Cuộc sống đẹp của cô giáo mầm non nhiễm HIV
Lây nhiễm HIV từ chồng, những ngày đầu cô giáo mầm non ở xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chết lặng, nghẹn ngào định tìm đến cái chết.
Nhưng rồi bằng nghị lực phi thường, cô đã vượt lên chính mình, hàng ngày vẫn đến trường nuôi dạy trẻ và sinh hoạt trong câu lạc bộ người “có H” tuyên truyền mọi người phòng tránh căn bệnh thế kỷ…
Phút nghẹn lòng
Năm 2001, cô sinh viên Đỗ Thị Thu Hà (sinh năm 1980) tốt nghiệp trường CĐ Sư phạm Hà Tĩnh và được nhận về công tác tại Trường mầm non xã Sơn Kim 1. Trẻ trung, xinh đẹp, Hà được bao nhiêu chàng trai tìm đến chinh phục. Nhưng rồi cô chỉ phải lòng anh Nguyễn Tiến Tùng – một người lái xe ở huyện nhà. Ngày cô lên xe hoa, nhiều chàng trai ở cái xã biên giới này vẫn thầm tiếc nuối, thậm chí ghen tỵ.
Cô giáo Hà hăng say với các cháu nhỏ lớp học của mình.
Thời gian trôi trong hạnh phúc êm đềm, rồi Hà sinh được một bé gái. Lúc này, như ý thức hơn trách nhiệm với gia đình, người chồng càng chăm chỉ kiếm tiền để vun đắp tổ ấm. Nhưng chỉ sau đó vài năm, anh bắt đầu sao nhãng việc gia đình. Nhiều khi đi thâu đêm không về nhà. Vợ chồng bắt đầu nảy sinh lục đục. Một ngày, Hà phát hiện chồng mình dùng ma túy. Cô giật mình và cố bình tĩnh nhẹ nhàng khuyên bảo chồng. Nghe vợ, dần dần Tùng từ bỏ được chất nghiện đầy mê hoặc này.
Một ngày giữa năm 2005, bỗng nhiên Tùng bị tai nạn giao thông. Đưa anh đi cấp cứu, chị Hà chết lặng khi bác sĩ xét nghiệm máu và cho biết, bệnh nhân đã nhiễm HIV. Điều đó đồng nghĩa với việc bản thân cô đã bị lây nhiễm. Nghẹn đắng, Hà chẳng tha thiết gì cuộc sống này. Cô khóc nức nở và phải trải qua nhiều đêm trắng giằng xé giữa việc tìm đến cái chết hay tiếp tục sống. Cuối cùng, vì tình thương đối với đứa con thơ dại (chưa bị lây nhiễm HIV) mà Hà quyết định đối mặt với người đời, sống để nuôi con.
Sống đẹp với đời
Ngày biết mình bị bệnh, Hà đã viết đơn xin nghỉ dạy. Lãnh đạo nhà trường cũng bối rối chưa biết nên xử sự thế nào. Trong khi đó, chuyện “cô giáo như mẹ hiền” trên lớp của con bị nhiễm HIV khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo sợ. Họ sợ con mình bị lây nhiễm từ cô giáo. Tuy nhiên, Ban giám hiệu nhà trường đã gặp gỡ phụ huynh, giải thích căn bệnh thế kỷ tuy rất nguy hiểm nhưng lại chỉ lây qua đường máu và quan hệ tình dục nên sẽ không đáng ngại. Thấu hiểu được vấn đề và cũng chia sẻ với hoàn cảnh của cô giáo phải nuôi chồng bệnh, con thơ, nhiều phụ huynh đã chấp nhận để cô giáo Hà tiếp tục đứng lớp.
Video đang HOT
Rồi điều gì đến đã phải đến, 2 năm sau ngày phát hiện bị HIV, vật lộn với căn giai đoạn cuối, Tùng qua đời. Nén đau thương, Hà tìm niềm vui trên lớp với những đứa trẻ ngây thơ và chăm sóc đứa con dại của mình. Nhớ lại ngày cô Hà mới phát hiện bị HIV, cô Lê Thị Ngọc Hoa – Hiệu trưởng nhà trường – nói: “Khi đó, chúng tôi cũng rất đắn đo. Phân tích mọi tình hình và cuối cùng quyết định khuyên Hà ở lại trường tiếp tục công tác”.
Được sống giữa sự cảm thông, chia sẻ của mọi người, cô giáo Hà càng ý thức được trách nhiệm của mình. Cô uống thuốc đều đặn để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Cô cũng chăm chỉ đọc sách, báo, những câu chuyện về các nhân vật vượt lên số phận để noi theo.
Bằng tình yêu thương, sự tận tình chăm sóc, dạy dỗ, xem học trò như con mình, cuối cùng cô giáo Hà cũng chiếm được tình cảm trìu mến của học sinh, sự trân trọng và cảm phục của các bậc phụ huynh. Cô cảm động cho biết, cứ mỗi dịp cuối năm tiễn một lớp mẫu giáo lớn lên lớp 1 là cô trò lưu luyến không muốn phải chia xa. Nhiều cháu đã ôm lấy cô khóc như ôm chính mẹ đẻ của mình.
Không chỉ chăm chút vào việc dạy dỗ, thương yêu các cháu, cô giáo Hà còn nhiệt tình tham gia công tác xã hội. Hiện cô là chủ nhiệm CLB Sông lam xanh nơi tập hợp 25 chị em bị nhiễm HIV ở địa bàn xã Sơn Kim 1. Bằng nhận thức sâu sắc của mình, cô Hà đã hướng chị em đến một quan điểm sống lành mạnh, tránh không để căn bệnh thế kỷ này lây lan từ bản thân mình ra cộng đồng, xã hội.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, giờ con gái của cô Hà cũng đã học lớp 7. Khâm phục nghị lực của mẹ, cô bé rất chăm ngoan, học giỏi. Nhìn nhận cuộc sống từ bản thân mình, cô Hà tâm sự: “Chính sự cảm thông, chia sẻ của xã hội là một động lực rất lớn để tôi tiếp tục sống, sống có ý nghĩa và ý thức hơn về căn bệnh mình mắc phải để phòng tránh cho cộng đồng”.
Theo Trần Tuấn/ Báo Lao động
Chuyện anh chàng quyết tâm thành thầy giáo mầm non
Nữ làm được thì nam cũng làm được, chỉ cần yêu nghề, yêu trẻ thì mọi việc sẽ không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ". Đó là chia sẻ của nam giáo viên mầm non - thầy Lê Quốc Trí.
Chuẩn men 100%
Sinh năm 1988, thầy Trí là một nam giáo viên duy nhất của trường mầm non Họa Mi (thị trấn Giồng Riềng, Kiên Giang). Thầy là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và là một trong số ít giáo viên mầm non của tỉnh vinh dự được tham dự Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc năm 2014 do Bộ GD - ĐT tổ chức vào tháng 5.
Trong số hàng trăm gương mặt tiêu biểu, tôi tình cờ bắt gặp thầy Trí khi thầy đang trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các đồng nghiệp ở tỉnh khác. Câu chuyện giữa tôi và thầy Trí khá sôi nổi và thân mật.
- Đã có ai nghi ngờ về giới tính của thầy chưa? - Tôi tếu táo hỏi thầy.
- Nhiều lắm! Nhưng em khẳng định là mình chuẩn men 100% đấy nhé. Hiện em đã có người yêu, bạn em là một cô gái tốt bụng và rất hiểu cho công việc của em. Chúng em dự tính sẽ kết hôn trong năm nay! - Thầy Trí dí dỏm cho biết.
Thầy Trí nhớ lại: "Lúc em chọn thi vào Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang - Khoa Sư phạm mầm non, ai cũng ngạc nhiên và bày tỏ sự hoài nghi về giới tính. Hồi đó cả hội đồng thi có mỗi em là thí sinh nam duy nhất dự thi khoa Sư phạm mầm non nên ai nấy đều hiếu kỳ muốn đến xem em là người như thế nào. Sau khi đỗ vào trường, em cũng là sinh viên đặc biệt nhất trường, bởi cả khoa duy nhất có mỗi em là nam giới. Lúc này, cũng có nhiều người khuyên em nên chọn ngành nghề khác. Song em đã nói là làm và quyết tâm theo đuổi nghề này cho đến cùng".
Thầy Lê Quốc Trí tại Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc năm 2014.
Vượt qua định kiến
Ngừng lời một chút vì có điện thoại của một phụ huynh. Trong câu chuyện, tôi biết đó là thắc mắc của một phụ huynh về việc tại sao hôm nay thầy không đi dạy và các con đang đòi thầy Trí dạy hát, dạy vẽ. Tiếp xong vị phụ huynh, thầy Trí quay sang tiếp tục câu chuyện với tôi.
"Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi ra trường, mang hồ sơ đi xin việc đã bị nhiều nơi từ chối vì lí do em là nam giới. Có lần em mang hồ sơ đến phòng GD - ĐT huyện Tân Hiệp để xin việc, ông trưởng phòng tưởng em đùa nên bị ông ấy mắng cho một trận lên bờ xuống ruộng vì từ trước tới nay cả tỉnh Kiên Giang không có giáo viên mầm non nào là nam.
Buổi xin việc hôm đó thất bại, mang hồ sơ ra về mà trong lòng ấm ức và tự nhủ bản thân: "Không có gì mà nam giới không thể làm được. Nữ dạy mầm non được thì tại sao nam lại không?".
Sau nhiều lần kiên trì xin việc, cuối cùng thầy Trí cũng đã được thử sức ở ngôi trường hiện tại và được chính thức trở thành giáo viên của trường mầm non Họa Mi.
Thời gian thoi đưa, thấm thoát chàng sinh viên "mì chính cánh" của khoa Sư phạm mầm non (CĐ Sư phạm Kiên Giang) Lê Quốc Trí ngày nào, đã có hơn 6 năm gắn bó với các em thơ ở ngôi trường này.
Được biết, ngày mới vào giảng dạy tại trường, nhiều phụ huynh cũng lo lắng, có người xin chuyển lớp cho con, có người thì nán lại lớp để xem thầy Trí dạy.
Nhưng xuất phát từ tình yêu thương trẻ, thầy Trí luôn cố gắng, tận tâm chăm sóc, yêu thương các cháu. Đến giờ, phụ huynh rất quý mến, học sinh rất thích được thầy dạy múa, tập hát...
Trở thành "chú ong nâu" của các bé
"Còn nhớ cách đây không lâu, em tổ chức cho các bé mùa bài Chị ong nâu. Để cùng các em tham gia, em đã nhập vai nhân vật chính. Cả thầy và trò đang múa dở thì có một em học sinh hỏi thầy: "Thầy ơi, sao "chị ong" không mặc váy. Tôi phải nói với các con là: Hôm nay chị ong bận việc nhà nên chú ong nâu sẽ múa cùng với các con nhé".
Vậy là, cả lớp đã có một tiết học khá vui vẻ và đầy ấn tượng. Kể từ hôm đó, nhiều đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và học sinh thi thoảng lại gọi em bằng "chú ong nâu". Và em thấy vui vì điều đó"- thầy Trí tâm sự.
Nhiều người cứ nghĩ, dạy trẻ mầm non chỉ có các nữ giáo viên mới làm được. Nhưng theo thầy Trí, điều đó không chính xác, các cô dạy mầm non được thì các thầy cũng có thể làm được.
Thầy Trí quan niệm: "Điều quan trọng là, dù nam hay nữ đều phải yêu nghề, yêu trẻ thực sự. Đôi khi chỉ là những hành động rất đỗi đơn giản như chơi cùng các em, hát múa cùng các em, hay chải tóc cho các em, thế nhưng thầy (cô) lại đón nhận những tình cảm rất đỗi thiêng liêng, trong sáng, ngây từ các thiên thần là bé thơ".
Theo Danviet
Trường mầm non 5.000 m2 phủ đầy cây xanh giữa Hà Nội Nằm trong khu đô thị Văn Quán, trường mầm non Thần Đồng không chỉ rộng mà còn được bao phủ bởi vườn cây xanh, do kiến trúc sư thiết kế vườn cho ca sĩ Mỹ Linh sáng tạo. Nằm trong khu đô thị Văn Quán, mầm non Thần Đồng (Bright School) là trường thứ 13 trong số hơn 100 trường và hàng nghìn...