Cuộc đặt cược vào bán đảo Triều Tiên
Nhiệt độ trên bán đảoTriều Tiên đã và đang nóng lên từng ngày. Lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên đã ký mệnh lệnh sẵn sàng tấn công hạt nhân phủ đầuHàn Quốc và lãnh thổ Mỹ.
Bình Nhưỡng cắt đường dây nóng với Seoul và đưa các đơn vị tên lửa tầm trung vào tư thế sẵn sàng tấn công.
Trong khi đó, hai máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể trang bị vũ khí hạt nhân bay một mạch 20.800km từ căn cứ không quân Mỹ ở Missouri, để tấn công chính xác chuỗi mục tiêu tại một trận địa tập trận ở Hàn Quốc và sau đó quay trở lại căn cứ xuất phát ở Mỹ.
Việc Mỹ triển khai máy bay tàng hình tối tân B-2 là một thông điệp rõ ràng gửi tới Bình Nhưỡng về quyết tâm thực hiện cam kết bảo vệ Hàn Quốc của Washington trước các cuộc xâm lược có thể xảy ra.
Xe tăng Hàn Quốc trên con đường gần trại huấn luyện ở thành phố biên giới Paju hôm 29-3. Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan cùng nỗ lực giảm nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, trong khi Nga cảnh báo các hoạt động quân sự tăng…
Liệu chiến tranh sẽ nổ ra? Một người bạn của tôi đã đặt cược rằng “không”.
Lý do đơn giản là chiến tranh Triều Tiên dù ai gây ra cũng sẽ phát triển thành cuộc chiến tranh giữa các nước lớn. Mỹ đã đặt lực lượng vũ trang ở Hàn Quốc vào tình trạng sẵn sàng phối hợp chiến đấu. Bắc Kinh vẫn tỏ ra bình tĩnh vì có lẽ đã quen thuộc với kiểu kịch bản “bên miệng hố chiến tranh” của Bình Nhưỡng, mặc dù họ cũng chuẩn bị cho kịch bản kép vừa ngăn chặn làn sóng người tị nạn từ Triều Tiên tràn sang vùng đông bắc Trung Quốc nếu chiến sự nổ ra, mặt khác ngăn cản không để Mỹ và Hàn Quốc xóa bỏ khu đệm an ninh truyền thống của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Một nước nhỏ ở Đông Bắc Á sẽ không bao giờ phát động chiến tranh nếu không có một, hai nước lớn chống lưng. Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 do miền Bắc phát động trong thời kỳ chiến tranh lạnh bắt đầu lan sang châu Á. Vì nhiều động cơ khác nhau, Liên Xô ủng hộ Triều Tiên tiến hành “thống nhất đất nước”. Cũng vì những lý do khác nhau, Trung Quốc đã đưa Chí nguyện quân Trung Quốc vượt sông Áp Lục để “viện Triều chống Mỹ”.
Ngày nay, tất cả các nước lớn liên quan đều là những đối tác kinh tế mật thiết của nhau, đồng thời đang thực hiện các kiểu quan hệ hòa hoãn. Trung Quốc không thể làm kẻ chống lưng cho Bình Nhưỡng phát động chiến tranh chống Seoul để phá hỏng dự án chiến lược của Bắc Kinh, khi vừa cùng Nhật Bản và Hàn Quốc kết thúc tốt đẹp ba ngày đàm phán đầu tiên cho một Hiệp định thương mại tự do (FTA) ba bên ở Đông Bắc Á.
Tín hiệu được phát đi từ vòng đàm phán này cho thấy Trung Quốc quyết tâm đẩy nhanh tiến trình thương lượng nhằm thúc đẩy một liên kết thương mại, một cơ sở cho liên minh kinh tế – chính trị Đông Bắc Á trong tương lai. Từ FTA Đông Bắc Á sẽ lôi kéo FTA Đông Nam Á, hình thành một khu vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) do Trung Quốc cầm trịch, có thể dẫn tới thay đổi trật tự quan hệ quốc tế ở phương Đông, cũng như trật tự thương mại toàn cầu thế kỷ 21.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên phát động cuộc chiến tranh cân não lần này bên ngoài là để tạo thế mạnh cho các cuộc đàm phán tất yếu sẽ diễn ra sau khi tất cả các nước thuộc sáu bên đã ổn định ban lãnh đạo mới. Bình Nhưỡng muốn tạo áp lực để Mỹ và Hàn Quốc công nhận quy chế quốc gia hạt nhân cho mình. Còn đối nội là để tập hợp lực lượng, tiếp tục củng cố vị trí quyền lực giành được chưa bao lâu.
Mỹ cũng tranh thủ cơ hội này để củng cố liên minh với Hàn Quốc và Nhật Bản vốn đang dao động trước việc Mỹ điều chỉnh chính sách xoay trục sang châu Á, trong đó Trung Quốc từ đối trọng trở thành đối tác. Mặt khác, các tướng lĩnh Lầu Năm Góc muốn thể hiện năng lực răn đe và phản ứng nhanh toàn cầu của vũ khí chiến lược tầm xa của Mỹ trong tình hình ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.
Không ai đùa giỡn với chiến tranh. Mặc dù loại bỏ khả năng diễn ra chiến tranh tổng lực, nhưng giới quan sát vẫn quan ngại một sự cố nhỏ cục bộ có thể nhanh chóng leo thang thành xung đột lớn.
Tôi cũng đặt cược như người bạn của mình. Có điều phải có ai đó cử đặc sứ tới các thủ đô liên quan để tháo ngòi nổ căng thẳng bằng cách có thể giữ được thể diện cho các bên liên quan.
Theo vietbao
"Chiến tranh lạnh" kiểu mới trên Vịnh Ả-rập?
Khi mà cuộc chiến tranh Iraq đã qua và cuộc chiến tranh Afghanistan chuẩn bị kết thúc, thì một cuộc xung đột mới tập trung vào môi trường hàng hải lại đang hình thành, thể hiện rõ ý đồ củaMỹvà đồng minh tiếp tục can dự vào khu vực này với nhiều sự kiện rất giống với một cuộc chiến tranh lạnh mới đang hình thành tại khu vực Vịnh Ả-rập (Vịnh Persian).
"Mỹ và Iran không có mối quan hệ lành mạnh nhất. Chúng tôi theo dõi họ và họ theo dõi chúng tôi", Phó Đô đốc John Miller, Tư lệnh Bộ tư lệnh Trung tâm Hải quân Mỹ (NAVCENT), cho biết tại cuộc triển lãm hải quân NavDex ở Abu Dhabi hôm 21-2.
Trong khi đó, Phó Đô đốc Philip Jones, Tư lệnh hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh, đã tái khẳng định cần phải duy trì sự hiện diện hải quân trong khu vực. "Có rất nhiều lợi ích hàng hải chung tại khu vực này. Hòa bình trên biển sẽ không tự nó duy trì được", ông Jones cho biết tại Abu Dhabi hôm 19-2. Hiện khoảng 20% sản phẩm thương mại dầu khí thế giới được xuất khẩu hàng ngày từ đây, hầu hết là bằng đường biển.
Bắc Vịnh Ả-rập không còn nhiều tàu chiến đồng minh hoạt động như trong Chiến dịch Iraq tự do nhưng Mỹ và Anh vẫn triển khai thường trực khoảng 27 tàu chiến tại khu vực này, trong đó Mỹ có 19 tàu và Anh 8 tàu. Từ căn cứ ở Bahrain, các tàu này thường xuyên di chuyển tới Nam Vịnh Ả-rập và hộ tống các tàu qua eo biển Hormuz ra vào Vịnh Oman và Biển Ả-rập.
Theo NAVCENT, hơn 40 tàu hải quân Mỹ đang hoạt động hàng ngày tại vùng đảm trách của bộ tư lệnh này. Cùng với các tàu thuộc Lực lượng Hải quân đánh bộ hỗn hợp và liên quân, có hơn 70 tàu chiến đang hoạt động tại khu vực này.
Mỹ thường xuyên duy trì một biên đội tàu sân bay tại khu vực này
Luôn có ít nhất một nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ hoạt động tại đây, ngoài ra, nhiều phi đội không quân khác cũng hoạt động tại vùng đảm trách của NAVCENT, bao gồm các phi đội và đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay tác chiến điện tử, tuần tra, đặc nhiệm, trực thăng hàng hải, trực thăng yểm trợ, và máy bay không người lái (UAV).
Theo NAVCENT, Mỹ đang triển khai hơn 5.000 lính hải quân tại chiến trường này (không kể binh lính biên chế trên nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu chiến khác), trong đó, hơn 4.000 quân đồn trú tại Bahrain.
Mỹ sẽ chi khoảng 500 triệu USD để nâng cấp các cơ sở quân sự tại Bahrain, bao gồm nâng cấp các cầu cảng quan trọng để hỗ trợ tốt hơn cho các tàu quét mìn và tuần tra cao tốc đồn trú tại đây. Một chiếc cầu dẫn mới cũng sẽ được xây dựng để nối trực tiếp Căn cứ yểm trợ hải quân tới các cầu cảng này.
Các hoạt động nâng cấp này là nhằm gửi một thông điệp tới khu vực rằng Mỹ sẽ không sớm rời khỏi đây nhằm thuyết phục các đối tác vùng Vịnh rằng họ có thể dựa vào người Mỹ.
"Mỹ, Anh và Pháp đã chỉ rõ rằng họ có lợi ích lâu dài trong việc duy trì hiện diện tại khu vực này", ông Eric Thompson, giám đốc nghiên cứu chiến lược thuộc Trung tâm phân tích hải quân ở Washington, cho biết hôm 20-3.
Các nhà lãnh đạo khu vực đều cho rằng người Iran đã ít đối đầu hơn trong những tháng gần đây, các tàu cao tốc nhỏ của Iran ít tiếp cận mang tính khiêu khích với các tàu chiến đồng minh hơn.
Tuy nhiên, hoạt động không quân của Iran lại gia tăng, với nhiều đợt máy bay tuần tra hơn, bao gồm cả việc tăng cường sử dụng UAV, và có nhiều hành động gây hấn đối với các UAV của Mỹ. Hôm 12-3, một chiếc máy bay chiến đấu F-4 của Iran đã bám theo chỉ cách 16 dặm với chiếc UAV MQ-1 Predator của Mỹ đang hoạt động trên vùng biển quốc tế. Chiếc F-4 đã phải rút lui sau khi nhận được cảnh báo từ hai chiếc máy bay hộ tống của Mỹ.
Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little cho biết "Mỹ đã thông báo với Iran rằng chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các phi vụ giám sát trên các vùng biển quốc tế theo thông lệ đã tồn tại từ lâu và theo cam kết của chúng tôi đối với an ninh khu vực. Chúng tôi cũng thông báo rằng chúng tôi có quyền bảo vệ tài sản quân sự, cũng như các lực lượng của chúng tôi, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy".
Đây là những sự kiện mà trong môi trường chiến tranh lạnh có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm hơn. Hầu hết, nhưng không phải tất cả, các quan chức có liên quan đến câu chuyện này đều cho rằng sự đối đầu Mỹ-Iran có kịch bản giống như một cuộc chiến tranh lạnh.
Theo vietbao
Mỹ, Nhật sẽ có phản ứng liên hợp nếu có chiến sự ở Đông Bắc Á Trung QuốcvàNhật Bảnđang có ý định triển khai máy bay không người lái ở đảoSenkaku,phía TQ là một phiên bản giống X-47B, còn Nhật Bản mua Global Hawk củaMỹ. Hệ thống tên lửa Patriot-3 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, mua của Mỹ. Ngày 15/1, Zachary Fillingham, chuyên gia chính sách ngoại giao Trung Quốc của Canada có bài viết cho rằng,...