Cuộc sống của 9X từng bỏ giấy trắng phản đối kỳ thi đại học
Trong lần thi đại học đầu tiên, Từ Mạnh Nam (sinh năm 1990, An Huy, Trung Quốc) đã tự ý bỏ giấy trắng để phản đối lại mục đích của kỳ thi này.
Năm 2008, Từ Mạnh Nam cũng như bao bạn bè cùng trang lứa khác bước vào kỳ thi đại học. Thế nhưng, khi bước vào phòng thi, thay vì cố gắng đạt kết quả cao nhất, Mạnh Nam lại ngủ gục và không làm bất kỳ câu hỏi nào. Gần hết giờ, Mạnh Nam tỉnh dậy, viết vào bài thi 16 chữ với hàm ý chống đối. Kết quả, kỳ thi năm đó cậu đã bị đánh trượt.
Nói về hành động của mình trong quá khứ, Từ Mạnh Nam cho biết: “Tôi lớn lên trong một gia đình lao động ở tỉnh An Huy. Gia đình tôi rất khó khăn, vì vậy, 4 anh em tôi đều hiểu cách duy nhất để thoát nghèo chính là học tập chăm chỉ”.
“Từ nhỏ, tôi đã sống khá nội tâm. Cho đến năm đầu cấp 3, học lực của tôi vẫn khá tốt; xếp hạng trên lớp cũng không quá tệ. Tuy nhiên, sau khi vô tình đọc được những cuốn sách về cải cách hệ thống giáo dục, tôi đã có những bất mãn với chương trình đào tạo hiện tại và bắt đầu trở nên nổi loạn”.
Từ Mạnh Nam từng bỏ giấy trắng để phản đối mục đích của kỳ thi đại học.
Thậm chí, để thực hiện ước mơ “thay đổi hệ thống thi cử”, Mạnh Nam còn viết thư cho cơ quan quản lý giáo dục địa phương, các phương tiện truyền thông và cả người nổi tiếng, nhưng không lần nào anh nhận được hồi âm. Điều này khiến Mạnh Nam thất vọng. Anh chỉ biết chia sẻ cảm xúc của mình lên các trang mạng xã hội.
Dần dần, Mạnh Nam chán học, thường xuyên trốn đi chơi điện tử. Kết quả học tập trên lớp của anh cũng vì thế mà tụt nhanh chóng.
Video đang HOT
“Thời điểm đó, cả gia đình và giáo viên của tôi đều rất tức giận. Bây giờ, khi nghĩ lại tôi mới hiểu vì sao họ lại có phản ứng như vậy”.
Nhưng Mạnh Nam cho biết, khi ấy anh vẫn luôn muốn sử dụng sức mạnh của mình để thay đổi hệ thống thi cử.
“Lúc đó tôi nghĩ rằng, nếu tôi viết những suy nghĩ của mình trên giấy thi, nó có thể thu hút sự chú ý của mọi người. Khi ấy, tuyên ngôn của tôi mới có thể được nhiều người biết tới”.
Theo Mạnh Nam, nội dung chính trong “ tuyên ngôn giáo dục” của anh lúc bấy giờ là thay đổi nền giáo dục theo hướng để mọi người được học theo sở thích, tăng cường kiểm tra kiến thức trong cuộc sống hàng ngày.
Sau đó anh lựa chọn làm công nhân tại các xưởng máy.
Sau khi trượt đại học, Mạnh Nam đi làm công nhân tại các xưởng máy.
“Công việc tại các dây chuyền lắp ráp tương đối đơn giản nhưng lại rất vất vả. Tôi được yêu cầu phải dậy từ 7 giờ sáng hàng ngày, đồng thời cũng thường xuyên tăng ca.
Các thao tác chỉ lặp đi lặp lại mỗi ngày. Xưởng máy cũng yêu cầu bằng cấp cao hơn để làm ở những vị trí tốt. Tuy nhiên, tôi chỉ có bằng tốt nghiệp cấp 3, chính vì thế, tôi không thể tiến xa hơn”, Mạnh Nam chia sẻ.
Anh cho biết bản thân cũng đã thử nhảy việc nhiều lần, nhưng lần nào, công việc mới cũng đòi hỏi đến bằng cấp.
“Tôi phải bỏ qua những nơi yêu cầu bằng đại học mặc dù đãi ngộ tại đây khá tốt. Trong khi bạn bè có bằng đại học kiếm được những công việc có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn thì tôi phải làm việc suốt cả một ngày. Đỉnh điểm, có giai đoạn tôi không có một ngày nghỉ nào trọn vẹn trong vài tháng liền. Chỉ nghĩ đến điều đó cũng đã khiến tôi phải ghen tị với họ”.
Nếm trải những vất vả trong cuộc sống đã khiến Mạnh Nam dần trưởng thành hơn. Anh cố gắng học ngay cả khi đang làm việc. Nhiều lúc, anh còn tranh thủ đeo tai nghe để học thêm. Không những vậy, anh còn đến các trường cấp 3 để thuyết trình về vấn đề này.
Mạnh Nam khuyên học sinh đừng vì chút bốc đồng nhất thời mà đánh mất tương lai phía trước. Ước mơ hiện tại của Mạnh Nam là thi đỗ vào một trường cao đẳng, sau đó học liên thông để lấy tấm bằng đại học chuyên ngành Báo chí.
Nhiều học sinh Nhật Bản có nguy cơ trượt đại học vì Covid-19
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhiều học sinh Nhật Bản không được dự thi đại học vì chưa có kết quả xét nghiệm Covid-19.
Theo Kyodo News , kỳ thi tuyển sinh đại học Nhật Bản năm 2021 được tổ chức vào ngày 16/1. Tuy nhiên, do số ca nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản trong thời gian gần đây tăng mạnh, nhiều thí sinh không được dự thi.
Nhiều thí sinh Nhật Bản không được dự thi vì chưa có kết quả xét nghiệm Covid-19. Ảnh: YC News .
Theo báo cáo được đăng tải trên Asahi Shimbun ngày 15/1, ban tổ chức kỳ thi quy định những thí sinh được xác định tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm bệnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính mới được phép dự thi.
Những thí sinh chưa có kết quả hoặc chưa xét nghiệm được phép đăng ký thi bù vào ngày 30, 31/1.
Ban tổ chức quy định thêm, những thí sinh tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 có kết quả âm tính sẽ được xếp vào phòng thi đặc biệt.
Tháng 10/2020, Bộ Nghệ thuật và Công nghệ Tự do Nhật Bản thông báo những người tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có thể làm bài thi tuyển sinh thông thường thay cho kỳ thi Trung tâm (Daigaku Nyshi Sent Shiken).
Trong một thông báo khác được công bố vào tháng 6/2020, những người đang cách ly không thể tham gia dự thi. Trước ngày thi, thí sinh cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính và không có triệu chứng liên quan để được sắp xếp thi riêng.
Đến nay, Nhật Bản có khoảng 318.000 ca nhiễm Covid-19 và hơn 4.200 người tử vong. Theo Japan Times , trong ngày 14/1, cả nước ghi nhận thêm 6.605 ca nhiễm mới, trong đó có 20 ca nhiễm nặng.
Riêng tại Tokyo, có 2.001 trường hợp nhiễm mới được xác nhận vào ngày 15/1, với 334 trường hợp liên quan đến bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên. Phó chủ tịch Hiệp hội Y khoa Tokyo Masataka Inokuchi dự đoán số bệnh nhân cần nhập viện có thể tăng khoảng 4.600-7.000 trong 1, 2 tuần tiếp theo.
Đậu thủ khoa sau 2 lần trượt đại học Dành trọn 3 năm cho việc ôn và thi đại học, nhiều lúc em Phan Văn Cung (sinh năm 2000) cảm thấy nản chí. Nhưng chàng trai đầy nghị lực vẫn quyết tâm nỗ lực để theo đuổi ước mơ của mình. Với tổng số điểm 28 trong đó Văn 8,5; Sử 9,75 và Địa 9.25, em Phan Văn Cung đã xuất sắc...