: AFP
Các nghiên cứu mới đây cho thấy các tay triệu phú trên thế giới mong muốn chuyển đến định cư tại nước Anh hơn là lưu lại tại quốc gia của chính họ.
Các trường học và đại học hàng đầu thế giới, điều kiện mua nhà đơn giản, và quyền di chuyển tự do khắp châu Âu được cho là những đặc quyền của công dân nước Anh hiện rất thu hút các triệu phú Nga, Trung Quốc và cả Ấn Độ.
Theo báo cáo của các nhà phân tích New World Wealth (My), công ty chuyên cung cấp thông tin về lĩnh vực tài sản toàn cầu, và các chuyên gia tư vấn tái định cư của Lio Global (Nam Phi), theo sát Anh là Mỹ và Singapore.
Nước Anh cũng đón nhận số lượng lớn các triệu phú đến từ châu Âu, châu Phi và Trung Đông, theo Daily Mail.
Kể từ năm 2000 đến nay, các tay tài phiệt luôn tìm cách mở rộng quốc tịch thứ hai để gia tăng cơ hội làm giàu ở nơi khác bên cạnh quốc gia bản địa.
Đại diện công ty tư vấn quyền công dân và cư trú trên thế giới Lio Global, Nadia Read phát biểu: "Nguyên nhân chính của việc tìm kiếm quốc tịch thứ hai là để đảm bảo quyền tự do di chuyển, sự an ninh và bảo vệ tài sản cho gia đình của họ".
Cô cũng bổ sung: "Phần lớn các nhà đầu tư đều tìm đến châu Âu, đặc biệt là đảo Síp và Malta (thuộc Địa Trung Hải), hai nơi này cung cấp quyền công dân trực tiếp mà không cần thời gian chờ đợi hoặc cư trú lâu dài".
Các chương trình cung cấp quyền cứ trú ở một số nơi được mở ra nhằm đổi lấy một khoảng đầu tư nhỏ.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong 14 năm qua, các triệu phú rời khỏi Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Nổi bật trên toàn cầu, Mỹ là quốc gia có nhiều tài phiệt nhất với con số 4,1 triệu triệu phú được kể đến trong danh sách người giàu năm 2014. Nhật Bản xếp thứ hai với 1,3 triệu người giàu. Trong khi đó, Anh sở hữu 840.000 triệu phú, đứng ở vị trí thứ ba.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Bất ngờ dàn mỹ nữ Triều Tiên phục vụ trong nhà hàng TQ Nhiều thực khách bất ngờ và thích thú khi bắt gặp dàn mỹ nữ Triều Tiên đẹp như tiên giáng trần làm việc trong một nhà hàng cao cấp ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo hãng tin lớn thứ 2 của Trung Quốc, China News Service (sau Tân Hoa xã), tổng cộng có 30 thiếu nữ đến từ Triều Tiên...