Cuộc sống của hàng nghìn lao động Triều Tiên ở vùng Vịnh
Để gia tăng nguồn tiền mặt cho đất nước, hàng nghìn người Triều Tiên đang lao động tại những quốc gia vùng Vịnh trong các nhà hàng do Bình Nhưỡng thành lập, hoặc tại các công trường.
Các nữ nhân viên Triều Tiên trong cửa hàng Triều Tiên ở Dubai. (Ảnh: AP)
Khi nước Mỹ và thế giới đang bày tỏ mối quan ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, thì những đồng minh thân thiết của Mỹ tại khu vực Trung Đông lại đang gián tiếp bơm tiền cho chính phủ Triều Tiên thông qua hàng nghìn lao động tại đây.
Từ các nhà hàng do Triều Tiên mở cửa, cho tới những công trường xây dựng tại Kuwait, Oman, Qatar và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất UAE, các lao động Triều Tiên đang đối mặt với cuộc sống xa xứ lao động vất vả, thiếu đồ ăn, điều kiện sống khắc nghiệt và mức lương thấp.
Theo 2 nguồn thạo tin về Bình Nhưỡng, các lao động Triều Tiên cũng là lực lượng xây dựng và mở rộng căn cứ quân sự của Mỹ tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), nơi các lực lượng Mỹ đồn trú để thực hiện các chiến dịch nhằm vào nhóm phiến quân IS.
Video đang HOT
Theo ông Giorgio Cafiero, giám đốc điều hành của Tổ chức cố vấn rủi ro chính trị Gulf State Analytics có trụ sở tại Washington, những quốc gia bị cấm vận như Triều Tiên thường có xu hướng thích “nguồn tiền mặt” và vùng Vịnh là một nơi tin cậy để kiếm tiền.
Kiên trì với chương trình vũ khí và hạt nhân, Triều Tiên hiện đang đối mặt với lệnh trừng phạt từ Mỹ và Liên Hợp Quốc. Cạn kiệt nguồn tiền mặt, Triều Tiên trông cậy vào lực lượng lao động xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nga, và vùng Vịnh.
Theo 2 nguồn thạo tin về Triều Tiên, trong 6.000 người đang làm việc tại vùng Vịnh, có 2.500 người ở Kuwait, gần 1.500 ở UAE và 2.000 ở Qatar. Ông Go Myong-hyun, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Nghiên cứu Chính sách Asan (Hàn Quốc), cho biết một số nước ở khu vực Trung Đông thích công nhân Triều Tiên vì “họ không chạy trốn”.
Hầu hết lao động Triều Tiên ở vùng Vịnh kiếm được khoảng 1.000 USD mỗi tháng, 1 nửa trong số đó sẽ chuyển về tài khoản của chính phủ ở Bình Nhưỡng, 300 USD sẽ về tay giám đốc công trình xây dựng. Khoản 200 USD còn lại là mức lương mà người lao động nhận được.
Cuộc sống của họ tại đây cũng khá vất vả. Đơn cử như ở UAE, 8 người Triều Tiên buộc phải sống trong không gian rộng 21m2 và có ít đồ ăn.
Triều Tiên cũng mở 3 nhà hàng truyền thống tại UAE, 2 nhà hàng ở Dubai và 1 ở Abu Dhabi trong tổng số 130 nhà hàng trên khắp thế giới. Hai quan chức thạo tin cũng cho biết sẽ có 1.000 người Triều Tiên có thể đến UAE trong những tháng tới.
Hiện tại Mỹ và một số quốc gia và các tổ chức đã gây áp lực để các nước vùng Vịnh hạn chế việc thuê lao động Triều Tiên. Một dự luật mới được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 25/7 đã bao gồm các quy định giúp hạn chế sử dụng lao động Triều Tiên ở nước ngoài.
Hiện nay, các nước vùng Vịnh đang giữ quan hệ với Triều Tiên một cách kín tiếng và thận, trọng trong khi vẫn cung cấp dầu và khí đốt cho 2 đối thủ trong khu vực của Bình Nhưỡng là Hàn Quốc và Nhật Bản. Do mối quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ, các quốc gia vùng Vịnh sẽ có khả năng quay lưng với Triều Tiên nếu có động lực đủ mạnh, ông Giorgio Cafiero nhận định.
Đức Hoàng
Theo SCMP
4 nước Arab tuyên bố sẵn sàng đàm phán có điều kiện với Qatar
4 nước Arab hôm nay thông báo sẵn sàng đối thoại với Qatar nếu Doha đáp ứng được một số yêu cầu họ đưa ra.
Ngoại trưởng BahrainKhalid bin Ahmed al-Khalifa. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng 4 nước gồm Bahrain, Arab Saudi, Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 30/7 gặp mặt tại thủ đô Manama của Bahrain để thảo luận về cuộc khủng hoảng Qatar, theo Reuters.
Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Bahrain Khalid bin Ahmed al-Khalifa cho biết 4 nước "sẽ đối thoại cùng Qatar với điều kiện họ phải tuyên bố sẵn sàng ngừng tài trợ khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, đồng thời khẳng định cam kết không can thiệp vào vấn đề ngoại giao của các quốc gia khác cũng như đáp ứng đủ 13 yêu cầu". Ngoài ra, 4 nước còn nêu lên "6 nguyên tắc" mà họ muốn Qatar chấp nhận.
Arab Saudi, UAE, Ai Cập và Bahrain trước đây đề ra một danh sách gồm 13 yêu cầu với Qatar, bao gồm việc thúc giục Doha cho ngừng hoạt động kênh truyền hình Al Jazeera, đóng cửa một căn cứ quân sự của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ hay hạ cấp quan hệ với Iran.
4 nước Arab cắt quan hệ ngoại giao với Qatar từ ngày 5/6, cáo buộc Doha ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và Tehran. Qatar bác bỏ mọi cáo buộc, đồng thời tuyên bố không chấp nhận các điều kiện để nối lại quan hệ ngoại giao.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Người Triều Tiên làm việc ngay tại căn cứ quân sự Mỹ? Hàng ngàn người Triều Tiên đang làm việc ở các quốc gia vùng Vịnh giàu có trong khi quân đội Mỹ cũng không nắm chắc liệu những người này có mặt tại căn cứ quân sự hay không. Căn cứ không quân Al-Dhafra của Mỹ ở UAE. Theo AP, từ nhà hàng cho đến công trường xây dựng ở Kuwait, Oman, Qatar hay...