Cuộc đua đến ngưỡng vốn hoá 3 nghìn tỷ USD của các Big Tech
Hiện đang có 5 công ty công nghệ đạt vốn hoá trên 1 nghìn tỷ USD, dẫn đầu là Microsoft và Apple với vốn hoá khoảng 2,5 nghìn tỷ USD mỗi công ty…
“Câu lạc bộ” doanh nghiệp vốn hoá từ 1 nghìn tỷ USD của thế giới đang ngày càng trở nên đông đúc.
Microsoft hiện đang có mức vốn hoá nhỉnh hơn so với Apple, nhờ đó “đế chế” phần mềm đám mây do Satya Nadella giữ cương vị CEO tạm thời chiếm vị trí công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới. Cả hai công ty khổng lồ này cùng có mức vốn hoá khoảng 2,5 nghìn tỷ USD.
Alphabet, công ty mẹ của công cụ tìm kiếm Google, đang rất gần mốc vốn hoá 2 nghìn tỷ USD, trong khi hãng thương mại điện tử Amazon được định giá ở mức 1,7 nghìn tỷ USD. Đó là còn chưa kể tới hãng xe điện Tesla của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, công ty gần đây cán mốc vốn hoá 1 nghìn tỷ USD và đang ở ngưỡng 1,25 nghìn tỷ USD.
5 công ty nói trên có tổng mức vốn hoá khoảng 10 nghìn tỷ USD, tương đương gần 1/4 tổng giá trị vốn hoá 41,8 nghìn tỷ USD của tất cả các công ty trong chỉ số S&P 500.
Video đang HOT
Rất có khả năng S&P 500 sẽ cùng lúc có 6 công ty đạt ngưỡng vốn hoá từ 1 nghìn tỷ USD trở lên nếu Meta Platforms (tên mới của công ty mạng xã hội Facebook) tiếp tục đà đi lên. Meta hiện có giá trị vốn hoá đạt khoảng 930 tỷ USD.
Xét tới sức mạnh tăng giá của cổ phiếu công nghệ hiện nay, thậm chí có khả năng đến một lúc nào đó cả 6 “gã khổng lồ” trên cùng lúc có mức vốn hoá từ 2 nghìn tỷ USD trở lên. Xét cho cùng, cả Microsoft và Apple đều đang rất gần mức vốn hoá 3 nghìn tỷ USD.
Và những hãng công nghệ khác, như công ty đi đầu thế giới về con chip Nvidia hay “đế chế” Internet Trung Quốc Tencent cũng đều đang tiến ngày một gần mốc vốn hoá 1 nghìn tỷ USD. Tăng trưởng lợi nhuận của các công ty công nghệ hàng đầu đều đang diễn ra mạnh mẽ, nên giá cổ phiếu của các công ty này có triển vọng tăng rất lớn.
Tuy nhiên, mức vốn hoá “khủng” của các công ty công nghệ khiến một số nhà phân tích nhớ lại giai đoạn bong bóng của chỉ số Nasdaq hồi thập niên 1990 và đầu những năm 2000. Đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo.
“Đà tăng của cổ phiếu Tesla khiến người ta liên tưởng tới diễn biến giá cổ phiếu Cisco vào năm 2000, sự tăng trưởng đánh dấu đỉnh điểm của bong bóng vào năm đó”, chiến lược gia trưởng Mike O’Rourke thuộc JonesTrading nhận xét.
Ông O’Rourke chỉ ra rằng giá cổ phiếu Cisco đã tăng 50% trong 3 tháng đầu tiên của năm 2000 và các nhà phân tích thuộc Credit Suisse dự báo rằng Cisco sẽ là công ty đầu tiên trên thế giới cán mốc vốn hoá 1 nghìn tỷ USD. Nhưng rồi dự báo đó đã không trở thành hiện thực. Từ mức vốn hoá khoảng 550 tỷ USD ở đỉh cao của cơn sốt cổ phiếu công nghệ cách đây 2 thập kỷ, Cisco hiện có mức vốn hoá khoảng 240 tỷ USD.
Intel, một cổ phiếu công nghệ hàng đầu khác của thập niên 1990, đã gặp khó trong những năm gần đây và công ty này hiện đang có mức vốn hoá thấp hơn nhiều so với mức đỉnh hồi năm 2000.
Lịch sử đã chứng minh rằng việc trở thành một công ty lớn nhất về giá trị vốn hoá dễ hơn so với việc duy trì địa vị đó. Không có gì đảm bảo rằng những cái tên như Microsoft, Apple, Amazon, Alphabet, hay thậm chí là Tesla sẽ giữ vững dài lâu “ngôi vương” vốn hoá nếu đạt được. Những cái tên mới hơn có thể xuất hiện và có thể làm cho danh sách những công ty đắt giá nhất thế giới vào đầu thập niên 2040 khác rất nhiều so với vào thời điểm năm 2021.
CEO Microsoft nói gì về thương vụ 'hụt' với TikTok?
Ông Satya Nadella, CEO Microsoft, gọi thương vụ 'hụt' với TikTok là điều 'lạ lùng nhất' ông từng làm.
Tháng 8/2020, TikTok đàm phán bán hoạt động tại Mỹ, sau khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump dọa cấm cửa ứng dụng, nếu công ty mẹ ByteDance không tìm được người mua tại đây. Có lúc, Microsoft nổi lên như một ứng viên tiềm năng song một tháng sau, Oracle lại được lựa chọn để cung cấp máy chủ đám mây cho ứng dụng.
Tại hội thảo Code Conference diễn ra hôm 27/9 tại California, ông Satya Nadella nhấn mạnh: "Đầu tiên, các bạn phải nhớ rằng TikTok đến tìm chúng tôi, không phải ngược lại. TikTok bị mắc kẹt giữa rất nhiều vấn đề của hai quốc gia và họ muốn hợp tác".
TikTok ban đầu muốn một nhà cung ứng đám mây, kiêm dịch vụ bảo mật. "Tôi thấy khá hấp dẫn. Rõ ràng, đó là một tài sản tuyệt vời".
Thực tế, TikTok chưa bao giờ bán hoạt động tại Mỹ. Vào tháng 6, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp, đảo ngược sắc lệnh cấm TikTok của người tiền nhiệm. Theo ông Nadella, cuối cùng, chính phủ Mỹ dường như mất đi hứng thú trong thúc đẩy giao dịch.
CEO Microsoft cho biết, công ty phù hợp để mua hoặc hợp tác với TikTok. Microsoft có đám mây, bảo mật và các kỹ sư có năng lực. Ngoài ra, khả năng điều tiết nội dung và giữ an toàn cho trẻ em trên mạng xã hội cũng là một điểm TikTok thấy thu hút ở Microsoft.
"Bạn tốt hơn nên biết một chút về điều hành mạng xã hội, thứ chúng tôi biết được qua Xbox Live hay LinkedIn".
Ông từ chối bình luận khi được hỏi có còn muốn mua TikTok không, ám chỉ ông "hạnh phúc với những gì đang có". Dù vậy, ông thừa nhận thương vụ cũng hấp dẫn với cả Microsoft vì thiết kế kỹ thuật của TikTok. "Nó là một sản phẩm thú vị", ông nói.
'Bàn tay midas' của Microsoft: Mất 33 năm để đạt vốn hóa 1 nghìn tỷ USD, nhưng chỉ cần 2 năm để chạm tới 2 nghìn tỷ USD Microsoft - gã khổng lồ già nua 50 tuổi nhưng lại sở hữu "bàn tay midas" chạm vào mọi thứ đều biến thành vàng. Không sai theo nghĩa đen, hàng tỷ đô la đã được mang về nhờ những đám mây do CEO Satya Nadella tạo ra. Tập đoàn Microsoft mới đây đã đạt được cột mốc lịch sử khi là công ty...