Cuộc di cư khỏi Thung lũng Silicon
Mong muốn hoạt động ở nơi có chi phí thấp, luật lệ đơn giản đang thúc đẩy nhiều công ty công nghệ chuyển trụ sở từ Thung lũng Silicon đến Miami hay Texas.
Những ngày gần đây, thị trưởng Miami, ông Francis Suarez nhận được rất nhiều câu hỏi từ các CEO công nghệ liên quan tới môi trường kinh doanh ở bang này. Ngoài CEO Tesla – Elon Musk và CEO Twitter – Jack Dorsey, thị trưởng Suarez cũng đã gặp cựu CEO của Google – Eric Schmidt và chủ tịch của Palantir – Peter Thiel. Trong các buổi gặp gỡ này, Suarez đã cố gắng thuyết phục lãnh đạo của nhiều công ty công nghệ rằng Miami là một địa điểm hứa hẹn với môi trường kinh doanh thân thiện.
“Phần lớn lý do khiến các công ty cân chắc quyết định rời khỏi California là quy định và chính sách thuế”, Suarez cho biết.
Trong thời gian tới, chính quyền Miami sẽ còn tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp có mong muốn rời khỏi Thung lũng Silicon. Bằng cách chỉ định vị trí giám đốc công nghệ đầu tiên của thành phố, Suarez cho biết người này sẽ “cung cấp dịch vụ trợ giúp đặc biệt” như đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các công ty công nghệ khi họ đến Miami.
Nhà lãnh đạo này khẳng định: “Chúng tôi đang xây dựng một cơ sở hạ tầng toàn diện, nơi mọi người sẽ muốn đến để học tập, làm việc và bắt đầu kinh doanh ở đây”.
Các điểm đến tiềm năng
Trong nửa thế kỷ qua, Thung lũng Silicon vẫn được coi là “đại bản doanh” của ngành công nghệ Mỹ và thế giới. Nhưng giờ đây với sự nổi lên của một loạt các địa điểm thay thế, nhiều công ty công nghệ đang rục rịch lên kế hoạch rời khỏi đây.
Tháng trước, gã khổng lồ công nghệ Oracle, đã thông báo hãng sẽ chuyển trụ sở công ty từ Thành phố Redwood, California, đến Austin, Texas. Động thái chuyển trụ sở tương tự cũng diễn ra với Palantir, và Hewlett Packard Enterprise (HPE). Trong khi đó, Elon Musk đã xác nhận sẽ chuyển nhà đến Austin vào mùa hè năm nay.
Đại diện của HPE, Adam Bauer, cho biết “việc chuyển địa điểm trụ sở là hoàn toàn tự nguyện. Chúng tôi quyết định di chuyển đến khu vực Houston để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cơ hội tiết kiệm chi phí lâu dài và sở thích của các thành viên về tương lai công việc”.
Theo dữ liệu thu thập bởi LinkedIn, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ quanh khu vực Vịnh San Francisco, California đã giảm hơn 35% – mức giảm lớn nhất so với bất kỳ khu vực đô thị nào được theo dõi. Các chuyên gia trong ngành dự đoán xu hướng di cư này còn có thể tiếp tục kéo dài trong những năm tới đây.
Dan Ives, một nhà phân tích tài chính của Wedbush Securities cho biết: “Đã có một đợt di cư nhỏ của các công ty công nghệ khỏi Thung lũng Silicon và tôi nghĩ rằng điều đó sẽ tăng tốc vào năm 2021″.
Nhưng lý do đằng sau quyết định rời khỏi California có thể phức tạp hơn nhiều người nghĩ. Nhiều chuyên gia thuế cho biết các công ty không nhất thiết phải chuyển trụ sở của mình của mình để được ưu đãi về thuế kinh doanh. Thay vào đó, đây có thể là một cuộc chơi dài hạn nhằm giúp các công ty trả lương cho người lao động ít hơn ở những nơi có chi phí sinh hoạt thấp.
Các công ty cũng có thể đang tìm cách trốn tránh hoặc giảm tác động của các luật tiểu bang. California nổi tiếng với luật lao động nghiêm ngặt nhất nước Mỹ khi quyền lợi của tổ chức công đoàn luôn luôn được ưu tiên. Ngược lại, luật lao động của Texas thân thiện hơn với doanh nghiệp.
“Có thể bạn nghĩ phần lớn các công ty công nghệ đều xuất thân từ Thung lũng Silicon và sẽ không có bất kỳ nơi nào khác có khả năng này. Nhưng khi bạn nhìn vào Austin: Nó đang tạo ra một Thung lũng Silicon thu nhỏ với mọi chi phí dành cho nhân viên được cắt giảm xuống một nửa”, Dan Ives nói.
Video đang HOT
Giá lao động rẻ hơn
Các chuyên gia thuế cho biết nhiều công ty như Oracle từ lâu đã có văn phòng chi nhánh tại nhiều thành phố khác nhau ở Mỹ nhưng vẫn phải trả các loại thuế như nhau bất kể họ có trụ sở ở đâu.
Văn phòng của Oracle tại Austin, Texas. Ảnh: Google Maps
Gabriel Zucman, giáo sư kinh tế và chuyên gia thuế tại Đại học California, Berkeley, cho biết: “Từ góc độ thuế doanh nghiệp, việc chuyển ra khỏi California không làm thay đổi lượng thuế các công ty phải đóng”.
Tuy nhiên, ông nghi ngờ Oracle và các công ty cùng ngành có thể đang lên kế hoạch loại bỏ dần các nhân viên được trả lương cao ở California để chuyển sang sử dụng các nhân viên được trả lương thấp hơn ở Texas. Các công ty này cũng có thể giảm tần suất tăng lương cho nhân viên vì cho rằng họ đang sống ở một nơi có sinh hoạt phí thấp hơn.
Brian Kropp, nhà phân tích thuộc công ty quản lý dịch vụ Gartner, nhận định, việc chuyển địa điểm đặt trụ sở và văn phòng làm việc từ California tới Texas về dài hạn có thể giúp các công ty tiết kiệm một khoản chi phí lớn. Từ đó tăng được lượng lương thưởng dành cho dàn lãnh đạo cấp cao.
Kropp nói: “Hiệu ứng lãi kép sinh ra từ chi phí tiết kiệm được sẽ đi thẳng tới lợi nhuận”.
Theo giáo sư Darien Shanske, một chuyên gia về thuế tiểu bang, bằng cách chuyển đến các thành phố như Austin hoặc Miami, các công ty vẫn sẽ tận dụng được hiện tượng “Agglomeration” (lợi thế tích tụ). Lợi thế tích tụ có thể được hiểu là khả năng tiết kiệm chi phí khi các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực nằm ở gần nhau.
Ông nói: “California không còn đủ thu hút đối với các doanh nghiệp. Đó không phải vì chính sách thuế, mà là vấn đề giá nhà đất cao ngất ngưởng ở bang này. Có lẽ nhiều công ty sẽ thấy rẻ và dễ dàng hơn khi xây dựng văn phòng ở Austin”.
Áp lực pháp lý
“Một số công ty cũng bày tỏ lo ngại khi bang California ngày càng có nhiều luật nhắm vào những người giàu có và doanh nghiệp công nghệ”, Kropp nói.
Ông chỉ ra rằng, năm 2018 chính quyền California đã thông qua luật yêu cầu tất cả các công ty đặt trụ sở chính tại bang phải có ít nhất một nữ giám đốc trong ban điều hành. Luật này còn quy định đến cuối năm 2021 các công ty có từ sáu giám đốc trở lên phải có ít nhất ba nữ giám đốc.
Ngoài những đạo luật nhằm tăng cường quyền đại diện của phụ nữ, California cũng đang nỗ lực thông qua quy định áp thuế tài sản. Năm ngoái, chính quyền bang này đã đề xuất dự luật 2088 nhằm đánh thuế mới 0,4% đối với những cá nhân nắm giữ tài sản hơn 30 triệu USD và truy thu những người đã rời California trong vòng 10 năm. Hiện nay, một dự luật khác cũng đang được bang California xem xét liên quan tới tăng thuế thu nhập đối với những cá nhân kiếm được hơn 1 triệu USD/năm nhằm gây quỹ giúp đỡ người vô gia cư của bang.
Sự giám sát chặt chẽ cũng là một trong những lý do khiến các công ty chọn tránh xa California. Nếu muốn xây dựng nhà máy ở bang này, các công ty như Tesla sẽ phải mất ít nhất 2 năm trải qua nhiều thủ tục xin giấy phép ở nhiều cơ quan địa phương. Trong khi đó, ở Texas, chỉ vài tuần sau khi Elon Musk và thống đốc Texas cùng công bố dự án, nhà máy tại Austin đã bắt đầu được xây dựng.
Sức hút của Miami
Thị trưởng Francis Suarez là một trong những người góp phần thay đổi diện mạo cho Miami. Ảnh: IPx
Miami đang trở thành ứng cử viên sáng giá khi giải quyết gần như mọi mối lo của các doanh nghiệp. Philippe Houdard, CEO của Pipeline Workspaces, nói rằng trong những tuần gần đây, bối cảnh kinh doanh và công nghệ ở Miami đang bùng nổ. Không gian làm việc chung do Pipeline cung cấp đang tràn ngập các công ty công nghệ nhỏ đến từ California và New York.
Thị trưởng Suarez nhấn mạnh điểm thu hút của Miami nằm ở những yếu tố như môi trường thuế thấp và khí hậu dễ chịu quanh năm. Chính quyền thành phố cam kết tạo điều kiện thích nghi cho những người mới đến, song kèm theo điều kiện phải tuân thủ các nguyên tắc của thành phố về hòa nhập, đa văn hóa và đa ngôn ngữ.
Rosa Jimenez Cano, một chuyên gia công nghệ hiện đang làm việc tại Miami, cho biết: “Có thể thành phố thiếu kế hoạch cụ thể để chào đón những người mới đến, hoặc chưa cung cấp đủ động lực để xây dựng một khu công nghệ như ở San Francisco hoặc New York, nhưng đây là một cơ hội tuyệt vời để tạo ra điều chưa từng có ở Miami”.
Trò chơi quyền lực trong thời kỳ đổi mới ở Thung lũng Silicon
Đối với những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon, mặc dù có thể hạn chế họ bằng luật nhưng chắc chắn không có sự trấn áp rõ ràng của chính phủ.
Tờ The Economist của Anh đã đăng một bài xã luận có tiêu đề "Kinh tế học Biden", mô tả chính phủ mới của tân Tổng thống là: "Một chính phủ cố gắng giải quyết khoảng cách giàu nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng và sửa chữa những rạn nứt trong xã hội Mỹ trong 4 năm qua".
Biden đã cố gắng bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu thông qua một gói chính sách như cứu trợ ngắn hạn, cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và tầng lớp dưới, cơ sở hạ tầng để tăng việc làm và thực hiện Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng. Tuy nhiên, các khoản cứu trợ ngắn hạn, cơ sở hạ tầng lớn và nhiều lợi ích đều đòi hỏi những khoản chi tài khóa quy mô lớn, trong khi việc mở rộng thu ngân sách bị hạn chế.
Do đó, thuế suất doanh nghiệp đối với các công ty công nghệ sẽ được tăng từ 21% lên 28%, thuế bổ sung được áp dụng đối với những người có thu nhập hàng năm trên 400.000 USD, thuế suất thu nhập cá nhân tối đa sẽ tăng lên 39,6% và Mỹ cũng sẽ đánh thuế lãi vốn với những người có thu nhập hàng năm trên 1 triệu USD.
Mặc dù cuộc cải cách thuế này không mạnh bằng Bernie Sanders cấp tiến (Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ) và những người khác trong Đảng Dân chủ, những người đã cố gắng giảm một nửa tổng tài sản của các tỷ phú trong vòng 15 năm, nhưng chắc chắn đây là mối đe dọa khẩn cấp đối với thu nhập ròng hàng năm của các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon.
Khi Facebook lên kế hoạch tung ra đồng tiền cân bằng với tên gọi Libra (sau này là Diem), mặc dù họ quảng cáo các nước kém phát triển cũng có thể tận hưởng hệ thống thanh toán và giải quyết tiên tiến nhất, nhưng ngay khi được công bố, nó đã vấp phải sự tẩy chay chung của cả hai bên ở Mỹ.
Nguyên nhân cơ bản là chính phủ lo lắng sẽ tạo ra một loại tiền tệ có chủ quyền tách biệt khỏi hệ thống quản lý tài chính của các quốc gia khác nhau, từ đó gây ra mối đe dọa đối với hệ thống tài chính truyền thống của Mỹ và quyền bá chủ của đồng USD.
Người đoạt giải Nobel Kinh tế Christopher Pissarides từng nói trong một cuộc phỏng vấn: "Một khi họ thống trị Thiên Bình (tiền điện tử Libra) thành công, họ sẽ được trao quá nhiều quyền lực trong chính sách tài chính tiền tệ và Facebook có thể còn quyền lực hơn cả Tổng thống Mỹ".
Phản ứng dữ dội nhất không phải là chính quyền Trump, vốn luôn thích chỉ trích các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, mà là các đảng Dân chủ trong Quốc hội. Ủy ban Tài chính Hạ viện do đảng Dân chủ đứng đầu đã chủ trì thông qua một "bức thư chung" và mạnh mẽ yêu cầu Facebook hủy bỏ kế hoạch. Sau khi không nhận được phản hồi tích cực, Ủy ban đã yêu cầu các quan chức liên quan của Facebook tham gia phiên điều trần.
Biden từng nói rằng việc các công ty như Facebook rút lui là "vấn đề phải xem xét cẩn thận". Nếu Đảng Dân chủ chấp nhận đề xuất không chính thức của Tổng thư ký Chương trình Tự do Kinh tế Mỹ Sarah Miller và ủng hộ việc giải thể các công ty công nghệ lớn, Biden cũng có thể bị buộc phải thực hiện biện pháp này.
Thung lũng Silicon ngày nay có tiếng nói mạnh mẽ trong đổi mới công nghệ. Trong khi đó, các công ty công nghệ ảnh hưởng và thay đổi toàn bộ nước Mỹ và thậm chí cả thế giới về mọi mặt trong suy nghĩ, công việc và tiêu dùng sinh hoạt. Mặc dù điều này dựa trên thế giới kinh doanh, các mối đe dọa lẫn nhau về quyền lực vẫn không thể tránh khỏi.
Biden luôn nhấn mạnh trong suốt chiến dịch tranh cử, một trong những tội ác lớn nhất là lạm dụng quyền lực. "Nhiều gã khổng lồ công nghệ và giám đốc điều hành của họ không chỉ lạm dụng quyền lực mà còn đánh lừa người dân Mỹ, phá hoại nền dân chủ của chúng ta và trốn tránh bất kỳ hình thức trách nhiệm nào".
Mặc dù lập luận này là phiến diện nhưng có cơ sở. Một mặt, bản thân công nghệ có thể tạo ra năng lượng; mặt khác, tham vọng ngày càng tăng của nhiều công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon đang đe dọa sự kiểm soát của chính phủ Mỹ.
Thung lũng Silicon và cơ hội tái hiện "thời kỳ hoàng kim công nghệ" mới?
Trong 4 năm qua, Thung lũng Silicon luôn duy trì những nghịch lý: Được hưởng chính sách cắt giảm thuế chưa từng có của chính phủ, lợi ích thực tế do giá trị thị trường tài sản tăng vọt nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng mang lại; nhưng phải chịu áp lực điều tiết liên tục của chính phủ và mất nhân lực tay nghề cao do các quy định nhập cư mới.
Với tư cách là Phó Tổng thống trong thời Obama, Biden đã trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định của một số lượng lớn chính sách vào thời điểm đó. Sau khi nhậm chức, có thể thấy nhiều sắc lệnh của chính quyền Trump sẽ bị bãi bỏ và một số vị trí và biện pháp do đảng Dân chủ thực hiện được khôi phục.
Đối với những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon, mặc dù họ bị hạn chế bằng luật nhưng chắc chắn sẽ không có sự trấn áp rõ ràng của chính phủ, đây cũng sẽ là một thay đổi mà Biden có thể mang lại cho ngành công nghệ Mỹ.
Về việc giới thiệu các tài năng khoa học và công nghệ ở Thung lũng Silicon, ngay từ thời Obama, Biden luôn hứa sẽ mở rộng quy mô của chương trình thị thực H-1B và giữ lại càng nhiều càng tốt các tài năng công nghệ cao ở nước ngoài có lợi cho Mỹ. Trong bước tiếp theo, chính quyền mới của Biden chắc chắn gỡ bỏ nhiều hạn chế do Trump áp đặt.
Tất nhiên, chính quyền Biden đã đề xuất tăng thuế đối với các công ty khổng lồ và những người có thu nhập cao với các lĩnh vực tăng chi tiêu khác. Về bảo mật dữ liệu Internet, chống độc quyền... cũng nghiêng về giám sát và kiểm soát chặt chẽ hơn.
Sau năm 2020, đối với Thung lũng Silicon, kỷ nguyên Biden chắc chắn rất đáng được mong đợi. Bất kể sự giám sát của chính phủ có thể buông bỏ hay không, Thung lũng Silicon cần từ bỏ vị thế cao ngày càng mở rộng của mình, rời khỏi vùng an toàn để đánh bóng công nghệ và phát triển ngày càng nhiều công ty đa dạng về lĩnh vực nhằm tái hiện một "thời kỳ hoàng kim công nghệ" mới trong tương lai...
Sự thực phía sau những cuộc di cư khỏi Thung lũng Silicon Chính quyền bang California đang phải đối mặt với một "cuộc khủng hoảng về hình ảnh và quan hệ công chúng" khi lần lượt các ông lớn công nghệ xách vali rời khỏi Thung lũng Silicon. Trong nửa thế kỷ qua, Thung lũng Silicon là trung tâm của sự đổi mới công nghệ ở Hoa Kỳ và thế giới. Nếu được tách riêng,...