Cuộc ‘di dân giáo dục’ gượng ép

Theo dõi VGT trên

Ví von hoạt động dạy học online là một cuộc ‘di dân giáo dục’ lên không gian số, nhà nghiên cứu Nguyễn Thúy Uyên Phương nhận định nhiều nước đã chủ động có kế hoạch cho hoạt động này trong khi Việt Nam khá gượng ép và vội vàng.

Cuộc di dân giáo dục gượng ép - Hình 1

Trang thiết bị, hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong dạy học online. Trong ảnh: một học sinh lớp 7 ở TP.HCM trong giờ học trực tuyến – Ảnh: NHƯ HÙNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ , bà Nguyễn Thúy Uyên Phương, nhà nghiên cứu và thực hành giáo dục tại TP.HCM, nói: “Chúng ta chỉ mới nghĩ về việc học online như một hình thức ứng phó khẩn cấp trong dịch bệnh hơn là có một chiến lược đàng hoàng cho nó, nên mới dẫn đến những lúng túng khi triển khai như hiện nay”.

Dừng hay tiếp tục?

* Một số tỉnh thành tiếp tục duy trì dạy học online, một số nơi lại dừng, quan điểm của bà về việc này như thế nào?

- “Học online không hiệu quả” – tôi cho rằng đây là kết luận có phần vội vã và chủ quan, nhất là khi nó đến từ những người làm quản lý giáo dục. Theo tôi, câu hỏi cần đặt ra đối với vấn đề này là: Học online không hiệu quả là do bản chất của hình thức học tập này đã không ổn sẵn, hay là bởi vì chúng ta chưa làm tốt những gì cần làm để trở nên hiệu quả?

Nếu cho rằng vấn đề nằm ở bản chất hình thức học online, tôi e rằng không đúng lắm. Vì nhìn ra thế giới, chúng ta thấy nhiều quốc gia khác đã cho học sinh của họ học online suốt hai năm nay, không chỉ với các cấp lớn mà cả học sinh mẫu giáo, tiểu học. Hay ngay ở Việt Nam, vẫn có những trường học đã chuyển đổi được chương trình giáo dục của họ lên online rất hiệu quả.

Nhìn dưới góc độ kinh tế, “thị trường” học tập online toàn cầu hiện được định giá là có giá trị lên đến 100 tỉ đôla và được dự đoán còn tăng đến 300 tỉ đôla vào năm 2026. Động lực chính cho sự tăng trưởng này, theo các nhà đầu tư thế giới, đến từ phân khúc học sinh dưới 14 tuổi. Nếu hình thức này là không ổn và không có triển vọng thì chắc chắn sẽ không có những con số này.

* Vậy theo bà, nên tiếp tục hay dừng việc dạy học online?

- Việc dừng hay không dừng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Vì trong bối cảnh hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết khi nào thì dịch bệnh chấm dứt và là đủ an toàn để học sinh quay trở lại trường.

Việc dừng học trong thời gian dài mà không có phương án thay thế đủ hiệu quả, trước hết sẽ làm gia tăng bất bình đẳng trong giáo dục. Vì trong lúc học sinh Việt Nam dừng học, học sinh thế giới vẫn tiếp tục học. Trong lúc học sinh nông thôn dừng học thì học sinh thành thị vẫn tiếp tục học.

Khoảng cách sẽ ngày càng lớn hơn giữa các học sinh được tiếp cận một chương trình học trực tuyến tốt với những học sinh mà việc học của các em trong giai đoạn dịch bệnh không được chăm lo tốt. Đó không chỉ là thiệt thòi trước mắt, mà còn ảnh hưởng đến cơ hội việc làm, cơ hội thành công của các em trong tương lai.

Tôi hy vọng nếu buộc phải dừng lại, thì sự dừng lại này là tạm dừng lại để sau đó bước tiếp, không phải là dừng lại mãi mãi.

Có một câu châm ngôn rằng: Đừng để năng lực của người thầy là giới hạn cho ước mơ của học sinh. Thế hệ học sinh ngày nay là thế hệ sinh ra hoàn toàn trong thời đại Internet, và vì vậy nếu nhìn theo cách tích cực, việc học online có thể là cơ hội để trang bị cho các em khả năng thích ứng với những phương thức học tập mới dựa vào công nghệ. Vấn đề là chúng ta, những người làm giáo dục, đã làm hết sức để dẫn dắt các em trên hành trình mới này hay chưa?

Bà NGUYỄN THÚY UYÊN PHƯƠNG

Cần một chiến lược

* Để dạy học online hiệu quả, cần có một chiến lược thực thi nào, thưa bà?

- Theo tôi, để chuyển đổi online hiệu quả, cần có chiến lược thực thi bao quát cả bốn yếu tố sau đây: môi trường học tập online, chương trình và học liệu giáo dục số, phương pháp sư phạm của giáo viên, tâm thế của học sinh và phụ huynh.

Những vấn đề về môi trường học tập đã bộc lộ rõ ngay từ những ngày đầu tiên thực hiện việc dạy học theo hình thức này, khi mà đường truyền liên tục nghẽn, nhiều học sinh và cả giáo viên không có máy tính, thiết bị đủ tốt.

Nhiều trường học, giáo viên vẫn triển khai dạy online theo cách: bình thường dạy sao thì nay bê nguyên xi lên phần mềm như vậy mà không tiến hành các bước tinh gọn chương trình để đi vào phần “chất”, khiến học sinh vẫn cứ phải cắm mặt vào máy tính từ sáng đến tối để cho đủ phần “lượng”.

Các nguồn học liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy trên môi trường số của giáo viên còn ít ỏi và chỉ giới hạn ở một số môn chính.

Tâm thế của học sinh và phụ huynh là một yếu tố có tác động rất lớn. Việc học online đòi hỏi học sinh phải có thói quen tự học và tự quản tốt, do cô trò chỉ kết nối với nhau qua một cái màn hình.

Học sinh Việt Nam nhìn chung là có thói quen học tập khá thụ động, do đã quen với việc học trong một môi trường do người lớn quản thúc. Các phụ huynh bình thường chỉ “giao con cho trường” là xong, nay bỗng nhiên lại phải đồng hành cùng việc học của con nên cũng thấy áp lực, căng thẳng.

Nhiều gia đình còn có người nhiễm COVID-19, bị cách ly, bị mất việc nay lại thêm gánh nặng này thì càng thấy mệt mỏi hơn.

Người vất vả nhất

Giáo viên là những người tội nghiệp và vất vả nhất trong cuộc “di dân” này. Họ như những người phải nhận nhiệm vụ “đi đầu khai hoang” nhưng không được chuẩn bị đầy đủ, cả về mặt tâm thế lẫn về mặt công cụ. Các nội dung tập huấn cho giáo viên trên diện rộng hầu hết dừng ở mức độ “đắp vội” các kỹ năng về ICT, về sử dụng phần mềm dạy học.

Một số ít trường đã chủ động tập huấn giáo viên ở những chủ đề giáo viên như hiểu tâm lý học sinh trên môi trường online như thế nào, các phương pháp để tổ chức bài giảng, để thiết kế các hoạt động tương tác ở học sinh ra sao…

Và theo quan sát của tôi, những trường đầu tư cho việc này đều gặt hái được thành công với chương trình online của mình.

Bắt đầu từ đâu?

* Cần làm gì để thực thi chiến lược chuyển đổi sang dạy học online hiệu quả?

- Bà Nguyễn Thúy Uyên Phương: Cần bắt đầu với những việc dễ nhất và có thể thực hiện nhanh nhất, đó là cải thiện các trang thiết bị và hạ tầng dạy học online cho học sinh và giáo viên. Cần có các chương trình hỗ trợ giáo viên mua máy tính giá rẻ hoặc quỹ hỗ trợ máy tính cho học sinh nghèo. Nên miễn phí hoặc ưu đãi gói cước Internet cho giáo viên và học sinh.

Nhiều người nghĩ rằng những việc nào cần đến tiền thì sẽ khó. Tôi lại cho rằng cái gì mua được bằng tiền lại không phải là thứ khó nhất. Những việc liên quan đến chuyển đổi thói quen của con người mới khó và mất thời gian hơn nhiều.

Cuộc di dân giáo dục gượng ép - Hình 2

Một học sinh tiểu học ở Bà Rịa – Vũng Tàu học online – Ảnh: N.HUY

Ví dụ như việc thay đổi những thói quen cũ trong việc dạy – học của giáo viên và học sinh, hay trong chuyện dạy con của phụ huynh… Cần có thời gian, có lộ trình từng bước một để thay đổi nhận thức và “cài đặt” những thói quen mới vào trong mỗi nhà trường, mỗi gia đình.

Với giáo viên, đó là thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng chủ động. Với học sinh, đó là nâng cao khả năng tự học và tự quản. Với cha mẹ, đó là việc kiên nhẫn cùng con và cộng tác với nhà trường.

Quan trọng hơn, cần truyền thông để nâng cao sự thấu cảm và tinh thần hợp tác giữa các mắt xích này, vì chỉ một bên nỗ lực thì khó tạo ra kết quả.

Về việc xây dựng các nguồn học liệu số, vì mỗi môn học là một kho kiến thức rộng lớn nên tôi nghĩ sẽ rất lâu nếu Bộ Giáo dục – đào tạo cứ tự làm một mình. Nên kêu gọi sự chung tay của cả cộng đồng giáo dục, nhất là từ sự sáng tạo của các giáo viên; cũng như không nên phân biệt công-tư, tránh tư duy độc quyền trong việc cung cấp học liệu.

Linh hoạt dạy Thể dục, Âm nhạc... online

Môn học Thể dục, Âm nhạc được thầy cô đưa vào giảng dạy trực tuyến một cách sinh động.

Sau những tuần học đầu tiên, học sinh tại nhiều địa phương đã dần quen với hình thức học trực tuyến dù đôi khi còn gặp trục trặc về kết nối hay thiếu trang thiết bị. Bên cạnh những môn học quen thuộc như Toán, Văn, tiếng Anh..., thì Âm nhạc, Thể dục cũng được tổ chức dạy trực tuyến một cách linh hoạt.

Thầy Văn Đình Tiến - Giáo viên dạy Thể dục tại Trường Thực hành Sư phạm (ĐH Vinh, Nghệ An) cho biết năm nay được phân công dạy chương trình Thể dục mới cho khối 6. Để hỗ trợ học sinh tập luyện đúng phương pháp, thầy Tiến cũng như một số giáo viên khác đã quay lại video hướng dẫn các em.

"Lần đầu tự quay video tôi phải làm đi làm lại, loay hoay tìm chỗ đặt máy để quay. Các bài tập được xây dựng theo chương trình sách mới, kết hợp nhiều động tác như vận động nhảy dây, gập bụng,... Một số môn cần nhiều không gian vận động sẽ được dạy bù khi các em trở lại trường", thầy Tiến nói.

Mỗi tiết học Thể dục kéo dài khoảng 45 phút, giáo viên sẽ điểm danh, giúp học sinh điều chỉnh camera quay được toàn cảnh. Sau đó đưa ra nhiệm vụ cho các em thực hiện, kết thúc tiết học giáo viên gửi lại video hướng dẫn và bài tập về nhà.

"Đối với môn m nhạc, học sinh được dạy về lịch sử Âm nhạc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm chia mấy đoạn, có nhịp gì, nốt gì rồi mới tập hát. Để hiệu quả hơn tôi chia các em thực hành theo nhóm 2-4 em. Toàn bộ bài hát cũng được cô quay lại gửi cho các em tự luyện thêm", cô Lưu Thị Thắm, giáo viên âm nhạc tại Hà Nội kể.

Anh Hoàng Đình Thạch - phụ huynh có con học lớp 3 ở Nghệ An bất ngờ: "Tôi chưa từng nghĩ trường sẽ dạy môn Thể dục online cho các cháu học tiểu học. Nhưng thấy con vui vẻ, hào hứng tập theo hướng dẫn của thầy tôi thấy khá hiệu quả. Việc sắp xếp xen kẽ tiết thể dục giữa các môn khác giúp con có thời gian vận động, nghỉ ngơi thay vì nhìn quá nhiều vào màn hình".

Linh hoạt dạy Thể dục, Âm nhạc... online - Hình 1

Tuy nhiên, cũng xuất hiện không ít tình huống bi hài xảy ra khi học trực tuyến với môn Thể dục và Âm nhạc. Nhiều phụ huynh cho hay, do ở nhà chung cư nên khi con thực hiện các hoạt động mạnh như chạy, nhảy dây,... tạo ra tiếng động ảnh hưởng tới tầng dưới.

Có con học lớp 6, chị Nguyễn Thuỳ Trang (sống tại chung cư Trung Đô, Nghệ An) cho biết: "Vừa về đến nhà tôi đã nhận thông báo của ban quản lý về việc hàng xóm phản ánh gia đình mình gây tiếng ồn, mất trật tự. Hỏi ra mới biết con tập thể dục để quay video thực hành gửi cho thầy. Tôi chỉ biết khuyên con tập nhẹ nhàng hơn và phản hồi lại với giáo viên để đổi động tác khác".

Chị Trang còn kiến nghị giáo viên điều chỉnh cường độ vận động cho các con cho phù hợp. Hôm đầu, con chị Trang đã thực hiện chống đẩy liên tục hơn 30 cái nên than vãn đau mỏi.

Cô Phan Hồng Nhung, một giáo viên dạy Âm nhạc ở Nghệ An thì cho hay, tình trạng mất kết nối đôi khi vẫn xảy ra khiến cô và trò "tụt hứng".

"Bộ môn Âm nhạc lớp 6, các em được học hát kết hợp phối khí của bài hát. Giáo viên đã trình chiếu bài giảng có kèm âm thanh để các em bắt nhịp hát theo. Nhưng lúc kết nối mạng không ổn định, tiếng nhạc chạy trước lời khiến các em không hát kịp. Học sinh thưa cô nháo nhào, khiến cho buổi học trở nên lộn xộn hơn", cô Nhung kể.

Cô Nhung cũng chia sẻ thêm, một số học sinh rụt rè không thực hiện quay lại bài hát nên nhiều lần phải phiền tới nhiều phụ huynh thuyết phục con. Chính vì vậy, để tạo không khí sôi động cho học sinh cô Nhung dự kiến sẽ chọn giai điệu gần gũi, vui tươi hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?
07:59:00 26/12/2024
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
09:33:07 26/12/2024
Ông chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby ThreeÔng chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby Three
06:46:31 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'
09:27:51 26/12/2024
Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắtNhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt
07:05:20 26/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mượn xe SH đi dự tiệc sinh nhật, nam công nhân "dính cồn" kịch khung

Mượn xe SH đi dự tiệc sinh nhật, nam công nhân "dính cồn" kịch khung

Pháp luật

10:43:18 26/12/2024
Khi bị cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn, anh S. nói bản thân làm công nhân, lương chẳng được là bao nên xin được bỏ qua vi phạm. Tuy nhiên, cảnh sát cương quyết lập biên bản xử phạt với nam tài xế.
Game hot Chân Vương 3Q Mobile chính thức ra mắt 26/12

Game hot Chân Vương 3Q Mobile chính thức ra mắt 26/12

Mọt game

10:40:31 26/12/2024
Nhà phát hành MiGame vừa chính thức công bố thời điểm ra mắt cho tựa game nhập vai đấu tướng lấy chủ đề Tam Quốc hấp dẫn của mình mang tên Chân Vương 3Q. Theo
11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt

11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt

Sức khỏe

10:39:24 26/12/2024
Bên cạnh cá hồi, cá mòi, danh sách những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất còn bao gồm mướp đắng, trứng, ngao, gan động vật, tỏi, khoai tây...
Cuộc sống của cô gái xinh đẹp cãi lời cha mẹ lấy chồng ngồi xe lăn

Cuộc sống của cô gái xinh đẹp cãi lời cha mẹ lấy chồng ngồi xe lăn

Góc tâm tình

10:37:13 26/12/2024
Gần 10 năm, chị Loan (28 tuổi, Lạng Sơn) cãi lời bố mẹ lấy anh Mến (37 tuổi, Bắc Giang) làm chồng, cuộc sống họ có nhiều thay đổi, từ người bị liệt anh Mến có thể đứng lên bước vài bước.
Messi tiếp theo xác nhận gia nhập Man City

Messi tiếp theo xác nhận gia nhập Man City

Sao thể thao

10:34:19 26/12/2024
HLV Pep Guardiola đã có một chuỗi phong độ tệ hại tại Manchester City, nhưng chiến lược gia người Tây Ban Nha này sắp chứng kiến đội hình của mình được tăng cường sức mạnh
Vụ nổ trung tâm thương mại Nga nghi do UAV tấn công

Vụ nổ trung tâm thương mại Nga nghi do UAV tấn công

Thế giới

10:30:25 26/12/2024
Quan chức địa phương dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, vụ nổ trung tâm thương mại ở thành phố Vladikavkaz là do một máy bay không người lái (UAV).
Chảo mất hết lớp chống dính cũng đừng vứt đi, làm theo cách này biến chảo cũ thành chảo mới dễ dàng

Chảo mất hết lớp chống dính cũng đừng vứt đi, làm theo cách này biến chảo cũ thành chảo mới dễ dàng

Sáng tạo

10:27:18 26/12/2024
Đây là mẹo hay giúp bà nội trợ khôi phục chảo cũ thành chảo mới, tiết kiệm khá nhiều tiền. Một phương pháp đơn giản và tiết kiệm để phục hồi lớp chống dính trên chảo là sử dụng sữa tươi.
Thức ăn cho gà 'lên đời' thành đặc sản, giá hơn nửa triệu/kg

Thức ăn cho gà 'lên đời' thành đặc sản, giá hơn nửa triệu/kg

Lạ vui

10:26:44 26/12/2024
Đặc sản này rất khó nuôi, kén môi trường sống nên mức giá của nó chỉ tăng không giảm. Từ thức ăn cho gà thành đặc sản giá trên trời .
Gái Hàn sang Việt Nam "quậy đục nước": Đạp xích lô, đi bốc vác, sốc nhất là gặp Lê Tuấn Khang

Gái Hàn sang Việt Nam "quậy đục nước": Đạp xích lô, đi bốc vác, sốc nhất là gặp Lê Tuấn Khang

Netizen

10:24:38 26/12/2024
Khi đi du lịch, đâu chỉ là đi tham quan và check-in những địa điểm sang chảnh. Nhiều du khách ngày càng ưa chuộng hình thức du lịch trải nghiệm như thử các hoạt động thường ngày của người dân bản địa.
Sao Hàn 26/12: Sao nữ Reply 1988 vỡ filler ngực khi tập gym, Seungri phát tướng

Sao Hàn 26/12: Sao nữ Reply 1988 vỡ filler ngực khi tập gym, Seungri phát tướng

Sao châu á

10:23:32 26/12/2024
Sao nữ Reply 1988 bị vỡ filler ngực khi tập gym; Seungri phát tướng khó nhận ra, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng Hàn Quốc.
Netizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chung

Netizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chung

Sao việt

10:20:55 26/12/2024
Vào tối 25/12, Dương Domic và hot girl Linh Ka bất ngờ được réo gọi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Nguyên do vì bị soi ra khoảnh khắc cả hai check-in căn phòng có thiết kế giống hệt nhau.